Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Cả chục ngàn người biểu tình ở Moscow


Cả chục ngàn người biểu tình ở Moscow

Cập nhật: 11:02 GMT - thứ bảy, 24 tháng 12, 2011

Nga chuẩn bị cuộc xuống đường lớn

Những người biểu tình ở Nga lồng ảnh ông Putin với một "bao cao su" nhằm đáp lại chỉ trích của ông này với họ.

Hàng chục ngàn người tập trung tại trung tâm Moscow để phản đối cuộc bầu cử Quốc hội bị cáo buộc gian lận.

Một biển người biểu tình đi dọc theo đại lộ Sakharov Avenue, chỉ cách Kremlin một vài dặm, trong nhiệt độ dưới không.

Các cuộc biểu tình, tuần hành đang diễn ra trên khắp nước Nga, với cuộc biểu tình lớn đầu tiên nổ ra ở thành phố viễn đông Vladivostok.

Tại thủ đô Moscow, các nhà tổ chức hy vọng khoảng 50.000 người sẽ tập hợp để nghe các bài phát biểu của nhiều nhân vật đối lập.

Tổng thống Dmitry Medvedev đã công bố cải cách chính trị trong tuần này, nhưng nhiều người biểu tình nói rằng điều đó là không đủ.

Họ đang đòi tổ chức lại cuộc bỏ phiếu vừa qua mà trong đó đảng của Thủ tướng Vladimir Putin đã “giành thắng lợi.”

An ninh được thắt chặt trong toàn thành phố, với 40 xe bus trở đầy cảnh sát chống bạo động được xếp hàng dọc theo hướng đại lộ, theo truyền thông Nga.

‘Bầu cử tự do '

Biểu tình chống Putin ở Nga

Một người biểu tình mang áp phích có hình ông Putin đằng sau song sắt nhà tù.

Tại Moscow, người biểu tình cầm trong tay các trái bóng bay màu trắng và biểu ngữ với khẩu hiệu "Ủng hộ bầu cử tự do" khi các cuộc biểu tình khai mạc.

Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn của Moskva, phóng viên BBC Daniel Sandford đưa tin tại thủ đô Nga cho hay.

Cuộc biểu tình tại Moscow hôm thứ Bảy – được phép của chính quyền - được tổ chức bởi một liên minh các lực lượng đối lập.

Khoảng 47.000 người tuyên bố trên Facebook rằng họ tham dự, và khoảng 10.000 người khác nói rằng họ có thể tham gia các cuộc biểu tình.

Trong số những người tham dự sự kiện này là blogger nổi tiếng chống Kremlin, Alexei Navalny, ông có mặt sau khi được thả tự do khỏi nhà tù do đã tham gia một cuộc biểu tình ở Moscow ngày 10 tháng Mười Hai.

Dự kiến trong số 22 diễn giả đăng đàn ở Moscow ​​sẽ bao gồm nhà thách thức và đối kháng với Putin, ông Mikhail Prokhorov và cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Ngoài các chính trị gia, còn có các nhân vật khác như nhạc sĩ Yuri Shevchuk, diễn thuyết thông qua kết nối video, nhà văn chinh thám Boris Akunin, nhà vận động Urals chống ma-túy Yevgeny Roizman và nhà châm biếm Viktor Shenderovich.

'Hủy bỏ kết quả'

Biểu tình chống Putin

Những người biểu tình cáo buộc ông Putin và đảng của ông đã lừa dối và gian lận để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Các nhà tổ chức cho biết khoảng 50.000 người đã tập hợp vào ngày 10 tháng Mười Hai, trong một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Phe đối lập, được khuyến khích bởi thành công đó, đang buộc điện Kremlin vào thế bị động.

Hôm thứ Năm, ông Medvedev đã đề xuất tổ chức bầu cử trực tiếp bởi các thống đốc vùng và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký hoạt động với các đảng phái chính trị, thế nhưng những người biểu tình nói rằng cacs nhượng bộ không đi đủ xa, theo phóng viên BBC Steve Rosenberg tại Moscow.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề chính của phe đối lập là không có nhà lãnh đạo duy nhất có thể đoàn kết toàn bộ, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.

Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga, đảng Nước Nga Thống nhất đang cầm quyền bị tụt phiếu từ 64% xuống còn 49%, mặc dù đảng này vẫn dễ dàng "đứng đầu."

Nhưng có một dư luận và quan điểm, được trao đổi rộng rãi trên các video quay từ điện thoại di động và trên các trang mạng xã hội, rằng đã có gian lận bầu cử quy mô lớn và rằng đảng của ông Putin đã lừa dối để giành chiến thắng.

Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.

Tại Vladivostok, những người biểu tình mang các áp phích kêu gọi ông Putin phải được đưa ra xét xử và nghị sỹ cấp vùng Artyom Samsonov nói các kết quả bầu cử cần phải bị hủy bỏ.

source

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Người thừa kế Bắc Triều Tiên là một bí ẩn


Châu Á Cập nhật Thứ Hai, 19 tháng 12 2011

Thứ Hai, 19 tháng 12 2011

Người thừa kế Bắc Triều Tiên là một bí ẩn


Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il (đeo kính đen) và người con trai Kim Jong-un (trái) xem diễu binh tại quảng trường chính ở Bình Nhưỡng, 9/9/2011
Hình: Reuters
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il (đeo kính đen) và người con trai Kim Jong-un (trái) xem diễu binh tại quảng trường chính ở Bình Nhưỡng, 9/9/2011

Thừa kế của ông Kim Jong Il—ông Kim Jong Un, người con trai thứ ba của ông này—đã nhanh chóng vươn lên, nắm quyền lực tại Bắc Triều Tiên kể từ khi được phong đại tướng 4 sao một năm trước đây. Tuy nhiên ông là một người bí ẩn còn hơn người cha vừa qua đời của ông ta nữa.

Ông Kim Jong Un được biết chỉ khoảng 28 tuổi. Ngày sanh, người mẹ và tình trạng hôn nhân của ông không được biết. Ông được cho là biết nhiều ngoại ngữ-gồm tiếng Anh, tiếng Đức-và học tại Thụy Sĩ cũng như trường đại học Kim Il Sung tại Bắc Triều Tiên.

Ông Kim Jong Un được biết là rành sử dụng máy vi tính và những hình thức công nghệ khác. Ông được một người đầu bếp lâu năm trong gia đình mô tả trong một cuốn hồi ký, là một người có tính cạnh tranh và tàn nhẫn.

Ông Kim cha chỉ định ông Kim Jong Un là người thừa kế cách đây một năm. Trong năm qua, ông Kim Jong Un thường xuyên tháp tùng cha ông trong những chuyến du hành trong nước. Được biết ông vững vàng xây dựng ảnh hưởng chính trị bằng cách can dự vào chính sách đối nội và đối ngoại, và chiếm được một địa vị vững chắc trong đảng Công nhân cầm quyền.

Ông Kim Jong Un được giới thiệu với thế giới vào năm ngoái trong một cuộc duyệt binh rầm rộ, long trọng đánh dấu 65 năm ngày thành lập Đảng Công nhân cầm quyền, đứng bên cạnh người cha dường như để thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.

source

VOA Vietnamese

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Hoa Kỳ dự trù đặt các chiến hạm ở Singapore

MỸ- CHÂU Á -
Bài đăng : Thứ bảy 17 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 17 Tháng Mười Hai 2011

Hoa Kỳ dự trù đặt các chiến hạm ở Singapore

Đô đốc Jonhathan Greenert
Đô đốc Jonhathan Greenert
defensemedianetwork.com

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP ngày 16/12/2011, trong một bài viết dự báo về thực lực Hải quân Hoa Kỳ năm 2025, đăng trên tạp chí Proceeding của Học viện Hải quân Mỹ, số báo tháng 12, đô đốc Jonathan Greenert, tư lệnh tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ, đã viết : « Chúng ta sẽ đưa một số chiến hạm bảo vệ bờ biển mới nhất đến đóng ở Singapore ».

Đô đốc Greenert viết thêm : Hoa Kỳ cũng có thể sẽ đẩy nhanh việc triển khai theo định kỳ những phi cơ như P-8A Poseidon, chuyên dùng để truy kích tàu ngầm, đến các đồng minh quân sự khu vực như Philippines và Thái Lan.

Theo lời đô đốc Greenert, Hải quân Mỹ cần phải tìm cách duy trì « vị thế tiền phong » trên thế giới để đáp ứng những mỗi quan ngại ngày càng tăng về tự do lưu thông hàng hải, nhưng không quá tiêu tốn nguồn lực của Hoa Kỳ.

Ông viết : « Do chúng ta rất có thể sẽ không gánh nổi những hao tổn về ngoại giao và tài chính của những căn cứ tác chiến mới ở nước ngoài, nên hạm đội của năm 2025 sẽ dựa nhiều hơn vào các hải cảng và các cơ sở khác của nước chủ nhà để các chiến hạm, phi cơ và thủy thủy đoàn, phi hành đoàn có thể được tiếp liệu, sửa chữa và nghỉ ngơi trong thời gian được triển khai ».

Tư lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ không trực tiếp nhắc tên Trung Quốc, nhưng thông tin nói trên được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, trước thế lớn mạnh ngày càng đáng ngại của Trung Quốc.

Vào tháng trước, tổng thống Barack Obama vừa loan báo là Hoa Kỳ sẽ triển khai đến 2.500 lính thủy quân lục chiến ở Darwin, miền Bắc nước Úc trước những năm 2016-2017. Bắc Kinh chỉ trích kịch liệt kế hoạch của Mỹ.

Hoa Kỳ hiện có khoảng 70 ngàn quân đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc và đã cam kết hỗ trợ Philippines về mặt quân sự. Singapore cũng là một đồng minh lâu đời của Mỹ. Quân đội Mỹ hiện đang sử dụng một cảng nhỏ của Singapore để hỗ trợ về mặt hậu cầu và tập luyện cho các lực lượng ở Đông Nam Á.

Chính quyền Obama đã xác định châu Á là ưu tiên chủ chốt của Hoa Kỳ. Ngoài tổng thống Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã công du châu Á trong những tháng gân đây để nhấn mạnh rằng Washington sẽ không bỏ rơi khu vực này mặc dù trong nước đang gặp nhiều khó khăn kinh tế.

source

RFI Vietnamese

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow



Cập nhật: 23:22 GMT - thứ bảy, 10 tháng 12, 2011

Một người biểu tình mang chân dung của ông Putin với câu "Chúng ta đi khác đường" tại cuộc biểu tình hôm 10/12 ở Moscow

Phóng viên BBC nói ông Putin chưa từng bị thách thức như hiện nay trong 10 năm cầm quyền vừa qua

Hàng ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ ở thủ đô Moscow của Nga.

Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử Hạ viện mà họ cho là gian dối và đòi bầu cử lại.

Một số người cũng kêu gọi Thủ tướng Vladimir Putin từ chức.

Các cuộc xuống đường nhỏ hơn cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác.

Những người cộng sản, quốc gia và phe tự do thân phương Tây đều cùng nhau xuống đường bất chấp các khác biệt mà họ có.

Các nhóm này cáo buộc có gian lận rộng khắp trong cuộc bầu cử hôm 4/12 cho dù đảng Nước Nga Thống Nhất của Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev bị giảm số phiếu ủng hộ xuống 49% từ con số 64% của kỳ bầu cử trước.

Các cuộc biểu tình diễn ra ngay sau bầu cử đã khiến 1.000 người bị bắt, chủ yếu ở Moscow, và một số nhà lãnh đạo biểu tình chính như nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny đã bị tù.

Một thông điệp trên trang blog của ông Navalny nói: "Đã đến lúc quẳng hết xiềng xích. Chúng ta không phải là súc vật hay nô lệ. Chúng ta có tiếng nói và chúng ta có sức mạnh để bảo vệ nó."

Thủ tướng Vladimir Putin chưa bao giờ gặp phải các cuộc biểu tình như hiện nay, phóng viên BBC ở Moscow Steve Rosenberg cho biết.

Trong một thập niên cầm quyền, đầu tiên ở vị trí tổng thống, sau đó là thủ tướng ông đã quen với chuyện được coi là chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất.

Nhưng như một trong những người biểu tình nói với phóng viên BBC, nước Nga đang thay đổi.

'Chúng tôi là nhân dân'

Cảnh sát nói số người tập trung ở Quảng trường Bolotnaya trong cuộc tụ họp vì "Bầu cử Công bằng" vào khoảng 25.000 trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000 người tham gia.

Phóng viên BBC Daniel Sandford tường thuật tại chỗ nói số người tham gia có vẻ gần với con số 50.000 hơn.

Anh cũng nói: "Người ta thực sự cảm thấy cảm giác giận giữ - và cho dù số người không lớn tính theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng theo tiêu chuẩn Moscow thì đây là cuộc biểu tình rất, rất quan trọng.

Người biểu tình tại Quảng trường Bolotnaya ở Moscow hôm 10/12

Cảnh sát nói có khoảng 25.000 người biểu tình trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000

"Kể từ những năm 1990, chưa bao giờ có số người như thế này xuống đường."

Các nhóm tham gia biểu tình đã thông qua một nghị quyết kêu gọi hủy kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật, tổ chức bầu cử mới, người đứng đầu ủy ban bầu cử Vladimir Churov phải từ chức và tổ chức điều tra cáo buộc gian lận bầu cử cũng như trả tự do ngay lập tức cho những người biểu tình bị bắt.

Konstantin Kosachyov, một dân biểu của đảng Nước Nga Thống Nhất phát biểu nhân danh điện Kremlin rằng chính quyền bác bỏ chuyện đàm phán về các đòi hỏi của người biểu tình.

"Với tất cả lòng kính trọng cho những người biểu tình, họ không phải là một đảng chính trị," ông được hãng tin Reuters trích lời nói.

Chính quyền đã đồng ý để cuộc biểu tình diễn ra với điều kiện địa điểm biểu tình chuyển từ Quảng trường Cách Mạng sang Quảng trường Bolotnaya, một đảo trên sông Moscow nằm ở phía nam điện Kremlin nhằm có thể kiểm soát được các điểm ra vào.

Những người tuần hành đã đổ tới đây qua cây cầu chạy dưới các bức tường bao quanh tường điện Kremlin và qua hàng rào cảnh sát dài.

Các nhân vật có tiếng tại biểu tình bao gồm cả nhà hoạt động đối lập trẻ tuổi hơn như Yevgenia Chirikova tới cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov và cựu phó thủ tướng dưới thời cố Tổng thống Boris Yeltsin, Boris Nemtsov.

Ít nhất 50.000 cảnh sát và lính chống bạo động được triển khai ở Moscow trước cuộc biểu tình hôm thứ Bẩy và phóng viên BBC nói thành phố trong giống một quốc gia cảnh sát hơn một nền dân chủ.

Không có các tin tức về tổng số vụ bắt bớ liên quan tới biểu tình ở Moscow nhưng bộ nội vụ nói họ đã bắt 130 người trên toàn quốc, đa số là ở vùng viễn đông Khabarovsk.

Trong các diễn biến khác:

  • Những người biểu tình ở cảng Thái Bình Dương Vladivostock mang biểu ngữ và khẩu hiệu như "Lũ chuột xéo đi" và "Hỡi những tên biển thủ và trộm cắp - hãy trả lại bầu cử cho chúng tôi!"
  • Tại Kurgan, giáp biên với Kazakhstan, cảnh sát giải tán một cuộc tụ tập không xin phép của khoảng 200-400 người.
  • Khoảng 3.000 người tụ họp trong hai giờ ở Novosibirsk bất chấp thời tiết -20 độ C.
  • Ít nhất 3.000 người tụ họp tại Yekaterinburg, hô vang "Tự do cho tù chính trị" và "Nước Nga không có Putin".

Khuyên Medvedev

Tại St Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, hàng ngàn người tập trung ở Quảng trường Pionerskaya để nghe các diễn văn kêu gọi bầu cử lại và đòi ông Putin ra đi, phóng viên BBC Richard Galpin cho hay.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và được tổ chức tốt cho dù một số người biểu tình bị cảnh sát kéo đi ở những nơi khác trong thành phố.

Daniil Klubov, một nhà lãnh đạo sinh viên tại cuộc tụ họp ở St Petersburg, nói với BBC rằng các sinh viên chịu sức ép không được tham gia biểu tình.

"Tôi không thuộc phong trào chính trị nào cả - Tôi chỉ là một sinh viên đã chán ngấy tất cả những lời dối trá," anh nói.

"Tôi không thuộc phong trào chính trị nào cả - Tôi chỉ là một sinh viên đã chán ngấy tất cả những lời dối trá."

Sinh viên Daniil Klubov từ St Petersburg

Anh cũng cho biết anh và các bạn sinh viên khác đã nhận được những lời đe dọa nặc danh trên vKontakte, một trang mạng xã hội ở Nga tương tự như Facebook, rằng họ đối mặt với án tù, bị đuổi khỏi trường hay bị gọi nhập ngũ.

Cảnh sát ước tính số người biểu tình ở St Petersburg ở mức 10.000 người.

Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Hạ viện Nga, đảng Nước Nga Thống Nhất được 49% số phiếu, giảm so với mức 64% họ đạt được trong lần bỏ phiếu trước.

Tuy nhiên họ vẫn là đảng lớn nhất ở quốc hội, theo sau là Đảng Cộng sản.

Hôm thứ Sáu, Ủy ban Quyền Con người thuộc phủ tổng thống khuyên ông Medvedev rằng các tin tức về gian lận bầu cử gây lo ngại sâu sắc và cần phải bầu cử lại nếu các tin tức này chính xác.

Tuy nhiên ủy ban không có quyền ra lệnh bầu cử mới

Ông Putin, người là tổng thống trong giai đoạn 2000-2008 vẫn được cho là sẽ chiến thắng trong bầu cử tổng thống vào tháng Ba.

Hôm thứ Năm ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ tiếp sức cho các cuộc biểu tình gần đây sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ lo ngại về bầu cử ở Nga.

source

BBC Vietnamese

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Bộ Nội vụ Nga cho quân vào Moscow



Cập nhật: 11:27 GMT - thứ ba, 6 tháng 12, 2011

Xe của Bộ Nội vụ Nga chở quân vào trung tâm Moscow

Chính quyền Nga điều lực lượng vũ trang của Bộ Nội vụ tới Moscow để “đảm bảo an ninh” sau đợt biểu tình của người phản đối kết quả bầu cử Hạ viện.

Tin từ hãng Interfax-AVN hôm 6/12 từ Moscow cho hay quân lính thuộc Bộ Nội vụ được cử đến theo yêu cầu của cơ quan công an thủ đô Nga.

Hãng tin này trích lời Đại tá Vasiliy Panchenkov nói nhiệm vụ duy nhất của quân lính là “đảm bảo an ninh cho người dân”.

Trong khi đó, các tin truyền trên mạng và blog tiếng Nga nói có “nhiều đoàn xe chở lính của Bộ Nội vụ” vào trung tâm Moscow.

Ông Panchenkov nói số lượng quân lính được điều vào để giữ an ninh là do cơ quan nội chính của Moscow quyết định.

Tuy nhiên, ông không nói rõ số lượng là bao nhiêu.

Theo BBC News từ Moscow thì con số này là "hàng nghìn binh lính và cảnh sát có vũ trang".

Đại tá Panchenkov chỉ xác nhận quân lính thuộc Bộ Nội vụ Nga từ các khu vực khác “không được đem vào sử dụng cho mục tiêu đảm bảo an ninh ở Moscow”.

Ông nhắc lại một nguyên tắc của chính quyền về chuyện điều quân để nói rằng “quân lính từ chính Moscow, như sư đoàn đặc nhiệm Dzerzhinskiy đang tham gia việc đảm bảo an ninh” ở thủ đô Nga.

Phan̉ đối bầu cử

Hôm 5/12 đã xảy cuộc biểu tình với hàng nghìn người Nga xuống đường ở Moscow sau cuộc bỏ phiếu bầu Hạ viện.

Những người biểu tình hò reo 'Đả đảo Putin' và đụng độ với cảnh sát.

Cuộc biểu tình tại Moscow gây bất ngờ cho chính quyền

Nhà chức trách cho hay đã bắt hơn 300 người biểu tình.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nói việc bầu cử đã bị vi phạm nhằm mang lợi cho đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Vladimir Putin.

Trong khi đó Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định quá trình bầu cử đã diễn ra công bằng và dân chủ.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Chính phủ Hoa Kỳ, Jay Carney, bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng".

Đảng Nước Nga Thống nhất đã thắng cử, thế nhưng sự ủng hộ dành cho đảng này đã giảm mạnh trong bối cảnh ông Putin đang tìm cách quay lại chiếc ghế tổng thống vào tháng Ba năm tới.

Quan chức phụ trách bầu cử nói chỉ số tín nhiệm của đảng này nay chưa tới 50%, từ con số 64% năm 2007.

Đảng Nước Nga Thống nhất cũng mất 77 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử được xem như phép thử cho ông Putin.

Ông Vladimir Putin là tổng thống Nga trong hai nhiệm kỳ từ năm 2000 cho đến năm 2008 nhưng Hiến pháp Nga không cho phép ông tranh cử một nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.

Vì thế, tuyên bố 'hoán vị' các chức vụ thủ tướng và tổng thống giữa hai ông Medvedev và Putin được cho là cách để ông Putin cầm quyền tiếp đến tận 2024.

Blogger nổi tiếng Alexiy Navalny đã bị bắt đưa đi sau khi hô khẩu hiệu chống thủ tướng Putin

Sang ngày thứ Ba 6/12, ông Putin, hiện giữ chức Thủ tướng nói với quan chức Đảng ông rằng việc mất phiếu là "không thể tránh khỏi".

Ông coi đó là chuyện tất yếu xảy ra với "một lực lượng chính trị, không phải năm đầu tiên, lãnh trách nhiệm về tình hình đất nước".

Ông cũng bác bỏ cáo buộc của các blogger nổi tiếng tại Nga như ông Alexiy Navalny, người bị công an bắt hôm trước, rằng đảng Nước Nga Thống Nhất "rất tham nhũng".

Thủ tướng Putin nói các cáo buộc đó không nhằm vào một đảng nào mà nói chung về tệ tham nhũng trong chính quyền, điều ông hứa sẽ chú ý giải quyết.

source

BBC Vietnamese

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

UK warns Iran after embassy stormed


Protesters scale embassy walls. 29 Nov 2011 Riot police took several hours to remove protesters from the embassy compound

Related Stories

UK Prime Minister David Cameron has warned Iran of "serious consequences" after protesters stormed the British embassy and a UK compound in Tehran.

Offices were ransacked and flags burned in the attacks, which followed a demonstration against sanctions imposed on Iran over its nuclear programme.

Mr Cameron described the attacks as "outrageous and indefensible".

The US and EU also condemned the attacks. Iran's foreign ministry expressed "regret" for the incidents.

The demonstrations followed a vote in Iran's parliament to reduce diplomatic ties with Britain in retaliation for imposing further sanctions.

'Dangerous situation'

Mr Cameron said the failure of the Iranian government to defend British staff and property was "a disgrace".

He said all British staff and their dependents had been accounted for and he praised Britain's ambassador to Iran, Dominick Chilcott, for handling a "dangerous situation with calm and professionalism".

"The Iranian government must recognise that there will be serious consequences for failing to protect our staff. We will consider what these measures should be in the coming days," he added.

US President Barack Obama said he was "deeply disturbed" by the attack.

"That kind of behaviour is not acceptable, and I strongly urge the Iranian government to hold those who are responsible to task," he said.

Map of Tehran

Germany, France and the EU also condemned the attack.

Hundreds of protesters - whom Iran described as "students" - had massed outside the embassy compound before scaling the walls and the gates.

A car was set alight, windows were broken, offices wrecked and paintings and other items dragged outside and dumped.

The students chanted "the embassy of Britain should be taken over" and "death to England".

Another UK diplomatic compound in northern Tehran, known locally as Qolhak Garden, was also overrun and damaged.

The occupations went on for several hours. By nightfall riot police had restored order and evicted the protesters.

The Iranian Foreign Ministry expressed "regret for certain unacceptable behaviour by a small number of protesters in spite of efforts by the police".

"The relevant authorities have been asked to take the necessary measures and look into this issue immediately," it said.

Correspondents say the protests were organised by pro-government groups at universities and Islamic seminaries. The demonstrations also marked the anniversary of the assassination of an Iranian nuclear scientist in Tehran, which many Iranians have blamed on the UK. Britain denies any involvement.

Diplomatic row

President Obama: "This is an indication that the Iranian government is not taking its international obligations seriously"

Last week the US, UK and Canada announced new measures targeting Iran over its controversial nuclear plans.

That followed a report from the International Atomic Energy Agency (IAEA) that suggested Iran was working towards acquiring a nuclear weapon.

It said Iran had carried out tests "relevant to the development of a nuclear device".

For its part, the UK Treasury imposed sanctions on Iranian banks, accusing them of facilitating the country's nuclear programme.

On Sunday, Iran's parliament voted by a large majority to downgrade diplomatic relations with the UK in response to the British action.

Iranian radio reported that some MPs had chanted "Death to Britain" during the vote, which was approved by 87% of MPs.

Iran insists its nuclear programme is for peaceful purposes only.

source

BBC News

Thứ Ba, 29 tháng 11 2011

Người Iran biểu tình xông vào cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran

Những người biểu tình dỡ bỏ lá cờ của Đại sứ quán Anh ở Tehran, 29/11/2011
Hình: REUTERS
Những người biểu tình dỡ bỏ lá cờ của Đại sứ quán Anh ở Tehran, 29/11/2011

Những người Iran biểu tình đã xông vào hai cơ sở ngoại giao của nước Anh tại thủ đô Tehran để phản đối các biện pháp mới trừng phạt Iran về kinh tế.

Hôm thứ Ba những người biểu tình đã đập vỡ cửa kính, giựt quốc kỳ của Anh tại đại sứ quán ở trung tâm thủ đô Tehran xuống. Họ còn cướp phá một chân dung của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Ở bên ngoài, những người biểu tình hô khẩu hiệu: "đả đảo nước Anh" và phóng hỏa đốt một xe của ngoại giao đoàn.

Xung đột giữa Iran và Anh

Căng thẳng giữa Anh và Iran đã có từ thế kỷ 19 khi London được những nhượng bộ kinh tế lớn lao. Sau đó Anh đã chiếm được quyền kiểm soát đáng kể trong công nghiệp dầu của Iran. Từ nhiều thập niên, những người Iran bị ám ảnh về những âm mưu đã lên án sự can thiệp của Anh vào Iran, trong đó có việc lật đổ Quốc vương Shah của Iran năm 1979. Quốc vương hiện đã qua đời.

Sau đây là một số những sự kiện gần đây hơn:

  • Tháng Tư 1980: Những tay súng Iran đã tràn vào đại sứ quán Iran tại London và bắt 26 con tin. Lực lượng đặc biệt Anh sau đó chiếm lại tòa nhà và hạ sát 5 tay súng, những người này khai họ phản đối tình trạng áp bức tại Iran.
  • Tháng Hai 1989: Giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini ra sắc chỉ cho người Hồi giáo hạ sát tác giả mang quốc tịch Anh Salman Rushdie, nói rằng cuốn “Những Vần Thơ Của Quỉ” của ông là một sự phỉ báng Hồi giáo. Sau đó Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. 10 năm sau 2 nước mới bình thường hóa ngoại giao trở lại.
  • Tháng Ba 2007: Iran bắt giữ 15 nhân viên hải quân Anh, cáo buộc họ xâm nhập hải phận Iran trái phép. Anh phủ nhận. Một tháng sau các thủy thủ đã được phóng thích.
  • Tháng Sáu 2007: Anh phong tỏa một số tài sản của Iran theo biện pháp chế tài nhắm vào Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Lãnh đạo tối cao của Iran gán cho nước Anh là “tàn độc nhất” trong số những kẻ thù của nước này. Ông nói Anh đóng 1 vai trò trong vụ bất ổn liên quan đến cuộc tái tranh cử gây tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.
  • Tháng 11 2011: Anh cắt đứt quan hệ tài chánh với các ngân hàng Iran trong 1 bước chế tài mới nhắm vào nỗ lực bị cho là triển khai vũ khí hạt nhân của Iran. Những người phản kháng đã tràn vào đại sứ quán Anh tại Tehran, 2 ngày sau khi quốc hội Iran biểu quyết giảm bớt các quan hệ với Anh, trả đũa các biện pháp chế tài mới của nước này.

Truyền thông Iran loan tin cảnh sát Iran đã giải cứu cho 6 nhân viên sứ quán bị những người biểu tình bao vây tại một cơ sở ngoại giao khác ở phía bắc thủ đô Tehran. Cơ sở này được đại sứ quán dùng làm nơi lưu ngụ cho các sinh viên và các nhân viên kiều dân Anh.

Những người biểu tình vẫn còn ở bên trong cơ sở ngoại giao này, và truyền thông Iran loan tin những người biểu tình xông vào đại sứ quán Anh bất chấp đã bị cảnh sát đuổi ra khỏi nơi này trước đó.

Truyền thông của nhà nước Iran cho biết người biểu tình từ chối không chịu ra khỏi cho đến khi nào cảnh sát trả tự do cho những người bị bắt khi những người biểu tình tấn công đợt đầu vào đại sứ quán.

Văn phòng bộ ngoại giao ở London đã bày tỏ phẫn nộ và khuyến nghị nhà chức trách Iran hãy hành động "với mức độ khẩn cấp tối đa" để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của nước Anh như qui định của công pháp quốc tế. Văn phòng bộ ngoại giao cũng khuyến nghị các kiều dân Anh tại Iran hãy kín đáo ở yên trong nhà.

Pháp và Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án các vụ tấn công.

Tuần trước, nước Anh đã cắt đứt giao dịch với tất cả mọi ngân hàng tại Iran, kể cả Ngân hàng Trung ương, trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt có phối hợp với Hoa Kỳ và Canada nhắm vào Iran.

Hành động này để đáp ứng chương trình bị nghi là nhắm phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Đây là lần đầu tiên nước Anh cắt đứt toàn bộ mọi giao dịch với khu vực ngân hàng của một quốc gia.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra sau một phúc trình của Cơ quan Nguyên Tử Năng Liên Hiệp Quốc gợi ý là Iran đang nghiên cứu để chế vũ khí hạt nhân. Tehran nói là những hoạt động hạt nhân của họ chỉ có mục đích dân sự.

Hôm Chủ nhật, Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật hạ giảm quan hệ ngoại giao và kinh tế với Anh quốc.

Dự luật đã được Hội Đồng Bảo Vệ Iran phê chuẩn hôm thứ Hai, trục xuất đại sứ Anh ra khỏi Iran trong vòng 2 tuần lễ, để lại sứ quán cho một đại biện điều hành.

Quan hệ kinh tế với London cũng sẽ bị hạ giảm xuống mức tối thiểu.

source

VOA Vietnamese

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Liên đoàn Ả rập tạm thu hồi tư cách hội viên của Syria vì vụ đàn áp


Thứ Bảy, 12 tháng 11 2011


Tổng Thư ký Liên đoàn Ả rập Nabil al-Araby (trái) và Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim (giữa) hội ý tại cuộc họp khẩn cấp về Syria tại trụ sở của liên đoàn ở Cairo, ngày 12 tháng 11, 2011.

Hình: Reuters
Tổng Thư ký Liên đoàn Ả rập Nabil al-Araby (trái) và Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim (giữa) hội ý tại cuộc họp khẩn cấp về Syria tại trụ sở của liên đoàn ở Cairo, ngày 12 tháng 11, 2011.

Các thành viên của Liên đoàn Ả rập vừa quyết định tạm thu hồi tư cách hội viên của Syria cho tới khi Tổng thống Bashar al-Assad thực thi một kế hoạch hòa bình đã được tán thành nhằm chấm dứt vụ đàn áp nhắm vào những người biểu tình.

Chủ tịch Liên đoàn Ả rập, Thủ tướng Hamad bin Jassim al-Thani của Qatar, cho báo chí biết rằng Syria vẫn giữ qui chế hội viên của tổ chức gồm 22 hội viên này, nhưng họ phải rút binh lính ra khỏi đường phố, bắt đầu đàm phán với phe đối lập và trả tự do cho tù nhân chính trị dựa theo kế hoạch hòa bình được điều giải hồi đầu tháng này. Nếu không, liên đoàn này sẽ công nhận hội đồng đối lập của Syria.

Ông Thani cũng nói rằng liên đoàn yêu cầu mọi nước Ả rập triệu hồi đại sứ ở Syria và xem xét tới các biện pháp chế tài kinh tế đối với nước này. Quyết định vừa kể đã đạt được ngày hôm nay tại cuộc họp khẩn của Liên đoàn Ả rập ở Cairo.

Syria, Li Băng và Yemen bỏ phiếu chống trong khi Iraq bỏ phiếu trắng. Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập, ông Nabil al-Araby nói rằng liên đoàn sẽ tiếp xúc với Liên hiệp quốc về vấn đề nhân quyền ở Syria. Tuy nhiên, tổ chức này không muốn thấy sự can thiệp của nước ngoài ở Syria.

Văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc cho hay ít nhất 3,500 người đã thiệt mạng ở Syria kể từ khi những cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu hồi tháng 3.

Hôm qua, các nhân vật tranh đấu nói rằng các lực lượng Syria lại giết thêm 26 người trong cuộc đàn áp đang tiếp diễn.

Đại sứ Syria Youssef Ahmed gọi quyết định hôm thứ Bảy là “bất hợp pháp” và đi ngược lại hiến chương của liên đoàn. Ông nói rằng, chính phủ của ông vẫn cam kết theo đuổi kế hoạch hòa bình do liên đoàn đứng ra làm trung gian dàn xếp hồi đầu tháng này.

Tại Damascus, hằng trăm người biểu tình giận dữ tấn công các Sứ quán Ả Rập Saudi và Qatar để phản đối quyết định của Liên đoàn Ả Rập.

Một nhóm người biểu tình ném đá vào Sứ quán Ả Rập Saudi làm vỡ nhiều cửa kính. Một số người biểu tình tìm cách xâm nhập Sứ quán cướp phá cơ sở này.

Đám đông cũng tràn qua cổng Sứ quán Qatar và hô khẩu hiệu chống Qatar.
source
VOA Vietnamese

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Trung Quốc đang đối diện với tình trạng bất ổn xã hội


Thứ Sáu, 04 tháng 11 2011

Hoa Kỳ: Tình hình nhân quyền tại Trung Quốc xuống cấp rộng khắp

Trong khi chuẩn bị thay thế lãnh đạo trong năm 2012, Trung Quốc đang đối diện với tình trạng bất ổn xã hội, những lời chỉ trích siết chặt Internet, các blogger, các luật sư, và các nhà hoạt động xã hội. Một phúc trình thường niên của quốc hội Hoa Kỳ mới được công bố cho thấy tình trạng xuống cấp rộng khắp về nhân quyền đang diễn ra mặc dầu có những tiến bộ đáng kể về kinh tế, thăng tiến địa vị trên thế giới.

Cảnh sát Trung Quốc ngăn không cho 1 phụ nữ tham dự phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Wang Lihong vì đã tổ chức 1 cuộc biểu tình cho các blogger, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2011
Hình: AP
Cảnh sát Trung Quốc ngăn không cho 1 phụ nữ tham dự phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Wang Lihong vì đã tổ chức 1 cuộc biểu tình cho các blogger, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2011

Các luật gia và những người hoạt động xã hội nói rằng, tình trạng xuống cấp trong lãnh vực nhân quyền tại Trung Quốc không phải chỉ hạn chế quyền tự do phát biểu và siết chặt Internet, mà còn xuống cấp trong các quyền của công nhân và phụ nữ, sự phân biệt đối xử về chủng tộc, và quyền tự do tôn giáo.

Tại buổi công bố phúc trình ở trụ sở Quốc hội, Dân biểu Chris Smith của Đảng Cộng Hòa, tiểu bang New Jersey, chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Trung Quốc nói phúc trình thường niên thứ 10 của ủy ban này cho thấy một hình ảnh đáng sợ của tình trạng nhân quyền hiện tại ở Trung Quốc:

“Lãnh đạo Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền trắng trợn hơn, bất chấp những luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế mà họ đã tuyên bố tôn trọng, do đó, họ đã siết chặt kềm kẹp xã hội Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc không còn trả lời những chỉ trích về tình trạng nhân quyền và ngày càng sử dụng thêm luật pháp quốc tế để bênh vực cho hành động của họ.”

Dân biểu Cộng hòa Ilena Ros-Letinen, tiểu bang Florida, nói hơn một chục năm sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, giải phóng kinh tế đã không đem lại cải tổ:

“Làm thế nào mà một nhóm cai trị đã từng thủ tiêu các luật sư nhân quyền, hành quyết và tra tấn các thành viên Pháp Luân Công, đẩy các tăng sĩ Phật Giáo Tây Tạng tới chỗ tuyệt vọng đến mức phải tự thiêu, và săn lùng, tiêu diệt dân tị nạn Bắc Triều Tiên ở biên giới phía bắc có thể được coi như thứ gì khác hơn là một chế độ man rợ, không xứng đáng với danh hiệu là một thành viên có trách nhiệm.”

Các nhà hoạt động nhân quyền trong buổi điều trần này đã nêu lên mức độ xuống cấp mới trong nhiều lĩnh vực.

Ông Bob Fu, người sáng lập và chủ tịch của ChinaAid, một tổ chức bênh vực nhân quyền của người Ky-tô Giáo nói rằng, lập trường của chính phủ Trung Quốc đối với tôn giáo ngày càng cứng rắn:

“Trong 10 tháng đầu tiên năm 2011, điều kiện tôn giáo tiếp tục tệ hại. Thật vậy, điều kiện tự do tôn giáo xuống tới mức thấp nhất từ năm 1982, là năm Đặng Tiểu Bình chính thức chấm dứt chính sách tiêu diệt tôn giáo.”

Hồi đầu năm nay, mấy chục thành viên giáo hội tại gia Thủ Vọng, một trong những tổ chức Tin Lành không chính thức tương đối lớn ở Bắc Kinh, đã bị bắt khi định tổ chức Lễ Phục Sinh.

Nhưng người Ky-tô Giáo không phải là mục tiêu duy nhất bị ngược đãi. Tình hình này đã trở nên nghiêm trọng khó tin khi có cả chục tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng tự thiêu.

Ông Bhuchung Tsering thuộc một tổ chức bênh vực Tây Tạng nói:

“Không còn nghi ngờ là tất cả những vụ tự thiêu xảy ra vì chính sách áp bức của chính phủ Trung Quốc tại tất cả các khu vực của người Tây Tạng. Điều này đặc biệt cho đến độ trong những năm gần đây chính sách của Trung Quốc là hạn chế hơn nữa quyền tự do ít ỏi, hạn chế phạm vi bày tỏ ý kiến mà người Tây Tạng đã có trước đây.”

Chính phủ Trung Quốc cũng siết chặt thêm các quyền tự do khác, để ngăn ngừa Mùa Xuân Ả Rập lan đến Trung Quốc.

Nhà hoạt động nhân quyền John Kamm, đứng đầu tổ chức Đối Thoại, nói theo những thống kê của chính phủ Trung Quốc, năm ngoái có hơn 1.000 người bị bắt và bị truy tố vì làm nguy hại đến an ninh quốc gia, một cáo buộc thường được sử dụng để chống lại những nhà bất đồng chính kiến. Ông Kamm nói đây là năm thứ ba con số này vượt quá 1.000:

“Trong bối cảnh như vậy, mức bắt giữ cao, và hầu như thiếu vắng những hành động khoan dung đối với những tù nhân bị kết tội vì đã phát biểu, hiện nay có thể nói là có nhiều tù chính trị hơn bất cứ thời điểm nào khác kể từ năm 1989.”

Ông Kamm nói thêm là theo các giới chức chính phủ Trung Quốc, hơn một nửa những vụ án trong năm 2010 là tội xảy ra tại Tân Cương:

“Từ 75% cho đến 80% các tội phạm làm nguy hại đến an ninh quốc gia liên quan đến những lời phát biểu, người phát biểu đã lãnh những bản án tù dài hạn và chuyện tha bổng không bao giờ được nghe đến trong những vụ này.”

Những ý kiến bất đồng trên mạng cũng gia tăng trong năm qua, và những trang mạng truyền thông xã hội như Weibo đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc vạch rõ bất công và làm áp lực lên chính phủ.

Tuy nhiên, theo như phúc trình, việc thắt chặt kiểm soát Internet vẫn tiếp tục.

Vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc thành lập một Cục Thông tin Internet Quốc gia để tăng cường việc kiểm soát nội dung của những bài viết trên mạng. Trung Quốc cũng vừa loan báo kế hoạch gia tăng kiểm soát Internet và những trang mạng truyền thông xã hội.

Theo một phúc trình của Hàn Lâm Viện Trung Quốc về Khoa học Xã hội, tổng số những trang mạng của Trung Quốc giảm 41% vào năm ngoái, xuống còn 1,91 triệu.

Phúc trình nói việc giảm sút này không phải do những nỗ lực kiểm soát ngôn luận, mà là một chiến dịch của chính phủ nhắm vào những trang mạng khiêu dâm, và một số trang mạng đóng cửa vì tình trạng kinh tế khó khăn.

source

VOA Vietnamese

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Trung Quốc đối mặt với một vụ khủng hoảng lương tâm


Nhìn về Châu Á

Thứ Tư, 19 tháng 10 2011

Trung Quốc đối mặt với một vụ khủng hoảng lương tâm

Giới hữu trách Bắc Kinh mới đây đã quyết định tăng cường sức mạnh mềm và gia tăng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên thế giới thông qua điều gọi là “cải cách thể chế văn hóa”. Trong khi đó, thái độ vô lương tâm của người Trung Quốc thể hiện qua vụ bé gái hai tuổi bị xe cán hai lần ở thành phố Phật Sơn khiến cho một số người nêu lên nghi vấn về đời sống tinh thần của dân chúng Trung Quốc hiện nay. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.


Bé Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe tải cán, và sau đó người qua đường để mặc em nằm chảy máu ở trên đường cho tới khi bé lại bị xe cán một lần nữa
Bé Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe tải cán, và sau đó người qua đường để mặc em nằm chảy máu ở trên đường cho tới khi bé lại bị xe cán một lần nữa

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc khóa 17 đã kết thúc hôm thứ 3 ở Bắc Kinh. Bên cạnh việc loan báo Đại hội Đảng 18 sẽ diễn ra vào nửa năm sau của năm 2012, hội nghị này đã đề ra một chính sách được nhiều người chú ý. Đó là “Quyết định của Trung ương Đảng về một số vấn đề trọng đại trong việc tăng cường cải cách thể chế văn hóa, thúc đẩy cho sự phát triển và phồn vinh của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.”

Bản tin hôm thứ 3 của Tân Hoa Xã cho biết quyết định này nhắm đến mục tiêu tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc và duy trì “an ninh văn hóa” trong lúc nền kinh tế quốc gia tiếp tục phát triển nhanh chóng. Bản tin nói thêm rằng giới hữu trách sẽ dành riêng nhiều nguồn lực để gia tăng sự tự giác văn hóa và tăng cường sự tự tin văn hóa của người Trung Quốc và cải thiện phẩm chất văn hóa của toàn dân.

Ông Lawrence Reardon, một nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc của Đại học New Hampshire ở Mỹ, cho rằng Bắc Kinh đang bày tỏ hy vọng nắm giữ một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng giờ đây họ đang tập trung nỗ lực vào việc nắm giữ một vai trò quan trọng hơn trên thế giới. Giới hữu trách Trung Quốc hiểu rõ là vai trò toàn cầu của họ đang đứng trước ngã tư. Họ biết được là muốn nắm vai trò lãnh đạo quan trọng hơn thì họ không thể chỉ dựa vào thương mại hay dựa vào địa vị ở Liên hiệp quốc hoặc ở các tổ chức quốc tế khác để gây ảnh hưởng với các nước trên thế giới."

Ông Reardon nói rằng cách tốt nhất để Trung Quốc làm cho thế giới hiểu về Trung Quốc là không ngớt quảng bá những giá trị văn hóa và những nét độc đáo của nước mình.

Tuy nhiên, ông Trương Vĩ Quốc, chủ biên tạp chí Động Hướng ở Hồng Kông, cho rằng kế hoạch cải cách văn hóa của nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ là một thủ đoạn lừa gạt người dân trong lúc chính phủ không hóa giải được những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc trong xã hội và không thể đáp ứng những đòi hỏi của dân chúng về cải cách chính trị.

Ông Trương cho biết: "Đây chỉ là một cách thức lừa gạt người dân, để giả vờ nói với mọi người là chúng tôi đang làm việc, chúng tôi đang cải cách. Thật ra, nhà cầm quyền cũng biết rất rõ là dân chúng đã hoàn toàn thất vọng đối với cải cách. Cải cách văn hóa chỉ là một cách nói để câu giờ, để lừa được ngày nào hay ngày đó, để thoái thác trước những đòi hỏi của người dân về cải cách chính trị, về bài trừ tham nhũng, và về việc giải quyết những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của người dân."

Luật sư Trương Vĩ Quốc cũng đề cập đến một việc mỉa mai là trong cùng ngày nhà cầm quyền Bắc Kinh lớn tiếng nói tới vấn đề văn hóa thì nhiều người trên thế giới đã cảm thấy “ớn lạnh” về sự mất nhân tính của người Trung Quốc sau khi xem đoạn video thu cảnh bé gái hai tuổi ở thành phố Phật Sơn của tỉnh Quảng Đông bị xe cán hai lần trong lúc những người qua lại ở đó không ai ngó ngàng gì tới. Ông nói rằng sự kiện này chứng tỏ là nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các chính sách cai trị của đảng Cộng Sản trong 62 năm qua, từ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, chủ nghĩa sùng bái kim tiền của Đặng Tiểu Bình, cho tới chủ trương “duy trì ổn định trên hết” của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Nhà văn Lương Hiểu Sinh ở Trung Quốc cũng tán thành ý kiến cho rằng vụ em bé Vương Duyệt Duyệt ở Phật Sơn nêu bật tình trạng suy đồi đạo đức và văn hóa trong xã hội hiện nay. Ông nói rằng người dân Trung Quốc có lẽ phải mất 30, 40 năm để theo học khóa học mà ông gọi là “bổ túc văn hóa”.

Nếu không học thì dân tộc này có giàu lên cũng chẳng ích gì. Nhưng vấn đề phải học bổ túc như thế nào là một vấn đề vô cùng phức tạp. Khóa học này không thể hoàn toàn dựa vào chính phủ, cũng không thể dựa vào đảng, mà cũng không thể dùng ý thức hệ chính trị để thay thế, và cũng không thể hoàn toàn dựa vào tôn giáo. Suy cho cùng thì chỉ có văn hóa mới phát huy được tác động trong việc thay đổi tâm tính của một dân tộc.

Giáo sư Châu Chính Hiếu của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cũng cảm khái trước tình trạng mà một số người gọi là “vụ khủng hoảng lương tâm của Trung Quốc.”

Giáo sư Châu cho biết: "Giá trị cốt lõi của đạo đức là thuộc về phần mềm. Cũng giống như phần cứng phần mềm của máy tính. Không có phần mềm thì phần cứng chỉ là một mớ sắt vụn. Những năm trước đây chúng ta hay nói GDP là 'lý lẽ cứng'. Và kết quả là như thế này. Cổ nhân nói 'quốc phá sơn hà tại'. Giờ đây thì 'quốc tại sơn hà phá' -- nước còn đó nhưng sơn hà đã mất. Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, vân vân… mọi thứ đều có vấn đề nghiêm trọng."

Trong khi đó, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Bắc Kinh, ông Trương Diệu Kiệt, nói rằng quyết định về cải cách văn hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc thật ra là một tín hiệu cho thấy nhà chức trách chuẩn bị tăng cường các biện pháp hạn chế tự do ngôn luận.

Ông Trương cho biết: "Mục tiêu của họ là hoạt động internet. Trên mạng giờ đây có quá nhiều microblog. Họ muốn kiểm soát nên tìm một cái cớ để kiểm soát thế thôi."

Ông Trương Diệu Kiệt nói thêm rằng sinh hoạt văn hóa không thể do đảng phái lãnh đạo vì lãnh đạo nhiều chừng nào văn hóa càng bị thui chột nhiều chứng đó. Ông Trương cho rằng văn hóa là sự diễn đạt của tinh thần tự do, và văn hóa sẽ phát triển một cách tốt đẹp khi nào người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình.

source

VOA Vietnamese

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc


CHÂU Á -
Bài đăng : Thứ năm 15 Tháng Chín 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 15 Tháng Chín 2011

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc

Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc thường được sử dụng để chứng tỏ chủ quyền trên biển. Ảnh chụp hồi tháng 3/2011.
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc thường được sử dụng để chứng tỏ chủ quyền trên biển. Ảnh chụp hồi tháng 3/2011.
REUTERS

Trọng Nghĩa

Vào cuối năm nay, Hoa Kỳ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng rốt ráo thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba bao gồm cả Nhật Bản; tân lãnh đạo chính quyền Tokyo cũng sẽ công du New Delhi để thắt chặt thêm quan hệ Nhật Ấn.Một thế liên hoàn đang dần hình thành để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, chính các hành động gần đây của Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.

Cụ thể nhất là xu hướng củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ - Úc. Vào hôm nay, cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại San Francisco để đúc kết nhiều thỏa thuận quan trọng về phương diện quốc phòng, từng được đánh giá là một bước tiến lớn nhất trong quan hệ quân sự Mỹ Úc từ 30 năm nay.

Các thỏa thuận này sẽ mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Hoa Kỳ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào năm ngoái đã cam kết là sẽ chuyển thêm lực lượng qua khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả việc cùng với Úc chia sẻ quyền sử dụng các hải cảng và căn cứ. Một quan chức quốc phòng cấp cao xin giấu tên đã tiết lộ với hãng tin AFP rằng quân đội Mỹ có thể bố trí sẵn thiết bị của mình trên đất Úc, sử dụng dễ dàng hơn các cơ sở và hải cảng của Úc.

Trả lời báo Anh Financial Times, ông Patrick Cronin, chuyên gia quân sự đặc trách vùng Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security của Mỹ cho rằng : “Úc đóng một vai trò bản lề trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương,". Đối với ông, việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Úc “Sẽ vượt quá khuôn khổ đào tạo và quyền trú quân đơn thuần, mà sẽ giúp cho toàn thể khu vực được yên tâm hơn”.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông và một số nơi khác, tăng cường tiềm lực hải quân, đồng thời không ngần ngại có động thái đe dọa, chèn ép hầu hết các nước gọi là có tranh chấp với họ, từ Việt Nam, Philippines cho đến Nhật Bản và mới đây là Ấn Độ. Sự kiện đó là nhân tố gây quan ngại không chỉ cho những nước bị Trung Quốc lấn lướt, mà cho cả Hoa Kỳ, cường quốc cho đến nay, vẫn đóng vai trò bảo đảm ổn định cho khu vực Thái Bình Dương.

Chính đó là chất xúc tác thúc đẩy Hoa Kỳ tăng cường quan hệ quân sự với Úc đồng minh thân thiết lâu đời của mình trong vùng. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và nhất là với một đồng minh mới hơn là Ấn Độ.

Hôm thứ Hai 12/09 vừa qua, tại Washington, đã mở ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ Ấn lần thứ tư về khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hai bên đã thảo luận một loạt các vấn đề khu vực và toàn cầu như chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Indonesia mà cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ đều là thành viên. Đặc biệt là hai cường quốc này còn bàn thảo về cuộc họp đầu tiên của cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Nhật-Ấn, sẽ được mở ra từ nay đến cuối năm tại Nhật Bản.

Về phần mình, Nhật Bản trong thời gian gần đây, cũng không che giấu ý định tăng cường quan hệ với Ấn Độ để giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh. Theo một số nguồn tin từ chính quyền Tokyo vào hôm qua, thì tân thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể sẽ đi thăm Ấn Độ ngay vào tháng 11 tới đây để tìm lực làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong vùng.

Phải nói rằng mới đây, Trung Quốc đã làm tăng thêm mối quan ngại tại Nhật Bản khi để cho báo chí chính thức của mình tuyên bố là vùng biển Hoa Đông, cũng thuộc phạm vi lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. Tại vùng biển này, Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý, và thường xuyên cho tàu vào khiêu khích lực lượng tuần duyên Nhật.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tại New Delhi, ông Noda sẽ thảo luận với đồng nhiệm Manmohan Singh về ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Theo các nhà quan sát, một khi quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ được thắt chặt, sự kiện đó sẽ củng cố thêm thế liên hoàn giữa 4 cường quốc Mỹ, Ấn, Nhật, Úc mà mắt xích yếu nhất cho đến nay là liên hệ New Delhi-Tokyo.

source

RFI Vietnamese

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Vào lúc chế độ Kadhafi sắp đổ,Trung Quốc vẫn rao bán vũ khí cho Libya


QUỐC TẾ -
Bài đăng : Chủ nhật 04 Tháng Chín 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 04 Tháng Chín 2011

Vào lúc chế độ Kadhafi sắp đổ,Trung Quốc vẫn rao bán vũ khí cho Libya

Trung Quốc từng đề nghị bán vũ khí cho Kadhafi để dẹp phong trào nổi dậy
Trung Quốc từng đề nghị bán vũ khí cho Kadhafi để dẹp phong trào nổi dậy
Reuters/Bob Strong

Thanh Hà

Bất chấp lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vẫn đàm phán về một hợp đồng bán vũ khí cho Libya trị giá 200 triệu đô la vào những ngày cuối của chế độ Kadhafi. Tin trên do nhật báo Canada, Globe & Mail ấn bản tại Toronto đăng tải.

Theo nhật báo Globe & Mail của Canada số đề ngày 02/09/11 vào những tháng cuối cùng của chế độ Kadhafi, chính quyền Trung Quốc đã bí mật đàm phán về một hợp đồng bán vũ khí cho Libya. Do lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chính quyền Tripoli, Trung Quốc dự trù giao vũ khí cho Libya qua ngả Algerie và Nam Phi.

Vẫn theo tờ báo này, các tập đoàn công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc được đặt trong tay nhà nước đã chuẩn bị bán vũ khí và đạn dược cho chính quyền Libya vào cuối tháng 7 vừa qua. Trị giá hợp đồng lên tới 200 triệu đô la. Tài liệu phóng viên báo Globe & Mail có được còn cho thấy Bắc Kinh muốn bắt cá hai tay trong cuộc chiến Libya : một mặt thì Trung Quốc vẫn tuyên bố giữ thái độ trung lập nhưng mặt khác thì Bắc Kinh lại âm thầm hỗ trợ đại tá Mouammar Kadhafi.

Một đại diện của phong trào nổi dậy Libya khẳng định về tính xác thực của các tài liệu mà nhà báo người Canada đã tìm thấy. Ngoài ra, những tài liệu nói trên còn tiết lộ thêm nhiều chi tiết về chuyến viếng thăm Trung Quốc ngày 16/07/11 của một phái đoàn Libya. Trong chuyến công tác này các quan chức Libya đã đặc biệt viếng thăm ba nhà máy sản xuất vũ khí của Trung Quốc là Norinco, CPMIC và tập đoàn xuất nhập khẩu China XingXing.

Bài báo không xác định là Trung Quốc đã có trao được vũ khí tới tay chính quyền của ông Kadhafi hay không, nhưng một số lãnh đạo trong chính phủ lâm thời Libya cho biết là thông tin trên càng củng cố thêm mối hoài nghi của họ đối với Trung Quốc, Algerie và Nam Phi.

Tác giả bài viết không loại trừ khả năng là các quốc gia này sẽ bị thiệt thòi trong cuộc chạy đua tranh giành quyền khai thác năng lượng của Tripoli sắp tới cũng như trong công cuộc tái thiết Libya.

source

RFI Vietnamese

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Tổng thống Mỹ B.Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng


HOA KỲ - TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Chủ nhật 17 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 17 Tháng Bẩy 2011
Tổng thống Mỹ B.Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, 16/07/2011 (ảnh: www.datlailama.com)
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, 16/07/2011 (ảnh: www.datlailama.com)
Trọng Nghĩa

Bất chấp áp lực liên tiếp của Trung Quốc, yêu cầu ông không được tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào hôm qua, 16/07/2011, vẫn hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong gần một tiếng đồng hồ.

Trong cuộc tiếp xúc, ngoài việc bày tỏ hậu thuẫn mối quan ngại của Đức Đạt Lạt Lạt Ma đối với việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng, tổng thống Obama còn kêu gọi chính quyền Trung Quốc mở đối thoại với các đại diện của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng để giải quyết các mối bất đồng giữa hai bên.

Tuy nhiên, theo thông tín viên Jean-Louis Pourtet tại Washington, vào lúc quan hệ Mỹ - Trung đang trên đường cải thiện trở lại, sau gần một năm căng thẳng, Nhà Trắng đã cố gắng khoác cuộc hội kiến một vỏ bọc không chính thức.

« Để tránh tạo ra cho cuộc gặp có tính chất quá chính thức, có thể làm tăng sự bất bình của Trung Quốc, cuộc gặp này đã không diễn ra trong phòng Bầu dục, nơi thường dành cho những cuộc tiếp các nguyên thủ quốc gia. Buổi tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma được tổ chức trong phòng Bản đồ, nơi tổng thống Roosevelt đã theo dõi diễn tiến các hoạt động quân sự trong đại chiến thế giới lần thứ hai.

Theo tin từ Nhà Trắng, tổng thống Barack Obama đã nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng và đối với vấn đề nhân quyền. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định lại rằng ông tin tưởng là chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành đối thoại với các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma để giải quyết những bất đồng.

Giải Nobel Hòa Bình, vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 76 của mình, đã tổ chức một chuyến hoằng pháp lớn, tại thủ đô Hoa Kỳ, kéo dài một tuần, với sự tham dự của hàng ngàn người Tây Tạng. Những người này đều mong muốn là lãnh đạo tinh thần Tây Tạng được tổng thống Obama đón tiếp.

Ngoại trừ George Bush, các tổng thống Mỹ đều ngần ngại tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì lo sợ làm phật lòng Bắc Kinh, và nếu có tiếp, thì cuộc gặp được tổ chức một cách rất kín đáo và không có quay phim chụp ảnh, như trường hợp của tổng thống Obama ngày hôm qua, thứ bẩy, 16/07.
Chắc chắn là chính quyền Mỹ đã cố gắng tránh khiêu khích Bắc Kinh trước các chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Ngoại trưởng Hillary Clinton và phó tổng thống Mỹ Joe Biden ».

Như thông tín viên Jean-Louis Pourtet vừa nhắc ở trên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ kết thúc vòng công du châu Á lần này của bà bằng chuyến ghé thăm Hồng Kông rồi Thẩm Quyến vào ngày 25/07 tới đây.

Tại Thẩm Quyến, Ngoại trưởng Mỹ sẽ hội đàm với ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, nhân vật số một trong lãnh vực đối ngoại tại Trung Quốc. Theo nguồn tin từ bộ Ngoại giao Mỹ, hai bên sẽ thảo luận nhiều chủ đề, trong đó có các “vấn đề khu vực và toàn cầu” mà hai bên cùng quan tâm.

Trước đó, từ ngày 21 đến ngày 25/7, Ngoại trưởng Mỹ sẽ liên tiếp tham dự hay chủ trì một loạt các cuộc họp tại Bali (Indonesia) trong khuôn khổ hay bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44.

Tại Indonesia, bà Clinton cũng có dịp ‘’chạm trán’’ đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì trong ba hội nghị do Hiệp hội Đông Nam Á tổ chức : Hội nghị Ngoại trưởng 10 nước ASEAN với các nước đối tác (PMC) cũng như cuộc họp các Ngoại trưởng nhóm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ngày 22/7, và sau đó là Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) ngày 23/7, với hồ sơ Biển Đông được cho là sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự.

Ngoài ra, bà Clinton sẽ chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Nhóm Sáng kiến về Hạ nguồn sông Mêkông cùng với Ngoại trưởng các nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ chủ trì cuộc họp đầu tiên của nhóm "Bạn hữu của vùng Hạ nguồn sông Mêkông" (FLM), mà mục tiêu làm tạo ra một diễn đàn để khuyến khích sự phối hợp nỗ lực giữa các đối tác khác nhau trong khu vực hạ lưu sông Mêkông.

Chủ đề nổi bật trong hai cuộc họp nói trên có lẽ là vấn đề nước Lào mới đây lẳng lặng cấp phép cho tập đoàn Thái Lan Ch Karnang xúc tiến việc xây dựng đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mêkông khúc chẩy qua Lào. Vấn đề đặt ra là Viêng Chăn vẫn bật đèn xanh cho xây đập Xayabury cho dù các nước thuộc Ủy hội Sông Mêkông đã yêu cầu đình chỉ công trình, chờ thẩm định trở lại tác động môi trường của con đập.

source

RFI Vietnamese