Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Dân mạng TQ bàn vụ Tân Cương



Dân mạng TQ bàn vụ Tân Cương
Cho đến 7/07/2009, bất ổn ở Tân Cương chưa chấm dứt mà còn có dấu hiệu lan ra ngoài thủ phủ Urumqi trong khi tranh luận trên mạng tiếng Hoa của BBC nêu ra vấn đề quan hệ với dân tộc thiểu số.
Vào lúc lãnh tụ Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đến Italia dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 còn Thủ tướng ̀Ôn Gia Bảo cũng chưa phát biểu gì về bạo động Tân Cương, có vẻ như cơ quan truyền thông duy nhất nêu quan điểm của chính phủ là Tân Hoa Xã và truyền hình CCTV.
Cơ quan truyền thông nhà nước tuyên bố vụ bạo động này là hoạt động tội phạm có tổ chức và được mưu tính kỹ càng, với các phần tử bên ngoài "khích động bạo lực", điều mà các nhân vật lãnh đạo của giới Uighur lưu vong ở châu Âu không đồng ý.
Đại Hội Uighur Thế giới bác bỏ lập luận của truyền thông nhà nước Trung Quốc, nói rằng đây chỉ là một cuộc biểu tình do người Uighur tiến hành sau khi bất bình với hậu quả của sự kiện Thiếu Quan, Quảng Đông, khi hai công nhân Uighur bị chết trong một nhà máy.
BBC Tiếng Trung đã mở một diễn đàn mạng với câu hỏi các bạn nghĩ gì về hai sự kiện ở Tân Cương và Quảng Đông cũng như mối quan hệ giữa người Hán và người Uighur?
Nhìn chung, có ba quan điểm về vấn đề này, hoặc là quan điểm lên án người Hán và chống chính quyền trung ương Trung Quốc, hoặc đả phá dân thiểu số Hồi giáo Uighur, hoặc kêu gọi đoàn kết dân tộc.
Quan điểm chống chính quyền
Một số email gửi về cho bbcchinese.com không nêu tên viết rằng:
Nguyên nhân bạo động xuất phát từ cơ chế chính trị ở Trung Quốc
Một ý kiến của người TQ
"Nguyên nhân bạo động xuất phát từ cơ chế chính trị ở Trung Quốc. Nếu cứ như thế này thì sẽ còn nhiều vụ xảy ra nữa, và sẽ sớm xảy ra ly khai,"
Hoặc "Cứ mỗi lần xảy ra bạo động, chính quyền Trung Quốc lại chụp cho người dân cái mũ ‘không biết sự thật’. Sự thật lớn nhất ở Trung Quốc là nếu anh mưu cầu quyền công dân của mình công khai thì anh vào tù, anh là một đối tượng của nhà chức trách, chứ không phải là công dân."
"Khi tôi đến dạy ở Tân Cương, tôi đã bị nhà trường cảnh báo là phải tránh xa người Uighurs. Hòa đồng sắc tộc ở Trung Quốc là thế đấy,"
"Suy cho cùng, đây không phải là mâu thuẫn sắc tộc mà là một cuộc chống đối chính quyền chuyên chế."
Hoặc "Nếu nhà nước có thể giữ chính quyền theo luật (nhà nước pháp trị) thì bạo động sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu chỉ áp bức thôi thì cuối cùng sẽ có chuyện tức nước vỡ bờ."
Quan điểm phê phán thiểu số
Các điện thư này nhắm thẳng vào nhóm Hồi giáo Tân Cương hoặc người thiểu số nói chung:
"Người Uighur làm bậy! Biểu tình không thể đạt được gì chỉ bằng giết chóc người Hán. Đấy không phải là biểu tình hòa bình! Đấy là khủng bố."
Hoặc: "Người Uighur ở đâu cũng tạo ấn tượng xấu. Chính sách của chúng tôi đối với họ là chịu đựng nhưng họ
"Nhiều người Uighurs là dân ăn cắp ăn trộm – cũng là do nhà nước nhân nhượng. Tôi nghĩ nhà nước nên siết chặt pháp luật chống khủng bố và chống ly khai lên Tân Cương và rút lui tất cả các đặc ân đặc quyền dành cho dân tộc thiểu số Uighur."
Chính quyền đã nhịn dân tộc thiểu số quá lâu
Một ý kiến từ TQ
"Tôi là người Hán nhưng lớn lên ở Tân Cương. Hồi còn nhỏ, tôi đã bị bọn con nít Uighur ăn hiếp vô cớ. Tính hiếu chiến của họ nằm trong máu, trong mối thù hằn của họ đối với chúng tôi."
"Vấn đề chỉ đơn giản như thế này: chính quyền đã nhịn dân tộc thiểu số quá lâu rồi,"
"Nhất là người Uighur, họ là những người ấu trĩ không thể chịu cảnh bị làm ngơ dù một lúc. Tôi biết một vài người. Họ là lũ man di mọi rợ."
Quan điểm đoàn kết dân tộc
Ý thức được cả nước Trung Hoa có hàng chục dân tộc khác nhau, dòng quan điểm này nhắm tới điểm chung là đề phòng phong trào ly khai (phân liệt chủ nghĩa):
"Trung Quốc là một quốc gia trên thế giới. Bất cứ hành động ly khai nào cũng là phản quốc. Bất cứ dân tộc thiểu số cũng nên đoàn kết dưới lá cờ Trung Quốc và qua đó thể hiện họ thuộc về đất nước này."
"Hãy nói KHÔNG với bất cứ chủ nghĩa ly khai nào!
Quốc gia Trung Hoa muôn năm!"
Hoặc: "Chúng ta không nên tiếp tay cho bất cứ luận điệu ly khai nào. Hãy giữ tư duy trong sáng trước truyền thông hải ngoài nhắm vào khiêu khích mâu thuẫn dân tộc ở Trung Quốc."
SOURCE
BBC Vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét