Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Trung Quốc thông qua luật Bảo vệ hải đảo


Thăm thác Bản Giốc

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Trung Quốc thông qua luật Bảo vệ hải đảo

Cơ sở của Trung Quốc trên Trường Sa

Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với một số nước khác tại Biển Đông

Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua Luật Bảo vệ hải đảo để hình thành hệ thống quy hoạch nhằm phát triển và bảo vệ các đảo ngoài khơi.

Việt Nam gần đây cũng có các động thái tăng cường tuyên truyền về ý thức biển đảo.

Hai nước, cùng một số quốc gia Đông Nam Á khác, đang tham gia tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.

Tân Hoa Xã cho hay Quốc hội Trung Quốc thông qua điều luật về bảo vệ hải đảo vào ngày cuối của phiên họp năm ngày. Dự luật Bảo vệ hải đảo đã được sửa đổi bổ sung vài lần kể từ khi mang ra thảo luận lần đầu hồi tháng Sáu.

Tuy nhiên hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc không cho biết chi tiết về điều luật này.

Chỉ được biết, căn cứ theo luật, Trung Quốc sẽ "tăng cường bảo vệ hệ thống môi sinh, sử dụng hợp lý các nguồn lợi thiên nhiên và phát triển bền vững các đảo ngoài khơi".

Luật Bảo vệ hải đảo cấm khai thác cát và đất đá trên các đảo có người và không người, cấm xây dựng, đốn cây và hoạt động du lịch trên các đảo hoang.

Luật này cũng cấm các hoạt đ̣ông có thể làm ảnh hưởng tới các rặng san hô dưới biển.

Tân Hoa Xã cho hay: "Tất cả các dự án phát triển trên các đảo không có người ở sẽ phải chịu đánh giá môi trường nghiêm khắc và luật sẽ bảo vệ chặt chẽ các loại cây cũng như chim thú bản địa".

Tổng cục Hải dương học Quốc gia và các chi nhánh được trao trách nhiệm thanh tra việc bảo vệ các hải đảo.

Chính phủ Trung Quốc sẽ sắp xếp tài chính chuyên môn cho việc bảo vệ hải đảo.

Trung Quốc nói "trong vùng biển rộng ba triệu kilômét vuông" của mình có hơn 6.900 hải đảo rộng trên 500 mét vuông, và hơn 10.000 đảo diện tích nhỏ hơn.

Hai quần đảo lớn, có nguồn tài nguyên quan trọng là Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa), đều được Trung Quốc tuyên bố là nắm chủ quyền "không thể chối cãi".

Cơ quan lập pháp Trung Quốc cũng đã hoàn thành việc sửa đổi Luật Năng lượng tái sinh và ban hành Luật Trách nhiệm xâm phạm quyền lợi.

source

BBC Vietnamese

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan


Những thông tin không chắc chắn lâu nay giờ đã trở nên rõ ràng: Mỹ tiếp tục bán vũ khí tối tân cho Đài Loan.


Kế hoạch bán hệ thống Patriot Pac-3 tới Đài Loan của Mỹ khiến tình hình thêm căng thẳng - Ảnh: Army.mil

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm qua đưa tin Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Raytheon của Mỹ đã giành được hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD cho Đài Loan. Hạng mục chính trong hợp đồng này là các thiết bị mặt đất của hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa Patriot trị giá 965,6 triệu USD, kèm theo số phụ tùng trị giá 134,4 triệu USD.

Đây là một phần của thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,5 tỉ USD mà chính quyền Washington do ông George W.Bush đứng đầu đã thông qua vào cuối năm 2008. Gói vũ khí này bao gồm 330 tên lửa Patriot thế hệ mới (PAC-3), 30 trực thăng tấn công Apache, 32 tên lửa Harpoon phóng từ tàu ngầm, 182 tên lửa Javelin, nâng cấp hệ thống do thám của máy bay E-2 Hawkeye cùng một số phương tiện chiến tranh khác. Hãng tin CAN tại Đài Loan hôm 23.12 dẫn các nguồn tin riêng cho biết chính quyền hiện nay của Tổng thống Barack Obama cũng sẽ sớm thông báo kế hoạch bán vũ khí mới cho Đài Loan.

Mỹ từ lâu là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đài Loan. Lực lượng quân sự Đài Loan hiện sử dụng khoảng 150 chiến đấu cơ F-16 cùng nhiều loại máy bay khác do Mỹ sản xuất. Nhiều tàu chiến, tàu ngầm cùng các phương tiện chiến đấu mặt đất khác hiện nay tại vùng lãnh thổ này cũng có xuất xứ từ Mỹ. Và đây chính là vấn đề mà Trung Quốc từ lâu luôn phản đối.

Hồi cuối năm 2008, Bắc Kinh đã chỉ trích kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan của chính quyền Bush. Giờ đây, sau khi Raytheon công bố gói hàng 1,1 tỉ USD, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lặp lại thông điệp phản đối. Điều này dễ hiểu bởi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của họ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi giữa tháng trước, khi được hỏi về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Tổng thống Obama đã nói một cách đầy ngụ ý rằng ông tôn trọng chính sách một Trung Quốc và mong muốn vấn đề Đài Loan được giải quyết bằng con đường hòa bình. Nhưng chủ nhân Nhà Trắng cũng nói rằng ông không muốn thay đổi chính sách và cách tiếp cận lâu nay của Mỹ, mà “cách tiếp cận lâu nay” ấy bao gồm cả việc bán vũ khí cho Đài Loan. Ngay sau khi ông Obama trở về từ Trung Quốc, một số nhà lập pháp Mỹ đã hối thúc ông đẩy nhanh kế hoạch bán vũ khí tới hòn đảo ở Đông Á. Và bây giờ thì chuyện đó đã được công bố bởi chính người trong cuộc.

Việc Đài Loan tiếp tục mua nhiều vũ khí của Mỹ, trong đó đặc biệt là hệ thống phòng thủ tên lửa, cho thấy có nhiều vấn đề trong quan hệ xuyên eo biển, và cả xuyên Thái Bình Dương. Trong khi chính quyền do Quốc Dân đảng đứng đầu ở Đài Loan tỏ vẻ muốn xích lại gần Bắc Kinh hơn thì những nghi kị và bất đồng kinh niên vẫn còn đó. Hồi tháng 10, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tố cáo Bắc Kinh không ngừng triển khai tên lửa dọc bờ biển và chĩa về hướng Đài Loan, với số lượng không ngừng tăng, ước tính khoảng 1.500 quả, theo Reuters. Thế nên, Đài Loan thấy cần phải thúc đẩy nhanh việc xây dựng lá chắn.

Việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan cũng cho thấy mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh vẫn rất sâu sắc, ngay cả dưới sự cầm quyền của một tổng thống ít cứng rắn như ông Obama.

Đỗ Hùng

*******************

source

Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan
25/12/2009 23:59

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091225235949.aspx

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Top 10 sự kiện của Mỹ năm 2009


Thứ Tư, 23/12/2009 - 11:50 AM


(Dân trí) - Hãng tin AP vừa công bố 10 sự kiện của Mỹ trong năm nay, trong đó đứng đầu là vấn đề kinh tế Mỹ suy thoái và thứ hai là lễ nhậm chức của Obama.
1. Kinh tế: Bất chấp gói cứu trợ 787 tỷ USD, kinh tế Mỹ tiếp tục “phập phù” trong hầu như cả năm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 10%, hàng chục ngân hàng vỡ nợ, thâm hụt ngân sách liên bang đạt kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD và cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1997.

Những người thất nghiệp ở Mỹ xếp hàng dài tìm việc

2. Lễ nhậm chức của Obama: Diễn ra vào tháng Giêng và được coi là thời khắc cảm động đối với nhiều người Mỹ. Nhưng Obama đã sớm phải đối mặt với thực tế khi cần chứng tỏ vai trò dẫn dắt nền kinh tế Mỹ trở lại đúng lộ trình và giành sự ủng hộ cho những chính sách lập pháp đầy tham vọng của ông.

Hàng nghìn người đổ về Nhà Trắng nghe diễn văn nhậm chức của Obama hôm 20/1

3. Kế hoạch cải cách y tế: Nỗ lực mở rộng hệ thống chăm sóc y tế tới tay hàng triệu người Mỹ vẫn chưa có bảo hiểm y tế là ưu tiên hàng đầu của Obama và phe Dân chủ chiếm đa số trong Quốc hội. Tuy nhiên, ưu tiên này lại bị gần như đa số trong phe Cộng hòa phản đối và gây tranh cãi lớn trong dư luận Mỹ. Tin mới nhất là dự luật cải cách y tế đã được quốc hội thông qua vào ngày 21/12.

Obama vận động ủng hộ kế hoạch cải cách y tế

4. Ngành chế tạo ôtô: 2009 là năm thử thách gay gắt với 3 đại gia ô tô Mỹ. General Motors và Chrysler đã phải nộp đơn xin phá sản. Trong khi đó, đại gia còn lại là Ford dù tránh được phá sản, nhưng doanh số bán ra trên toàn cầu bị giảm mạnh.

Chrysler buộc phải liên doanh với hãng Fiat của Italia

5. Cúm A/H1N1: Theo chính quyền liên bang, đại dịch cúm A/H1N1 – đang hoành hành khắp thế giới, đã khiến tới 50 triệu người ở Mỹ bị nhiễm, gần 200.000 người phải nhập viện và 10.000 người đã tử vong.

Tổng thống Mỹ đã ký tuyên bố cúm A/H1N1 là tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 24/10

6. Afghanistan: Số thương vong của tất cả các bên đã tăng cao khi lực lượng của Mỹ cùng các đồng minh NATO và lính Afghanistan chiến đấu với các phần tử nổi dậy Taliban. Sau một thời gian dài cân nhắc, Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định bổ sung 30.000 quân đến mặt trận được coi là thử thách chính trị đối với vị tổng thống da màu này.

30.000 lính Mỹ sẽ được triển khai đến Afghanistan

7. Michael Jacson đột tử: Sự ra đi bất ngờ của ông hoàng nhạc Pop ở tuổi 50 đã khiến hàng triệu người hâm mộ trên thế giới bàng hoàng và châm ngòi cho một loạt tranh cãi xung quanh bí mật về cái chết, bản quyền các bài hát cũng như quyền thừa kế tài sản để lại của huyền thoại này.

Michael Jackson từng đoạt 12 giải Grammy âm nhạc

8. Vụ thảm sát ở căn cứ Fort Hood: Một bác sĩ tâm lý của quân đội Mỹ, Thiếu tá Nidal Hasan ngày 5/11 đã bất ngờ xả súng giết chết 13 người tại căn cứ quân sự Fort Hood thuộc Texas, căn cứ quân sự lớn nhất nước Mỹ, trước khi bị một cảnh sát bắn bị thương nặng. Trong tuyên bố được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi đây là “hành động bùng phát bạo lực khủng khiếp”.
Thiếu tá Nidal Hasan

9. Edward Kennedy qua đời: Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy, người được đánh giá là "nhân vật chủ chốt" trong đảng Dân chủ, đã qua đời tối 25/8 tại nhà riêng ở bang Massachusetts, ở tuổi 77. Sau thông báo về việc Thượng nghị sĩ Edward qua đời, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid nhấn mạnh đảng Dân chủ và gia đình Thượng nghị sĩ đã mất đi một vị "trưởng lão" đáng kính.

Edward đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư não từ tháng 5/2008
10. Điều thần diệu trên sông Hudson: Một đàn ngỗng trời đã khiến chiếc Airbus khổng lồ hỏng hết hai động cơ. Tai nạn hi hữu xảy ra trên bầu trời thành phố New York (Mỹ).Phi công Chesley Sullenberger, 57 tuổi, bằng tất cả bản lĩnh và kinh nghiệm bay lâu năm đã thực hiện một quyết định mang tính sống còn cho hơn 150 con người trên chuyến bay 1549, khi hạ cánh xuống sông Hudson.

Chesley Sullenberger được coi là người hùng sau điều thần diệu này

Năm nay cũng là lần đầu tiên AP cho phép công chúng tham gia một cuộc bình chọn riêng 10 sự kiện tiêu biểu của nước Mỹ trên Facebook. Cuộc bình chọn của công chúng có tới 8 sự kiện giống với bình chọn chính thức của hãng này, với kết quả như sau:

1. Lễ nhậm chức của Obama

2. Kinh tế Mỹ

3. Michael Jackson đột tử

4. Sự kỳ diệu trên sông Hudson.

5. Cúm A/H1N1

6. Dự luật cải cách y tế

7. Thượng nghị sĩ Edward Kennedy qua đời

8. Ngành công nghiệp ô tô kêu cứu

9. Vấn đề Iran

10. Sotomayor gia nhập Tòa án Tối cao

Nguyễn Viết

Theo AP

******************

source

http://dantri.com.vn/c36/s36-369108/top-10-su-kien-cua-my-nam-2009.htm

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Copenhagen Accord Establishes Global Government Framework



“Governance structure” will be set up to control taxes on CO2 emissions

Copenhagen Accord Establishes Global Government Framework 191209top

Paul Joseph Watson
Prison Planet.com
Saturday, December 19, 2009

Although the final Copenhagen agreement is largely being dismissed as a failure by both the mainstream media and climate skeptics, it does establish the framework for a global government which will control climate finances via taxes on CO2 emissions, as Lord Monckton warned on The Alex Jones Show this week.

Monckton said that the main goal of Copenhagen was to “establish the mechanism, the structure, and above all the funding for a world government.”

“They are going to take from the western countries the very large financial resources required to do that.” Monckton said, adding “They will disguise it by saying they are setting up a $100 billion fund for adaptation to climate change in third world countries, but actually, this money will almost all be gobbled up by the international bureaucracy.”

The final text of the accord states that funds obtained from climate financing will be controlled by a “governance structure,” and that a “High Level Panel” will be appointed to decide where the money will come from. In effect, this means that a UN-controlled structure of global governance will override the sovereignty of nation states in collecting and doling out funds obtained under the justification of climate change.

As Monckton explained, these funds will come from a global tax on financial transactions and a tax on GDP. Earlier draft versions of the agreement spelled this out in detail, but the final version leaves it more vague, merely stating the funds will be collected “from a wide variety of sources, public and private, lateral and multilateral.”

As information that was leaked in the first few days of the conference revealed, the money will not even go to the UN, but it will go straight to the IMF and World Bank who will then lend it at loan shark rates to poorer countries, thus further indebting them to the global government and advancing climate colonialism.

The agreement also gives the green light for carbon trading markets, which as we have documented are all owned by climate kingpins like Maurice Strong and Al Gore, to be more heavily financed and expanded.

(ARTICLE CONTINUES BELOW)

Copenhagen Accord Establishes Global Government Framework 121109banner2

Many elements of the final text have been watered down and the agreement has little teeth in terms of enforcing national limits on CO2 emissions, which is why many in the skeptic camp are celebrating the apparent failure of the conference.

The Club For Growth organization said that Obama’s failure to get developing nations to agree to more draconian measures has “probably saved thirty million jobs” in America.

“I am greatly relieved that the last-minute agreement President Obama negotiated is being widely described as ‘meaningful.’ When politicians call something ‘meaningful,’ that means it isn’t,” states their press release.

However, Copenhagen delegates have already promised to convene another series of meetings next year to strengthen what is spelled out in the final agreement. Globalists are persistent and they will continue hammering away until they get what they want, not because the environment is on the verge of collapse, but because their agenda for world government is stalling as more people find out the true agenda behind the global warming scam.

This is why we need to be more vigilant than ever and keep the elite on the back foot. While it’s true that the globalists have failed to achieve the entirety of what they set out for, they are still moving forward with their agenda by taking baby steps rather than giant leaps.

We have slowed the juggernaut of global government, but it continues to grind forward, which is why we need to continue to awaken more people so that we can have greater strength in pushing back and resisting the tyranny that the globalists want to enforce by taxing and regulating the very life-giving gas that we all breathe.

Read the final version of the Copenhagen Accord here (PDF).

Prison Planet.tv Members Can Watch Fall Of The Republic Right Now Online - Don't Miss Out! Get Your Subscription Today!

Survive

CANCER CONSPIRACY? Are "they" suppressing the cure? Will YOU be the next victim? Learn the Secret Truth! - READ FULL STORY

**************************************

source

http://www.prisonplanet.com/copenhagen-accord-establishes-global-government-framework.html

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Binh sĩ Iran "chiếm giếng dầu Iraq"


Thứ Bảy, 19/12/2009, 09:51 (GMT+7)


TTO - Hôm qua 18-12, một nhóm các binh sĩ Iran đã tiến vào lãnh thổ phía nam nước láng giềng Iraq và kiểm soát một giếng khai thác dầu mỏ tại đây.

Một góc khu khai thác dầu Fakkah của Iraq, nơi xảy ra vụ tranh chấp - ảnh: Reuters

Một phát ngôn viên quân đội Mỹ khẳng định các binh sĩ Iran đã vượt qua biên giới Iraq và cắm cờ tại giếng dầu số 4 nằm trong khu mỏ mang tên Fakkah.

Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty dầu mỏ quốc gia Iran lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định quân đội nước này không chiếm đóng bất cứ giếng dầu nào bên trong lãnh thổ Iraq.

Thứ trưởng Nội vụ Iraq Ahmed Ali al-Khafaji ban đầu không xác nhận tin trên, nhưng sau đó thừa nhận có 11 người Iran có vũ trang đã vào lãnh thổ của Iraq để kiểm soát một giếng dầu tại đây. Giới chức Baghdad cũng không quá căng thẳng trước thông tin trên và cho biết thêm khu vực khai thác dầu này đã bị hỏ hoang và đang nằm trong vùng tranh chấp biên giới với Iran.

Phát ngôn viên chính phủ Iraq Ali al-Dabbagh tuyên bố việc nhóm vũ trang Iran vượt biên giới chiếm đóng một giếng dầu là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq. Hội đồng an ninh quốc gia Iraq cũng triệu tập gấp cuộc họp về sự kiện trên do Thủ tướng Nuri al Maliki chủ trì và yêu cầu “nhóm vũ trang” Iran rút lui ngay lập tức. Ông Al-Dabbagh tiết lộ sau cuộc họp rằng Iran và Iraq đã bắt đầu liên lạc ngoại giao để giải quyết vụ việc.

Giếng dầu nói trên được khoan từ năm 1979 tại tỉnh Maysan của Iraq, cách thủ đô Baghdad 320 km về phía đông nam và cách biên giới Iran khoảng 500 mét. Khu mỏ này nằm cách một trạm kiểm soát của Iraq khoảng 1 km và hiện quân đội Iraq chưa có bất cứ phản ứng gì trước vụ thâm nhập nói trên. Baghdad cũng cho biết đây là một trong nhiều vụ xâm nhập của Iran xảy ra trong vòng vài ngày qua.

HỒNG QUANG (Theo BBC, AP, CNN)

*********************************

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=354163&ChannelID=2

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Thái Lan chặn máy bay từ Bắc Hàn


Cập nhật: 02:44 GMT - chủ nhật, 13 tháng 12, 2009

Chiếc máy bay bị chặn lại

Giới chức Thái Lan chặn một chiếc máy bay chở vũ khí từ Bắc Triều Tiên đi một nước thứ ba, khi máy bay này dừng tiếp nhiên liệu ở Bangkok.

Cả năm người trong phi hành đoàn đều bị bắt.

Các điều tra viên của quân đội Thái cho hay đã tìm thấy lựu đạn, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác trên chiếc máy bay này.

Được biết chiếc máy bay đã hạ cánh khẩn cấp để tiếp nhiên liệu. Không lực Hoàng gia Thái Lan nói máy bay này cất cánh từ thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên.

Theo tin đăng trên báo chí địa phương, bốn người trong phi hành đoàn là công dân Kazakhstan, người cuối cùng là công dân Belarus.

Giới chức Thái Lan nói họ đã nhận được thông tin từ tình báo nước ngoài và một quan chức được hãng Reuters trích lời nói rằng chính Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin.

Vị quan chức này nói: "Chiếc máy bay từ Bắc Hàn tới và dự định tới một quốc gia nào đó ở Nam Á, có lẽ là Pakistan".

Nhưng cũng có tin cho rằng điểm hạ cánh của máy bay là Sri Lanka.

Báo Thái nói khoảng 40 tấn vũ khí được phát hiện trên chiếc máy bay Il-76 do Liên Xô cũ chế tạo.

Lô vũ khí này đã được chuyển tới cơ sở của quân đội Thái Lan.

Phó Thủ tướng nước này, ông Suthep Thaungsuban, cho hay phi hành đoàn khai là chở thiết bị khoan dầu.

Ông nói: "Tuy nhiên khi chúng tôi kiểm tra thì thấy tòa là vũ khí."

"Chúng tôi sẽ tiến hành vụ này một cách cẩn trọng vì có nhiều nước liên quan. Tất cả mọi thứ sẽ được công khai minh bạch."

Mới đây, Liên Hiệp Quốc siết chặt trừng phạt đối với Bắc Hàn sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân hồi tháng Năm và ngăn chặn nước này bán vũ khí ra ngoài.

Các khoản tiền thu được từ bán vũ khí là tối quan trọng đối với Bắc Triều Tiên, thu về cho qúôc gia (...) nghèo đói này hơn 1 tỷ đôla mỗi năm.

Hoa Kỳ cho biết mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Bắc Hàn là tên lửa đạn đạo, với các hợp đồng lớn tới Iran và các khách hàng khác tại Trung Đông.

*************

source

BBC Vietnamese

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Mạng Hoàn Cầu viết gì về Biển Đông?


Mạng Hoàn Cầu viết gì về Biển Đông?

Hải quân Trung Quốc

Trước tiên xin phép được nói đôi lời về nguồn gốc của mạng Hoàn Cầu (huan qiu wang-环球网- http://www.huanqiu.com).

Có thể nói mẹ đẻ của mạng này là tờ Hoàn cầu thời báo.

Tờ này do Nhân Dân nhật báo - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì, ra số đầu tiên ngày 3/1/1993 với tên gọi là tạp chí Hoàn Cầu văn túy, đến năm 1997 mới đổi tên là Hoàn cầu thời báo, từ tháng 1/2006 ra hàng ngày (từ thứ Hai đến thứ Sáu).

Hoàn Cầu thời báo là tờ báo quốc tế có uy tín tại Trung Quốc, lượng phát hành mỗi số là 1,6 triệu bản. Báo có phóng viên tại 65 nước trên thế giới.

Mạng Hoàn cầu đưa lại tin của báo mẹ và đăng lại nhiều tin của các báo và mạng chính thức có tên tuổi trên khắp Trung Quốc và thế giới.

Số bài và tin liên quan đến Biển Đông, mạng Hoàn Cầu đưa khá đều và khá nhiều.

Để tránh trùng lặp, chúng tôi chỉ giới thiệu những ý chính, mới của họ từ tháng 3/2009 đến gần đây, và chỉ dịch tên đầu bài vì nếu giới thiệu hết sẽ rất dài. Hơn nữa chỉ cần đọc tên bài, bạn đọc cũng có thể hiểu được họ định nói gì.

Chủ đề Biển Đông

Dưới đây là một số tên bài thu thập được trên mạng Hoàn Cầu tiếng Trung được dịch ra tiếng Việt

- “Biển Đông, biển phức tạp nhất thế giới” (18/3/2009)

- “Chuyên gia bàn vấn đề Biển Đông: thành ý hòa bình của Trung Quốc bị các nước xung quanh lợi dụng” (18/3/2009)

- “Biển Nhật Bản, Biển Đông, Trung Quốc giải quyết vấn đề nào trước thì tốt” (1/4/2009)

- “Chuyên gia quân sự: dựa vào sự hiển thị “cơ bắp” giải quyết vấn đề Biển Đông không được đâu” (28/4/2009)

- “Nguyện vọng lương thiện không thể bị lợi dụng.Giải quyết vấn đề Biển Đông cần tư duy mới” (23/5/2009)

- “Không thể để mất lãnh hải” đưa lại bài của mạng Trung quốc tân văn ngày 27/5/2009

- “Vấn đề Biển Đông, vì sao Quân Giải phóng không chọn phương thức giải quyết trên bộ?” (30/6/2009)

- “Vấn đề Biển Đông cuối cùng nước Mỹ đã nhảy ra trước sân khấu” (1/7/2009)

- “Trung quốc phải sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (3/7/2009)

- “Dân mạng Trung Quốc tán thành trên vấn đề Biển Đông phải cứng rắn hơn nữa” 4/7/2009 đưa lại tin của mạng Nhân Dân

- “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (5/7/2009)

- “Quân Giải phóng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Biển Đông, nước Mỹ không có khả năng trực tiếp tham chiến” (16/7/2009)

- “Quan điểm của phái phản đối: vấn đề Biển Đông cần giải quyết nhanh, càng kéo dài càng chết” (5/8/2009)

- “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam lụn bại” (18/8/2009)

- “Nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam nói ủng hộ lập trường của Việt Nam tại Biển Đông” (22/8/2009)

- “Trung Quốc không giải quyết xong vấn đề Biển Đông thì đừng nghĩ đến việc thu hồi vùng Tạng Nam(vùng đất Trung Quốc đang tranh chấp với Ấn Độ) (27/8/2009)

- “Túi khôn Mỹ: Trung Quốc không thể chỉ dựa một mình sức mạnh mềm giải quyết vấn đề Biển Đông” (26/8/2009)

- “Trung Quốc không thể lại để mất thời cơ lớn để giải quyết triệt để vấn đề Biển Đông” (7/9/2009)

- “Xâm chiếm các đảo của ta, quân Việt Nam đã có thế hệ thứ hai. Giải quyết vấn đề Biển Đông không thể chậm được nữa” (8/9/2009)

- “Vấn đề Biển Đông khó giải quyết, Mỹ phải chịu trách nhiệm” (26/10/2009)

- “Trung tướng Quân Giải phóng nói dữ dằn: “đã chuẩn bị đánh ở Biển Đông rồi” (27/10/2009)

- “Truyền thông Anh: Việt Nam có ý đồ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” đưa lại tin của BBC ngày 26/11/2009

- “Âm mưu mới của Việt Nam tại Biển Đông, muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” (29/11/2009)

- “Mưu cầu quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, Việt Nam mời “hòa thượng Tây” đọc kinh" (30/11/2009)

Ghi chú quan trọng: Ngoài mạng Hoàn cầu, nhiều mạng chính thức khác của Trung Quốc như “Trung Hoa võng, Trung Quân võng, Trung Tân võng, Thiết huyết luận đàn, Nhân Dân võng v.v..cũng đều đưa tin về Biển Đông theo lập trường, quan điểm của nước họ.

*********************

source

BBC Vietnamese

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Bác sĩ Cao Diệu Khiết trốn khỏi Trung Quốc



Một nhà hoạt động phòng chống AIDS của Trung Quốc đã đến Mỹ và dự kiến có buổi họp báo nhân ngày Thế giới Phòng chống AIDS vào hôm nay.

Bác sĩ Cao Diệu Khiết nổi tiếng vì hoạt động về AIDS

Bác sĩ Cao Diệu Khiết, 82 tuổi, là một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về AIDS.

Người giúp bà trốn khỏi Trung Quốc, Mục sư Bob Fu - người sáng lập Hiệp hội Hỗ trợ Trung Quốc - nói bà Cao sẽ gặp các viên chức Mỹ để trình bày về lo ngại về AIDS ở Trung Quốc.

Bà sẽ giới thiệu ấn bản mới của cuốn sách của bà, "AIDS ở Trung Quốc: 10.000 lá thư".

Ấn bản đầu tiên, in năm 2004, được nói là đã bị tịch thu vì tác giả chỉ trích thị trường bán máu mà theo bà, đã góp phần đưa tới sự bùng phát của bệnh.

Nói chuyện với BBC ban tiếng Hoa, bà Cao giải thích quyết định rời khỏi Trung Quốc:

"Tôi có ba cuốn sách lúc này. Vì tôi không thể bộc lộ câu chuyện thật về AIDS từ cuộc điều tra của tôi cho thế giới, tôi phải ra đi. Sau khi ông Tan Zuoren (một nhà phản kháng) bị bắt, tôi nghĩ những gì mình làm còn nghiêm trọng hơn ông ấy, dài hơn, được biết nhiều hơn. Giờ đây ông bị cáo buộc kích động lật đổ nhà nước, tôi phải rút ra bài học."

Vì tôi không thể bộc lộ câu chuyện thật về AIDS từ cuộc điều tra của tôi cho thế giới, tôi phải ra đi.

Cao Diệu Khiết

Bà nói về sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác trong cách lây lan của AIDS:

"Cách bệnh AIDS lây lan ở Trung Quốc khác với các nước. Tại Trung Quốc, con đường chính là qua máu, chiếm 80-90%, và sự lây nhiễm truyền từ mẹ sang con. Trung Quốc cũng khác ở chỗ tỉ lệ lây truyền qua sex rất thấp, chưa đầy 20%."

Theo các tổ chức nhân quyền, bà Cao đã bị chính phủ áp đặt nhiều hạn chế, gồm cả việc theo dõi và lên án bà qua truyền thông.

Bà lần đầu tiên quan tâm tới bệnh AIDS năm 1996, đi đến nhiều ngôi làng ở tỉnh Hà Nam, dùng tiền lương hưu để chữa trị cho hơn 1000 bệnh nhân.

