Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Trung Quốc thông qua luật Bảo vệ hải đảo


Thăm thác Bản Giốc

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Trung Quốc thông qua luật Bảo vệ hải đảo

Cơ sở của Trung Quốc trên Trường Sa

Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với một số nước khác tại Biển Đông

Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua Luật Bảo vệ hải đảo để hình thành hệ thống quy hoạch nhằm phát triển và bảo vệ các đảo ngoài khơi.

Việt Nam gần đây cũng có các động thái tăng cường tuyên truyền về ý thức biển đảo.

Hai nước, cùng một số quốc gia Đông Nam Á khác, đang tham gia tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.

Tân Hoa Xã cho hay Quốc hội Trung Quốc thông qua điều luật về bảo vệ hải đảo vào ngày cuối của phiên họp năm ngày. Dự luật Bảo vệ hải đảo đã được sửa đổi bổ sung vài lần kể từ khi mang ra thảo luận lần đầu hồi tháng Sáu.

Tuy nhiên hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc không cho biết chi tiết về điều luật này.

Chỉ được biết, căn cứ theo luật, Trung Quốc sẽ "tăng cường bảo vệ hệ thống môi sinh, sử dụng hợp lý các nguồn lợi thiên nhiên và phát triển bền vững các đảo ngoài khơi".

Luật Bảo vệ hải đảo cấm khai thác cát và đất đá trên các đảo có người và không người, cấm xây dựng, đốn cây và hoạt động du lịch trên các đảo hoang.

Luật này cũng cấm các hoạt đ̣ông có thể làm ảnh hưởng tới các rặng san hô dưới biển.

Tân Hoa Xã cho hay: "Tất cả các dự án phát triển trên các đảo không có người ở sẽ phải chịu đánh giá môi trường nghiêm khắc và luật sẽ bảo vệ chặt chẽ các loại cây cũng như chim thú bản địa".

Tổng cục Hải dương học Quốc gia và các chi nhánh được trao trách nhiệm thanh tra việc bảo vệ các hải đảo.

Chính phủ Trung Quốc sẽ sắp xếp tài chính chuyên môn cho việc bảo vệ hải đảo.

Trung Quốc nói "trong vùng biển rộng ba triệu kilômét vuông" của mình có hơn 6.900 hải đảo rộng trên 500 mét vuông, và hơn 10.000 đảo diện tích nhỏ hơn.

Hai quần đảo lớn, có nguồn tài nguyên quan trọng là Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa), đều được Trung Quốc tuyên bố là nắm chủ quyền "không thể chối cãi".

Cơ quan lập pháp Trung Quốc cũng đã hoàn thành việc sửa đổi Luật Năng lượng tái sinh và ban hành Luật Trách nhiệm xâm phạm quyền lợi.

source

BBC Vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét