Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

UK warns Iran after embassy stormed


Protesters scale embassy walls. 29 Nov 2011 Riot police took several hours to remove protesters from the embassy compound

Related Stories

UK Prime Minister David Cameron has warned Iran of "serious consequences" after protesters stormed the British embassy and a UK compound in Tehran.

Offices were ransacked and flags burned in the attacks, which followed a demonstration against sanctions imposed on Iran over its nuclear programme.

Mr Cameron described the attacks as "outrageous and indefensible".

The US and EU also condemned the attacks. Iran's foreign ministry expressed "regret" for the incidents.

The demonstrations followed a vote in Iran's parliament to reduce diplomatic ties with Britain in retaliation for imposing further sanctions.

'Dangerous situation'

Mr Cameron said the failure of the Iranian government to defend British staff and property was "a disgrace".

He said all British staff and their dependents had been accounted for and he praised Britain's ambassador to Iran, Dominick Chilcott, for handling a "dangerous situation with calm and professionalism".

"The Iranian government must recognise that there will be serious consequences for failing to protect our staff. We will consider what these measures should be in the coming days," he added.

US President Barack Obama said he was "deeply disturbed" by the attack.

"That kind of behaviour is not acceptable, and I strongly urge the Iranian government to hold those who are responsible to task," he said.

Map of Tehran

Germany, France and the EU also condemned the attack.

Hundreds of protesters - whom Iran described as "students" - had massed outside the embassy compound before scaling the walls and the gates.

A car was set alight, windows were broken, offices wrecked and paintings and other items dragged outside and dumped.

The students chanted "the embassy of Britain should be taken over" and "death to England".

Another UK diplomatic compound in northern Tehran, known locally as Qolhak Garden, was also overrun and damaged.

The occupations went on for several hours. By nightfall riot police had restored order and evicted the protesters.

The Iranian Foreign Ministry expressed "regret for certain unacceptable behaviour by a small number of protesters in spite of efforts by the police".

"The relevant authorities have been asked to take the necessary measures and look into this issue immediately," it said.

Correspondents say the protests were organised by pro-government groups at universities and Islamic seminaries. The demonstrations also marked the anniversary of the assassination of an Iranian nuclear scientist in Tehran, which many Iranians have blamed on the UK. Britain denies any involvement.

Diplomatic row

President Obama: "This is an indication that the Iranian government is not taking its international obligations seriously"

Last week the US, UK and Canada announced new measures targeting Iran over its controversial nuclear plans.

That followed a report from the International Atomic Energy Agency (IAEA) that suggested Iran was working towards acquiring a nuclear weapon.

It said Iran had carried out tests "relevant to the development of a nuclear device".

For its part, the UK Treasury imposed sanctions on Iranian banks, accusing them of facilitating the country's nuclear programme.

On Sunday, Iran's parliament voted by a large majority to downgrade diplomatic relations with the UK in response to the British action.

Iranian radio reported that some MPs had chanted "Death to Britain" during the vote, which was approved by 87% of MPs.

Iran insists its nuclear programme is for peaceful purposes only.

source

BBC News

Thứ Ba, 29 tháng 11 2011

Người Iran biểu tình xông vào cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran

Những người biểu tình dỡ bỏ lá cờ của Đại sứ quán Anh ở Tehran, 29/11/2011
Hình: REUTERS
Những người biểu tình dỡ bỏ lá cờ của Đại sứ quán Anh ở Tehran, 29/11/2011

Những người Iran biểu tình đã xông vào hai cơ sở ngoại giao của nước Anh tại thủ đô Tehran để phản đối các biện pháp mới trừng phạt Iran về kinh tế.

Hôm thứ Ba những người biểu tình đã đập vỡ cửa kính, giựt quốc kỳ của Anh tại đại sứ quán ở trung tâm thủ đô Tehran xuống. Họ còn cướp phá một chân dung của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Ở bên ngoài, những người biểu tình hô khẩu hiệu: "đả đảo nước Anh" và phóng hỏa đốt một xe của ngoại giao đoàn.

Xung đột giữa Iran và Anh

Căng thẳng giữa Anh và Iran đã có từ thế kỷ 19 khi London được những nhượng bộ kinh tế lớn lao. Sau đó Anh đã chiếm được quyền kiểm soát đáng kể trong công nghiệp dầu của Iran. Từ nhiều thập niên, những người Iran bị ám ảnh về những âm mưu đã lên án sự can thiệp của Anh vào Iran, trong đó có việc lật đổ Quốc vương Shah của Iran năm 1979. Quốc vương hiện đã qua đời.

Sau đây là một số những sự kiện gần đây hơn:

  • Tháng Tư 1980: Những tay súng Iran đã tràn vào đại sứ quán Iran tại London và bắt 26 con tin. Lực lượng đặc biệt Anh sau đó chiếm lại tòa nhà và hạ sát 5 tay súng, những người này khai họ phản đối tình trạng áp bức tại Iran.
  • Tháng Hai 1989: Giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini ra sắc chỉ cho người Hồi giáo hạ sát tác giả mang quốc tịch Anh Salman Rushdie, nói rằng cuốn “Những Vần Thơ Của Quỉ” của ông là một sự phỉ báng Hồi giáo. Sau đó Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. 10 năm sau 2 nước mới bình thường hóa ngoại giao trở lại.
  • Tháng Ba 2007: Iran bắt giữ 15 nhân viên hải quân Anh, cáo buộc họ xâm nhập hải phận Iran trái phép. Anh phủ nhận. Một tháng sau các thủy thủ đã được phóng thích.
  • Tháng Sáu 2007: Anh phong tỏa một số tài sản của Iran theo biện pháp chế tài nhắm vào Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Lãnh đạo tối cao của Iran gán cho nước Anh là “tàn độc nhất” trong số những kẻ thù của nước này. Ông nói Anh đóng 1 vai trò trong vụ bất ổn liên quan đến cuộc tái tranh cử gây tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.
  • Tháng 11 2011: Anh cắt đứt quan hệ tài chánh với các ngân hàng Iran trong 1 bước chế tài mới nhắm vào nỗ lực bị cho là triển khai vũ khí hạt nhân của Iran. Những người phản kháng đã tràn vào đại sứ quán Anh tại Tehran, 2 ngày sau khi quốc hội Iran biểu quyết giảm bớt các quan hệ với Anh, trả đũa các biện pháp chế tài mới của nước này.

Truyền thông Iran loan tin cảnh sát Iran đã giải cứu cho 6 nhân viên sứ quán bị những người biểu tình bao vây tại một cơ sở ngoại giao khác ở phía bắc thủ đô Tehran. Cơ sở này được đại sứ quán dùng làm nơi lưu ngụ cho các sinh viên và các nhân viên kiều dân Anh.

Những người biểu tình vẫn còn ở bên trong cơ sở ngoại giao này, và truyền thông Iran loan tin những người biểu tình xông vào đại sứ quán Anh bất chấp đã bị cảnh sát đuổi ra khỏi nơi này trước đó.

Truyền thông của nhà nước Iran cho biết người biểu tình từ chối không chịu ra khỏi cho đến khi nào cảnh sát trả tự do cho những người bị bắt khi những người biểu tình tấn công đợt đầu vào đại sứ quán.

Văn phòng bộ ngoại giao ở London đã bày tỏ phẫn nộ và khuyến nghị nhà chức trách Iran hãy hành động "với mức độ khẩn cấp tối đa" để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của nước Anh như qui định của công pháp quốc tế. Văn phòng bộ ngoại giao cũng khuyến nghị các kiều dân Anh tại Iran hãy kín đáo ở yên trong nhà.

Pháp và Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án các vụ tấn công.

Tuần trước, nước Anh đã cắt đứt giao dịch với tất cả mọi ngân hàng tại Iran, kể cả Ngân hàng Trung ương, trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt có phối hợp với Hoa Kỳ và Canada nhắm vào Iran.

Hành động này để đáp ứng chương trình bị nghi là nhắm phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Đây là lần đầu tiên nước Anh cắt đứt toàn bộ mọi giao dịch với khu vực ngân hàng của một quốc gia.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra sau một phúc trình của Cơ quan Nguyên Tử Năng Liên Hiệp Quốc gợi ý là Iran đang nghiên cứu để chế vũ khí hạt nhân. Tehran nói là những hoạt động hạt nhân của họ chỉ có mục đích dân sự.

Hôm Chủ nhật, Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật hạ giảm quan hệ ngoại giao và kinh tế với Anh quốc.

Dự luật đã được Hội Đồng Bảo Vệ Iran phê chuẩn hôm thứ Hai, trục xuất đại sứ Anh ra khỏi Iran trong vòng 2 tuần lễ, để lại sứ quán cho một đại biện điều hành.

Quan hệ kinh tế với London cũng sẽ bị hạ giảm xuống mức tối thiểu.

source

VOA Vietnamese

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Liên đoàn Ả rập tạm thu hồi tư cách hội viên của Syria vì vụ đàn áp


Thứ Bảy, 12 tháng 11 2011


Tổng Thư ký Liên đoàn Ả rập Nabil al-Araby (trái) và Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim (giữa) hội ý tại cuộc họp khẩn cấp về Syria tại trụ sở của liên đoàn ở Cairo, ngày 12 tháng 11, 2011.

Hình: Reuters
Tổng Thư ký Liên đoàn Ả rập Nabil al-Araby (trái) và Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim (giữa) hội ý tại cuộc họp khẩn cấp về Syria tại trụ sở của liên đoàn ở Cairo, ngày 12 tháng 11, 2011.

Các thành viên của Liên đoàn Ả rập vừa quyết định tạm thu hồi tư cách hội viên của Syria cho tới khi Tổng thống Bashar al-Assad thực thi một kế hoạch hòa bình đã được tán thành nhằm chấm dứt vụ đàn áp nhắm vào những người biểu tình.

Chủ tịch Liên đoàn Ả rập, Thủ tướng Hamad bin Jassim al-Thani của Qatar, cho báo chí biết rằng Syria vẫn giữ qui chế hội viên của tổ chức gồm 22 hội viên này, nhưng họ phải rút binh lính ra khỏi đường phố, bắt đầu đàm phán với phe đối lập và trả tự do cho tù nhân chính trị dựa theo kế hoạch hòa bình được điều giải hồi đầu tháng này. Nếu không, liên đoàn này sẽ công nhận hội đồng đối lập của Syria.

Ông Thani cũng nói rằng liên đoàn yêu cầu mọi nước Ả rập triệu hồi đại sứ ở Syria và xem xét tới các biện pháp chế tài kinh tế đối với nước này. Quyết định vừa kể đã đạt được ngày hôm nay tại cuộc họp khẩn của Liên đoàn Ả rập ở Cairo.

Syria, Li Băng và Yemen bỏ phiếu chống trong khi Iraq bỏ phiếu trắng. Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập, ông Nabil al-Araby nói rằng liên đoàn sẽ tiếp xúc với Liên hiệp quốc về vấn đề nhân quyền ở Syria. Tuy nhiên, tổ chức này không muốn thấy sự can thiệp của nước ngoài ở Syria.

Văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc cho hay ít nhất 3,500 người đã thiệt mạng ở Syria kể từ khi những cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu hồi tháng 3.

Hôm qua, các nhân vật tranh đấu nói rằng các lực lượng Syria lại giết thêm 26 người trong cuộc đàn áp đang tiếp diễn.

Đại sứ Syria Youssef Ahmed gọi quyết định hôm thứ Bảy là “bất hợp pháp” và đi ngược lại hiến chương của liên đoàn. Ông nói rằng, chính phủ của ông vẫn cam kết theo đuổi kế hoạch hòa bình do liên đoàn đứng ra làm trung gian dàn xếp hồi đầu tháng này.