Nhiều người viết thư cho bà, mô tả tình cảnh của họ và nhờ giúp đỡ. Khi số thư lên tới 10,001, bà quyết định in chúng thành sách.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Trung Quốc (China Aid Association), bà đã bị cô lập từ khi chồng qua đời năm 2006. Bà trốn được sang Mỹ nhờ sự giúp đỡ của tổ chức này và nhiều người bạn.

Mục sư Bob Fu nói với báo giới rằng trong ba tháng qua, bà Cao đã phải trốn tránh từ nơi này sang nơi khác.

Vì nhu cầu bí mật, ông Fu nói, ngay cả gia đình bác sĩ Cao cũng không biết là bà đã tới Mỹ.

source

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Bắc Triều Tiên đổi tiền?




Bắc Triều Tiên là một thế giới ít người biết đến

Có tin Bắc Triều Tiên cải cách tiền tệ lần đầu tiên trong 17 năm nhằm giảm lạm phát và ngăn chặn nạn chợ đen.

Các hãng thông tấn nước ngoài trích nguồn một bản tin ngắn của Tân Hoa Xã từ Bình Nhưỡng và tin của hãng Yonhap nói tin đổi tiền được tung ra từ sáng thứ Hai, gây hỗn loạn trên thị trường.

Thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap tường thuật từ thành phố Shenyang của Trung Quốc giáp ranh Bắc Hàn rằng tỷ giá đổi tiền là 100 đồng cũ ăn một đồng mới và tờ 1.000 won cũ nay được thay bằng tờ 10 won mới.

Hãng này trích lời một nguồn tin Bắc Triều Tiên hay buôn bán với Trung Quốc nói: "Nhiều người dân ở Bình Nhưỡng đang lo lắng và hốt hoảng."

"Những người có của nả cất kín đang vội ra chợ đen đổi lấy Nhân dân tệ hay đôla Mỹ. Giá cả hai ngoại tệ này đều tăng vọt."

Thông tin tương tự cũng được đăng tải trên các báo của Nam Hàn như Chosun Ilbo hay Daily NK.

Bộ Thống nhất của Hàn Quốc nói đang kiểm tra các thông tin này vì chưa có thông báo chính thức nào từ phía báo chí Bắc Triều Tiên.

Nếu quả thực là như vậy, thì đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên cho đổi tiền kể từ 1992, khi Bình Nhưỡng thay tiền mới bằng tiền cũ với tỷ giá 1:1. Trước đó nữa là một lần đổi tiền vào năm 1959.

Cải cách tiền tệ sẽ là một bước quan trọng trong cải cách kinh tế của đất nước (...) ẩn dật, nơi hàng triệu người đang lâm vào tình trạng thiếu đói.

Bình Nhưỡng đặt mốc năm 2012, tròn một trăm năm ngày sinh lãnh tụ quá cố Kim Nhật Thành, để đạt được xã hội phát triển "phồn vinh".

Tuy nhiên nước này đang phải nhờ vào trợ giúp lương thực của nước ngoài suốt từ những năm 1990 tới nay.

Cải cách kinh tế được đưa vào áp dụng từ 2002, trong có việc cho phép chợ đen và chợ nông trang. Tuy nhiên thành quả trên thực tế chưa nhãn tiền.

*********

source

BBC Vietnamese

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Obama gặp Hồ Cẩm Đào



Tổng thống Obam duyệt binh danh dự ở Đại sảnh đường (quốc hội)

Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh.

Thương mại, biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế dự khiến chi phối nghị trình.

Hai người đã gặp nhau trước đó và dùng cơm tối hôm thứ Hai.

Ông Obama cũng sẽ gặp chủ tịch quốc hội hôm nay và dự tiệc khoản đãi trong Đại sảnh đường.

Ông Obama, không có gia đình đi cùng, cũng sẽ thăm Cố Cung và Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.

Trước đó ông ghé Thượng Hải, và nhắn nhủ trong bài nói chuyện với sinh viên Trung Quốc rằng, quyền con người và tự do nên là phổ quát cho tất cả mọi người.

'Sinh động'

Ông Obama nói ông rất ủng hộ không kiểm duyệt, và internet không bị ngăn cấm "là một nguồn sức mạnh" nên khuyến khích.

Cuộc gặp 'thực sinh động'

Nhà chức trách Trung Quốc có một số cách kiểm soát nội dung internet chặt chẽ nhất trên thế giới.

Ông Hồ Cẩm Đào nhận xét cuộc gặp gỡ với sinh viên của vị khách là "thực sinh động".

Ông Obama cười lớn khi nghe vậy và nói với chủ nhà rằng thế giới nhìn nhận "tầm quan trọng của quan hệ Trung-Mỹ" trong lúc đối phó với những vấn đề toàn cầu.

Đàm luận trong bữa ăn tối hôm qua, hai ông nói đến lịch sử của hai nước, và nêu lên những thách thức kinh tế mà hai nước đang đối diện.

Hai người cũng trao đổi về tầm quan trọng đáng kể của giáo dục để giúp nhân dân tiến bộ.

Sau khi thăm Nhật, Singapore, ông Obama sẽ rời Trung Quốc ngày mai để đi Nam Hàn.


source

BBC Vietnamese

***************

Lời kêu gọi “đừng kiểm duyệt Internet” của TT Obama đã bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, ngay trên Internet
Nov 16, 2009

Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News - Lời kêu gọi “chính phủ TQ đừng có kiểm duyệt Internet” đã bị kiểm duyệt ở Trung Quốc chỉ vài giờ sau. Bài diễn văn của ông đã bị chận lại trên mạng Net, chỉ được phát ra nguyên vẹn trên một đài TV địa phương.

Trước đây có nhiều chỉ trích của thế giới nhắm vào hệ thống “Bức Tường Lửa Trung Hoa”, khiến cho trên 250 triệu người xử dụng Internet của TQ không được xem những gì mà chính phủ TQ không muốn họ xem.

Trong cuộc gặp gỡ với sinh viên ở Thượng Hải, TT Obama phê bình kỹ thuật ngăn chận này. Lập tức giới truyền thông TQ “tẩy rửa” đoạn gay cấn này và loại ra trên nhiều Web site trong nước.

TT Obama nói: “Tôi là ủng hộ viên hết mình của chế độ không kiểm duyệt. Ở Mỹ, chính vì có Internet tự do mà người ta có thêm sức mạnh và tôi cổ vũ cho việc này”.

Một blogger có tên Hecaitou nói một bản dịch của bài diễn văn của ông Obama đã bị gỡ xuống chỉ sau có 27 phút được post trên Net.

Chỉ có đài TV của Thượng Hải là truyền hình toàn bộ bài diễn văn trực tiếp. Nó được đưa vào hai cổng vào của Internet và trên Web site của Tòa Bạch Ốc và không bị kiểm duyệt, mặc dù hình ảnh và âm thanh đã “bị nhảy” và chậm lại trên các Web site của TQ.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo đã tường thuật là “TT Obama nói với đám đông là Internet là công cụ truyền thông tuyệt hảo”, nhưng hoàn toàn không đả động gì tới lời kêu gọi “bãi bỏ kiểm duyệt Internet ở TQ của ông Obama” cả.

Đào Nguyên source AP

source

Calitoday

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Mỹ cải tổ y tế




John WhitesidesTin ngắn


WASHINGTON, D.C. (Reuters) ‒ Hạ viện Hoa Kỳ vừa khít khao thông qua dự luật cải tổ lớn nhất từ nhiều chục năm qua về dịch vụ y tế cho Tổng thống Barack Obama một thắng lợi rất quan trọng. Dự luật này đã được chuyển lên Thượng viện Hoa Kỳ để tiếp tục thảo luận và bổ sung.

Bằng một tỉ số phiếu 220-215 thuận, trong đó có 1 phiếu ủng hộ của một dân biểu Đảng Cộng hòa, dự luật này có ảnh hưởng đến gần như tất cả người Mỹ và chấm dứt thói quen của các hãng bảo hiểm dịch vụ y tế từ chối không nhận bảo hiểm những người bị bệnh từ trước.

Nhưng tại Thượng viện, công việc về dự luật y tế - ưu tiên nội vụ hàng đầu của tổng thống Obama - đã bị ngưng đọng từ nhiều tuần qua khi lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, nghị sĩ Harry Reid đang cố gắng tìm kiếm một giải pháp để có thể có đủ 60 phiếu cần thiết để thông qua dự luật này.

Bất kỳ sự khác biệt nào giữa Thượng viện và Hạ viện về dự luật này đều phải được đối chiếu và thống nhất, dự thảo luật cuối cùng phải được cả hai viện thông qua trước khi ông Obama ký để trở thành sắc luật.

Dân biểu Đảng Dân chủ vỗ tay hoan hô và ôm nhau mừng rỡ khi số phiếu thứ 218 được ghi lại, và lại hoan hô một lần nữa khi Chủ tịch Hạ viện, dân biểu Nancy Pelosi, gõ búa công bố kết quả sau cùng.

Hầu hết các dân biểu Đảng Cộng hòa chỉ trích biện pháp dùng 1 nghìn tỷ đô-la để cung cấp bảo hiểm y tế cho hầu hết dân Mỹ, và những thuế mới cho người giàu có và họ cho rằng chính phủ can thiệp quá nhiều vào lĩnh vực y tế tư nhân.

“Nhờ những cố gắng của Hạ viện, chúng ta chỉ còn hai bước nữa để đạt đến cải tổ bảo hiểm y tế ở Mỹ. Nay đến lượt nghị sĩ Hoa Kỳ phải tiếp tục thông qua phiên bản của Thượng viện. Tôi hoàn toàn tin tưởng Thượng viện sẽ thông qua,”, ông Obama nói trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện.

Ông Reid, Lãnh tụ đảng Dân chủ tại Thượng viện, đang chờ ước tính chi phí từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội trước khi tiết lộ chi tiết của phiên bản dự luật của Thượng viện. Nhưng ông đã thực hiện một trong những quyết định khó khăn nhất là đưa cả một chương trình bảo hiểm do chính phủ phụ trách vào dự luật của Thượng viện.

Dân biểu hoan hô Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tại cuộc họp báo sau khi dự luật y tế được thông qua tối hôm 7/11/2009
Nguồn: Brendan Smialowski/Getty Images
“Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhận định từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội về đề xuất dự thảo của chúng tôi trong những ngày tới, và mong muốn đưa phiên bản dự thảo cuối cùng ra trước Thượng viện càng sớm càng tốt,” ông Reid nói trong một tuyên bố ngay sau khi có kết quả từ Hạ viện.

Việc cải tổ sẽ đưa đến những thay đổi lớn nhất trong hệ thống y tế, hiện chi dùng 2,5 nghìn tỷ USD, kể từ khi Mỹ có chương trình y tế “Medicare” của chính phủ dành cho người lớn tuổi vào năm 1965.

Dân biểu nhiệm kỳ đầu tiên của Louisiana, Ánh Cao, chính là dân biểu duy nhất của Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ dự luật y tế này.

Kết quả bước ngoặt này một bước tiến lớn đối với ông Obama, người đã đầu tư khá nhiều vốn liếng chính trị trên trận chiến về dịch vụ y tế này. Nếu Đảng Dân chủ thua tại Hạ viện thì cuộc chiến đã có thể kết thúc và chương trình nghị sự lập pháp còn lại của tổng thống Obama và đảng Dân chủ kể như xong và sẽ dễ đưa đến thất bại lớn trong cuộc bầu cử quốc hội vào năm sau.

Ông Obama đến Capitol Hill vào sáng thứ bảy để họp với các dân biểu đảng Dân chủ và nhấn mạnh sự cần thiết của dự luật đổi mới y tế.

Đảng Cộng hòa và Dân chủ tranh luận đôi khi rất gay go suốt ngày, và đến đêm thứ bảy vê dự luật y tế, đòi tất cả mọi người phải có bảo hiểm và tất cả chủ nhân trừ nhữ hãng hàng nhỏ nhất đều phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho công nhân.

“Chúng tôi không có khả năng có dự luật này,” ông Roy Blunt dân biểu đảng Cộng hòa nói. Đây là chương trình dài 2000 trang để nhà nước tiếp quản dịch vụ y tế.”

Dự luật sẽ cho phép mọi người có thể chọn mua các kế hoạch bảo hiểm tư nhân hay bảo hiểm của chính phủ bị ngành công nghiệp bảo hiểm phản đối dữ dội, và dự luật này sẽ còn trợ cấp để giúp người Mỹ có thu nhập thấp mua bảo hiểm.

Các nhà phân tích ngân sách của Quốc hội nói rằng dự luật y tế này sẽ mở rộng vùng phủ sóng đến (cấp bảo hiểm cho) 36 triệu người chưa có bảo hiểm đang sống tại Hoa Kỳ, khiến khoảng 96 phần trăm dân số được bảo hiểm y tế, và sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách khoảng 100 tỷ trong 10 năm.



© DCVOnline




Nguồn: U.S. House passes health care bill
source
DCVOnline

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Nan đề nông thôn Trung Quốc


Nan đề nông thôn Trung Quốc

Một nữ nông dân Trung Quốc (Getty Images)

Diện tích canh tác trên đầu người tại nông thôn Trung Quốc đang thu hẹp.

Chuẩn bị kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc được cho là chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có nhiều nhân tố khác với các giai đoạn đã trải qua.

Bối cảnh chung kinh tế và xã hội cho thấy Trung Quốc đang trực tiếp đối diện ba vấn đề mang tính vĩ mô. Đó là tính thiếu hiệu quả của cầu nội địa, khuynh hướng giãn rộng trong khoảng cách thu nhập và tính phức tạp gia tăng trong quản lý xã hội.

Riêng trên địa bàn nông thôn, một khu vực có bình diện rộng lớn ở Trung Quốc, xã hội nông thôn Trung Quốc hiện đang đối diện những vấn đề và thách thức nào?

Câu hỏi này được Tiến sỹ Trần Quang Kim (Chen Quangjin), Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đặt ra trong một báo cáo của ông, được Viện Quan hệ Quốc tế IFRI của Pháp, có trụ sở đóng tại Paris và Bruxelles, công bố trong tháng 7/2009.

Theo bản báo cáo có tên gọi 'Phát triển nông thôn Trung Quốc trong thế kỷ 21 : Tiến bộ và thách thức', của Tiến sỹ Trần, sau 30 năm cải cách nông nghiệp, bắt đầu từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, nông thôn Trung Quốc chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ, cùng các biến đổi về cơ cấu xã hội, kinh tế, việc làm, đặc biệt với việc thiết lập hệ thống khoán tới hộ gia đình.