Tại Damascus, hằng trăm người biểu tình giận dữ tấn công các Sứ quán Ả Rập Saudi và Qatar để phản đối quyết định của Liên đoàn Ả Rập.

Một nhóm người biểu tình ném đá vào Sứ quán Ả Rập Saudi làm vỡ nhiều cửa kính. Một số người biểu tình tìm cách xâm nhập Sứ quán cướp phá cơ sở này.

Đám đông cũng tràn qua cổng Sứ quán Qatar và hô khẩu hiệu chống Qatar.
source
VOA Vietnamese

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Trung Quốc đang đối diện với tình trạng bất ổn xã hội


Thứ Sáu, 04 tháng 11 2011

Hoa Kỳ: Tình hình nhân quyền tại Trung Quốc xuống cấp rộng khắp

Trong khi chuẩn bị thay thế lãnh đạo trong năm 2012, Trung Quốc đang đối diện với tình trạng bất ổn xã hội, những lời chỉ trích siết chặt Internet, các blogger, các luật sư, và các nhà hoạt động xã hội. Một phúc trình thường niên của quốc hội Hoa Kỳ mới được công bố cho thấy tình trạng xuống cấp rộng khắp về nhân quyền đang diễn ra mặc dầu có những tiến bộ đáng kể về kinh tế, thăng tiến địa vị trên thế giới.

Cảnh sát Trung Quốc ngăn không cho 1 phụ nữ tham dự phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Wang Lihong vì đã tổ chức 1 cuộc biểu tình cho các blogger, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2011
Hình: AP
Cảnh sát Trung Quốc ngăn không cho 1 phụ nữ tham dự phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Wang Lihong vì đã tổ chức 1 cuộc biểu tình cho các blogger, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2011

Các luật gia và những người hoạt động xã hội nói rằng, tình trạng xuống cấp trong lãnh vực nhân quyền tại Trung Quốc không phải chỉ hạn chế quyền tự do phát biểu và siết chặt Internet, mà còn xuống cấp trong các quyền của công nhân và phụ nữ, sự phân biệt đối xử về chủng tộc, và quyền tự do tôn giáo.

Tại buổi công bố phúc trình ở trụ sở Quốc hội, Dân biểu Chris Smith của Đảng Cộng Hòa, tiểu bang New Jersey, chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Trung Quốc nói phúc trình thường niên thứ 10 của ủy ban này cho thấy một hình ảnh đáng sợ của tình trạng nhân quyền hiện tại ở Trung Quốc:

“Lãnh đạo Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền trắng trợn hơn, bất chấp những luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế mà họ đã tuyên bố tôn trọng, do đó, họ đã siết chặt kềm kẹp xã hội Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc không còn trả lời những chỉ trích về tình trạng nhân quyền và ngày càng sử dụng thêm luật pháp quốc tế để bênh vực cho hành động của họ.”

Dân biểu Cộng hòa Ilena Ros-Letinen, tiểu bang Florida, nói hơn một chục năm sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, giải phóng kinh tế đã không đem lại cải tổ:

“Làm thế nào mà một nhóm cai trị đã từng thủ tiêu các luật sư nhân quyền, hành quyết và tra tấn các thành viên Pháp Luân Công, đẩy các tăng sĩ Phật Giáo Tây Tạng tới chỗ tuyệt vọng đến mức phải tự thiêu, và săn lùng, tiêu diệt dân tị nạn Bắc Triều Tiên ở biên giới phía bắc có thể được coi như thứ gì khác hơn là một chế độ man rợ, không xứng đáng với danh hiệu là một thành viên có trách nhiệm.”

Các nhà hoạt động nhân quyền trong buổi điều trần này đã nêu lên mức độ xuống cấp mới trong nhiều lĩnh vực.