Bất bình đẳng xã hội ở nông thôn đã gia tăng một cách rõ rệt, đa số nông dân không được hưởng gì nhiều từ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội

TS. Trần Quang Kim, Viện XHH Trung Quốc

Nằm ở trung tâm của hệ thống này là quá trình chuyển đổi quyền quyết định sản xuất và quản lý vi mô tới các hộ nông nghiệp, nhờ đó phát huy và giải phóng được năng lực của nông dân, như nhận định của ông:

"Nông dân trở nên tương đối tự do so với trước, khi có quyền quyết định sản xuất cái gì và có thể bán các nông phẩm và các sản phẩm phi nông ra thị trường nông thôn và đô thị nhằm cải thiện đời sống."

Đó là vài thành tựu lớn, nhưng ông Trần cho rằng Trung Quốc cần lưu ý các vấn đề xã hội nông thôn " từ cái nhìn dựa trên các quyền tự do kinh tế và các quyền xã hội " .

Từ góc độ này, theo ông, " Mặc dù các tiến bộ quan trọng đã đạt được ở các khu vực nông thôn, hiện đang xuất hiện tình trạng mất cân bằng rộng lớn trong phân phối lợi ích.

" Bất bình đẳng xã hội ở nông thôn đã gia tăng một cách rõ rệt, đa số nông dân không được hưởng gì nhiều từ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, " ông Trần nhận định.

‘Phát triển không cân đối’

Lao động Trung Quốc tại Tân Cương sau một trận động đất (AP)

Nhiều lao động phổ thông ở đô thị Trung Quốc di cư từ nông thôn

Theo số liệu khảo sát năm 2006, được phó viện trưởng Trần Quang Kim trích dẫn, hệ số Gini (một chỉ báo chất lượng phát triển) áp dụng với hộ gia đình nông thôn nước này đạt mức 0,64, với việc các hộ giàu (chiếm tổng số 20%) kiếm được gấp 41,5 lần thu nhập của các hộ nghèo nhất (chiếm 20%).

Đó là về phân tầng thu nhập nông thôn, còn khoảng cách thu nhập giữa đô thị và nông thôn Trung Quốc cũng tiếp tục giãn rộng, cho thấy một đặc điểm rõ nét khác của phát triển bất cân bằng ở Trung Quốc.

" Một mặt là sự phát triển không cân bằng giữa cư dân đô thị - nông thôn và mặt khác, là phát triển kinh tế và xã hội không cân đối, " chuyên gia về biến đổi và phát triển xã hội Trung Quốc cho biết,

" Trước năm 1985, khoảng cách thu nhập đô thị và nông thôn giảm, do thực tế là cải cách nông thôn vượt trước cải cách đô thị. Nhưng từ năm 1986 tới nay, khoảng cách này liên tục tăng.

Nhiều ngưòi dân nông thôn đã phải hướng ra tìm các trợ giúp bên ngoài, như vay ngân hàng, nhưng phần lớn không được phê chuẩn để được vay

Ông Trần Quang Kim

" Năm 2002, thu nhập của các cư dân đô thị đã cao hơn 4,3 lần so với cư dân nông thôn. Còn năm 2007, mức thu nhập ròng dành cho chi tiêu, tính theo đầu người, ở các hộ đô thị cao hơn ít nhất 3,3 lần so với cùng chỉ số ở các hộ nông thôn. "

Báo cáo của nhà xã hội học Trung Quốc cũng cho thấy một thực tế khác trong hạn chế nguồn lực mà ông tin là một trở lực trong phát triển ở nông thôn Trung Quốc. Do thu nhập thấp, " tín dụng của người dân nông thôn rất hạn chế và họ khó có thể đầu tư vốn nhằm mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất. "

" Nhiều ngưòi dân nông thôn đã phải hướng ra tìm các trợ giúp bên ngoài, như vay ngân hàng, nhưng phần lớn không được phê chuẩn để được vay. "

Hạn chế kinh tế, dẫn tới nhiều khó khăn khác mà người dân nông thôn Trung Quốc đang phải gánh chịu như trong y tế, nhà ở và giáo dục.

Riêng về giáo dục, vẫn theo tiến sỹ Trần Quang Kim, vẫn còn ít nhất không dưới 15% học sinh Trung Quốc nói chung chưa học hết 9 năm giáo dục phổ thông bắt buộc mà đa số trong đó là thuộc nông thôn.

‘Loại trừ xã hội’

Công nhân Trung Quốc tại Bắc Kinh (Reuters)

Hiện vẫn tồn tại các danh mục quy định loại việc dành cho lao động từ nông thôn ở một số đô thị Trung Quốc

Bản báo cáo về xã hội nông thôn của Phó Viện trưởng Xã hội học Trung Quốc còn sử dụng khái niệm " loại trừ xã hội " khi so sánh bất bình đẳng nông thôn so với đô thị, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bức bách ở nông thôn, người lao động phải tìm lối thoát ra đô thị.

Ông Trần nhận định: " Loại trừ xã hội với cư dân nông thôn tới các thành phố, thị trấn là một thực tế, xuất phát chủ yếu từ chế độ quản lý hộ khẩu giữa đô thị và nông thôn của nhà nước.

"Chính phủ hiện vẫn không có kế hoạch cải cách mạnh mẽ chế độ hộ khẩu này mặc việc này gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dân nông thôn. "

Tiến sĩ Trần khẳng định tại nhiều nơi ở Trung Quốc, chính quyền địa phương vẫn còn phân biệt giữa hộ tịch nông thôn và đô thị, và việc này dẫn tới bất bình đẳng trong " tiếp cận các quyền xã hội.

Rất ít các lao động loại này được ký hợp đồng, họ thường phải chấp nhận làm việc nhiều giờ đồng hồ, lương thấp, điều kiện lao động xấu và thiếu vắng các bảo hiểm xã hội

Báo cáo về lao động di dân nông thôn TQ 2006

" Loại trừ và ngăn ngừa di dân nông thôn tới đô thị đang đặc biệt ảnh hướng tới nhiều lao động nông thôn di cư làm việc ở các thành phố cũng như gia đình của họ, " nhà xã hội học nông thôn nhận xét.

" Vào thập niên 1990, một số chính quyền địa phương còn lập ra danh mục các nghề nghiệp và công việc phân biệt dành cho lao động nông thôn di cư.

"Ngày nay, do giới chuyên môn lên tiếng, việc ban bố các quy định này đã giảm đi, nhưng nhiều lao động nông thôn di cư vẫn chủ yếu làm các công việc công nghiệp hết sức nặng nhọc. "

Phó viện trưởng Viện Xã hội học Trung Quốc trích dẫn một báo cáo điều tra diện rộng về hiện trạng lao động nông thôn nhập cư vào đô thị tại Trung Quốc năm 2006 :

" Rất ít các lao động loại này được ký hợp đồng, họ thường phải chấp nhận làm việc nhiều giờ đồng hồ, lương thấp, điều kiện lao động xấu và thiếu vắng các bảo hiểm xã hội."

" Nói chung, họ ít khi được hưởng và được bảo vệ các quyền lao động và quyền dân chủ khác của họ ở các công ty và trước các dịch vụ công cộng ở thành phố. "

'Cải cách, hy vọng'

Hai lao động đang gánh gạch tại Bắc Kinh (AP)

Lao động nông thôn di cư ra các thành phố thường làm công việc nặng nhọc.

Trong phần kết luận, báo cáo của Tiến sỹ Xã hội học Trần Quang Kim do Trung tâm Châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Ifri của Pháp công bố hồi tháng Bảy, nhấn mạnh một thực tế:

" Trong bối cảnh Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, với việc một mặt, hàng hoá tiêu thụ tư nhân khủng hoảng thừa, do tiêu thụ không tăng đủ nhanh, mặt khác, nhà nước không cung cấp đủ các hàng hoá, dịch vụ công cộng, nông thôn Trung Quốc cũng đang bước vào một giai đoạn mới."

" Trong đó, người dân nông thôn vừa cần có thêm các sáng kiến kinh tế mới, vừa cần được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn các quyền xã hội và chính trị của họ. "

Tiến sỹ Trần cũng nhận thấy từ sau đại dịch SARS (cúm gia cầm) vốn chỉ ra thực tế các hiểm hoạ xã hội có thể tác động tới xã hội Trung Quốc ra sao, thì " hàng năm lại xuất hiện thêm các sự kiện khác như các xung đột bạo lực từ các cuộc chống đối cá nhân hoặc tập thể đối với thu thuế nông nghiệp và việc trưng thu ruộng, đất".

Tất cả các nhân tố này đang thúc ép Trung Quốc đi tới các hướng mới, trong đó cần nhấn mạnh sự bình đẳng xã hội hơn là hiệu quả kinh tế đơn thuần

Ông Trần Quang Kim

" Nhiều cuộc xung đột quy mô lớn giữa các giới chức địa phương và nông dân đã dẫn tới nhiều diễn biến phức tạp, kể cả các vụ giết người hoặc tự sát. "

Ông kết luận, Trung Quốc phải tiến hành một cải cách triệt để hơn, bao gồm các cải cách kinh tế và xã hội nông thôn sâu rộng, để qua đó hy vọng giải quyết các vấn đề mang tính thách thức sâu sắc đối với hệ thống.

" Khoảng cách đô thị, nông thôn ngày một trở nên xấu hơn và đặt dấu hỏi vào khả năng của nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ cộng đồng kinh tế thuộc thế giới thứ ba (ngay ở Trung Quốc)."

" Tất cả các nhân tố này đang thúc ép Trung Quốc đi tới các hướng mới, trong đó cần nhấn mạnh sự bình đẳng xã hội hơn là hiệu quả kinh tế đơn thuần, mà trong đó cần phải chú ý hơn tới các khuôn khổ vốn hạn chế người dân Trung Quốc, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, " TS. Trần Quang Kim kết luận.

Tiến sỹ Trần Quang Kim, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, là chuyên gia xã hội học nông thôn, trực tiếp phụ trách Ban nghiên cứu Phát triển Xã hội của Viện. Ông đồng thời là Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Tư nhân Trung Quốc.

***************

source

BBC Vietnamese

Chiêm ngưỡng tàu chiến “Tháp đôi” tiến vào New York


Thứ Hai, 02/11/2009 - 11:18 PM


(Dân trí) - Tàu chiến “Tháp đôi” được xây dựng bằng thép lấy từ đống đổ nát của Trung tâm thương mại Thế giới hôm nay đã “trở về” thành phố quê nhà New York.


"Tháp đôi" đi qua khu vực Ground Zero sáng ngày 2/11.
Tàu USS New York đã tiến vào sông Hudson, gần Ground Zero, bắn 21 phát súng để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố năm 2001.
Tàu chuẩn bị đi qua cầu Verrazano-Narrows trong Vịnh New York.
Ngang qua Nữ thần tự do. Phần mũi tàu được làm từ 7,5 tấn thép nóng chảy lấy từ đống đổ nát của Tòa tháp đôi xưa.
Đông đảo người thân của các nạn nhân cùng các thành viên của lực lượng cấp cứu và công chúng đã đón chào tàu “Tháp đôi” trở về.
Đội quân nhạc chờ đón tàu "Tháp đôi".
Người thân của nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 chào đón "Tháp đôi" trở về.
Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ tổ chức một buổi lễ nhận nhiệm vụ chính thức cho tàu chiến mới vào thứ bảy tới. Tàu New York đã bắt đầu hành trình đầu tiên từ Louisiana, nơi nó được xây dựng, gần 3 tuần trước.
"Tháp đôi" được xây dựng ở Louisiana, có chi phí lên tới 1 tỷ USD.
Phần mũi của tàu được làm từ 7,5 tấn thép nấu chảy lấy trong đống đổ nát của 2 toà tháp Trung tâm thương mại Thế giới bị đổ sập trong vụ khủng bố 11/9.

Phan Anh

Theo BBC, Daily Mail

source

http://dantri.com.vn/c36/s36-359704/chiem-nguong-tau-chien-thap-doi-tien-vao-new-york.htm

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Tiết lộ 2 tàu chiến cao tốc mới của Hải quân Mỹ



(Dân trí) - “Khát vọng” về tốc độ của Hải quân Mỹ đã được trả lời khi cặp tàu chiến mới đạt được tốc độ cao trong cuộc thử nghiệm trên biển trong tháng này.



Tàu Independence

Independence, tàu chiến dài 127,4m do Austal USA đóng tại Alabama, tự hào có tốc độ vượt quá 45 hải lý hay khoảng gần 84km/h trong cuộc chạy thử nghiệm vào tháng này ngoài khơi vùng duyên hải Vịnh Mexico.

Và tàu Freedom dài hơn 115m được nhà thầu quân sự Lockheed Martin đóng ở Wisconsin cũng có những thông số tương tự.
Tàu Freedom được "đặt hàng" vào năm 2004, khi Tổng thống Bush còn tại nhiệm. Bộ trưởng Quốc phòng đã phê chuẩn xây dựng 55 chiếc loại này.

Cả hai phiên bản của Tàu chiến ven biển đều sử dụng động cơ diesel mạnh, cũng như turbin gas để gia tăng tốc độ. Chúng sử dụng máy cắt tia nước thay vì chân vịt và bánh lái và có thể đi vào những vùng nước nông hơn những tàu chiến thông thường, để có thể tiếp cận, rà soát bờ biển tốt hơn.

Các tàu chiến này tối ưu cho việc truy đuổi cướp biển. Hải quân Mỹ muốn dùng chúng để có thể triển khai ở những vùng ven biển. Freedom sẽ được triển khai vào năm tới, 2 năm trước thời hạn.
Independence do Austal USA xây dựng.
Chi phí ước tính ban đầu cho Tàu chiến ven biển vào khoảng 220 triệu USD, nhưng giá này có thể nhân lên rất nhiều do các yêu cầu khắt khe của Hải quân Mỹ cũng như tiến độ xây dựng. Chi phí của các tàu này có thể lên đến 460 triệu USD/chiếc.

Cả hai tàu đều được xây dựng có chỗ đậu trực thăng và các “module” sứ mệnh như sứ mệnh chống tàu ngầm, tháo gỡ mìn, hoặc cho các cuộc chiến trên biển thông thường, do thám, trinh sát. Mục tiêu là các “module” này có thể thay đổi trong vòng 24 giờ và không kéo dài quá 96 giờ, cho phép tàu chiến có thể nhanh chóng “thích nghi” với sứ mệnh mới. Freedom chỉ cần 40 thủy thủ do thiết bị tiên tiến trên tàu đã "đảm đương" những nhiệm vụ còn lại.
Freedom sẽ được triển khai vào năm tới.

Đây không phải là những tàu quân sự có tốc độ nhanh nhất. Hải quân Mỹ còn có những tàu chiến nhỏ hơn, nhưng có tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ đạt được của hai tàu trên vẫn rất ấn tượng, đặc biệt là so với các tàu quân sự lớn khác.

Phan Anh

Theo AP

***************

source

http://dantri.com.vn/c36/s36-357745/tiet-lo-2-tau-chien-cao-toc-moi-cua-hai-quan-my.htm