Ông Bob Fu, người sáng lập và chủ tịch của ChinaAid, một tổ chức bênh vực nhân quyền của người Ky-tô Giáo nói rằng, lập trường của chính phủ Trung Quốc đối với tôn giáo ngày càng cứng rắn:

“Trong 10 tháng đầu tiên năm 2011, điều kiện tôn giáo tiếp tục tệ hại. Thật vậy, điều kiện tự do tôn giáo xuống tới mức thấp nhất từ năm 1982, là năm Đặng Tiểu Bình chính thức chấm dứt chính sách tiêu diệt tôn giáo.”

Hồi đầu năm nay, mấy chục thành viên giáo hội tại gia Thủ Vọng, một trong những tổ chức Tin Lành không chính thức tương đối lớn ở Bắc Kinh, đã bị bắt khi định tổ chức Lễ Phục Sinh.

Nhưng người Ky-tô Giáo không phải là mục tiêu duy nhất bị ngược đãi. Tình hình này đã trở nên nghiêm trọng khó tin khi có cả chục tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng tự thiêu.

Ông Bhuchung Tsering thuộc một tổ chức bênh vực Tây Tạng nói:

“Không còn nghi ngờ là tất cả những vụ tự thiêu xảy ra vì chính sách áp bức của chính phủ Trung Quốc tại tất cả các khu vực của người Tây Tạng. Điều này đặc biệt cho đến độ trong những năm gần đây chính sách của Trung Quốc là hạn chế hơn nữa quyền tự do ít ỏi, hạn chế phạm vi bày tỏ ý kiến mà người Tây Tạng đã có trước đây.”

Chính phủ Trung Quốc cũng siết chặt thêm các quyền tự do khác, để ngăn ngừa Mùa Xuân Ả Rập lan đến Trung Quốc.

Nhà hoạt động nhân quyền John Kamm, đứng đầu tổ chức Đối Thoại, nói theo những thống kê của chính phủ Trung Quốc, năm ngoái có hơn 1.000 người bị bắt và bị truy tố vì làm nguy hại đến an ninh quốc gia, một cáo buộc thường được sử dụng để chống lại những nhà bất đồng chính kiến. Ông Kamm nói đây là năm thứ ba con số này vượt quá 1.000:

“Trong bối cảnh như vậy, mức bắt giữ cao, và hầu như thiếu vắng những hành động khoan dung đối với những tù nhân bị kết tội vì đã phát biểu, hiện nay có thể nói là có nhiều tù chính trị hơn bất cứ thời điểm nào khác kể từ năm 1989.”

Ông Kamm nói thêm là theo các giới chức chính phủ Trung Quốc, hơn một nửa những vụ án trong năm 2010 là tội xảy ra tại Tân Cương:

“Từ 75% cho đến 80% các tội phạm làm nguy hại đến an ninh quốc gia liên quan đến những lời phát biểu, người phát biểu đã lãnh những bản án tù dài hạn và chuyện tha bổng không bao giờ được nghe đến trong những vụ này.”

Những ý kiến bất đồng trên mạng cũng gia tăng trong năm qua, và những trang mạng truyền thông xã hội như Weibo đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc vạch rõ bất công và làm áp lực lên chính phủ.

Tuy nhiên, theo như phúc trình, việc thắt chặt kiểm soát Internet vẫn tiếp tục.

Vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc thành lập một Cục Thông tin Internet Quốc gia để tăng cường việc kiểm soát nội dung của những bài viết trên mạng. Trung Quốc cũng vừa loan báo kế hoạch gia tăng kiểm soát Internet và những trang mạng truyền thông xã hội.

Theo một phúc trình của Hàn Lâm Viện Trung Quốc về Khoa học Xã hội, tổng số những trang mạng của Trung Quốc giảm 41% vào năm ngoái, xuống còn 1,91 triệu.

Phúc trình nói việc giảm sút này không phải do những nỗ lực kiểm soát ngôn luận, mà là một chiến dịch của chính phủ nhắm vào những trang mạng khiêu dâm, và một số trang mạng đóng cửa vì tình trạng kinh tế khó khăn.

source

VOA Vietnamese