Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Tiết lộ 2 tàu chiến cao tốc mới của Hải quân Mỹ



(Dân trí) - “Khát vọng” về tốc độ của Hải quân Mỹ đã được trả lời khi cặp tàu chiến mới đạt được tốc độ cao trong cuộc thử nghiệm trên biển trong tháng này.



Tàu Independence

Independence, tàu chiến dài 127,4m do Austal USA đóng tại Alabama, tự hào có tốc độ vượt quá 45 hải lý hay khoảng gần 84km/h trong cuộc chạy thử nghiệm vào tháng này ngoài khơi vùng duyên hải Vịnh Mexico.

Và tàu Freedom dài hơn 115m được nhà thầu quân sự Lockheed Martin đóng ở Wisconsin cũng có những thông số tương tự.
Tàu Freedom được "đặt hàng" vào năm 2004, khi Tổng thống Bush còn tại nhiệm. Bộ trưởng Quốc phòng đã phê chuẩn xây dựng 55 chiếc loại này.

Cả hai phiên bản của Tàu chiến ven biển đều sử dụng động cơ diesel mạnh, cũng như turbin gas để gia tăng tốc độ. Chúng sử dụng máy cắt tia nước thay vì chân vịt và bánh lái và có thể đi vào những vùng nước nông hơn những tàu chiến thông thường, để có thể tiếp cận, rà soát bờ biển tốt hơn.

Các tàu chiến này tối ưu cho việc truy đuổi cướp biển. Hải quân Mỹ muốn dùng chúng để có thể triển khai ở những vùng ven biển. Freedom sẽ được triển khai vào năm tới, 2 năm trước thời hạn.
Independence do Austal USA xây dựng.
Chi phí ước tính ban đầu cho Tàu chiến ven biển vào khoảng 220 triệu USD, nhưng giá này có thể nhân lên rất nhiều do các yêu cầu khắt khe của Hải quân Mỹ cũng như tiến độ xây dựng. Chi phí của các tàu này có thể lên đến 460 triệu USD/chiếc.

Cả hai tàu đều được xây dựng có chỗ đậu trực thăng và các “module” sứ mệnh như sứ mệnh chống tàu ngầm, tháo gỡ mìn, hoặc cho các cuộc chiến trên biển thông thường, do thám, trinh sát. Mục tiêu là các “module” này có thể thay đổi trong vòng 24 giờ và không kéo dài quá 96 giờ, cho phép tàu chiến có thể nhanh chóng “thích nghi” với sứ mệnh mới. Freedom chỉ cần 40 thủy thủ do thiết bị tiên tiến trên tàu đã "đảm đương" những nhiệm vụ còn lại.
Freedom sẽ được triển khai vào năm tới.

Đây không phải là những tàu quân sự có tốc độ nhanh nhất. Hải quân Mỹ còn có những tàu chiến nhỏ hơn, nhưng có tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ đạt được của hai tàu trên vẫn rất ấn tượng, đặc biệt là so với các tàu quân sự lớn khác.

Phan Anh

Theo AP

***************

source

http://dantri.com.vn/c36/s36-357745/tiet-lo-2-tau-chien-cao-toc-moi-cua-hai-quan-my.htm

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

TT Barack Obama được trao giải Nobel Hòa Bình làm nhiều người ngạc nhiên, và có nhiều phản ứng trái ngược



Trần Thị Sông Dinh , Oct 09, 2009
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News – Trong mấy ngày qua, dư luận chờ đợi giải Nobel Hoà Bình sẽ được trao cho ai, và giải năm nay gồm có 172 cá nhân và 33 tổ chức được đề cử, và được xem là “bỏ ngỏ” vì không có một ứng cử viên nào nổi trội hơn hết.

Và thâät là bất ngờ, khi sáng nay, TT Obama được chọn là người đoạt giải Nobel Hòa Bình của năm nay vì những nỗ lực của ông ta nhằm giảm vũ khí nguyên tử, làm đi sự căng thẳng với thế giới Hồi giáo và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao và hợp tác quốc tế thay vì những quyết định đơn phương.

‘TT Obama cũng bày tỏ sự bất ngờ đầy ngạc nhiên của ông, và ông tuyên bố sẽ bay sang Oslo đề nhận giải. Ông khiêm tốn cho rằng ông không xem việc trao giải Nobel hoà bình cho ông như là sự thừa nhận những thành quả riêng tư, mà như là một sự thừa nhận những mục tiêu mà ông đã xác lập cho Hoa Kỳ và thế giới.

Ông ta cũng khiêm tốn cho rằng ông ta cảm thấy không xứng được trong danh sách những người làm chuyển đổi thế giới mà giải Nobel đã trao đến cho họ.

Nhiều người quan sát bị sốc với quyết định này vì sự chọn lựa ông Obama là hơi sớm vì những chính sách đó thật ra cũng chưa đạt đến kết quả cụ thể nào trong việc tạo dựng hòa bình.

Nhiều người trên thế giới phản đối giải Nobel hòa bình được trao cho TT Obama vì ông ta vẫn đang chỉ huy chiến cuộc tại Iraq và Afghanistan, ra lệnh tiến hành những đợt phản công chết chóc tại các chiến trường Pakistan và Somalia.

Các thành viên của Ủy ban giải Nobel của Nauy đã giải thích rằng sở dĩ họ chọn TT Obama là vì họ muốn bày tỏ sự tín nhiệm sớm sủa vào ông Obama nhằm xây dựng sự ủng hộ toàn cầu đối với những chính sách của ông, cổ vũ cho lời kêu gọi hòa bình và hợp tác mà ông Obama đang nỗ lực, ca ngợi cố gắng giảm vũ khí nguyên tử, giảo thiểu sự căng thẳng và xung đột với thế giới Hồi giáo, và gia tăng vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến bảo vệ môi trường của thế giới.

Nhiều người bàn ra tán vào việc trao giải Nobel hòa bình cho Obama là còn “sớm” quá, với những thành tích chưa cụ thể và chưa rõ ràng, Chủ tịch đảng Cộng Hòa là Michael Steele thừa nhận là việc trao giải cho Obama là vì “quyền lực ngôi sao” (star power) của ông hơn là những thành quả có ý nghĩa. Câu hỏi mà nhiều người Mỹ đang hỏi là thật ra TT Obama đã làm được thành thích gì?

Thật ra có một điều rõ ràng là sau 9 tháng làm TT Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã tạo ra một hình ảnh mới mà quốc tế có đối với nước Mỹ. Theo Pew Global Attitudes Project thì uy tín và thiện cảm mà quốc tế dành cho Hoa Kỳ tăng ít nhất là hai con số (trên 10%), so với thời của TT Bush, và Hoa Kỳ leo lên là quốc gia được ngưỡng mộ nhất trên thế giới.

TT Pháp bày tỏ sự ngưỡng mộ không dấu diếm của ông đối với TT Obama và gọi việc trao giải trên là một quyết định hiện thân hoá “sự trở lại của Hoa Kỳ vào trái tim của mọi người trên thế giới.”

Trần Thị Sông Dinh
Page 1 of 1
*************************
source
Calitoday

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Song Kiếm XuânThu


October 02, 2009


Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune

Tổng thống Obama xoay trở ra sao giữa Iran và Afghanistan?

Chúng ta nên có thói quen là đừng tin vào những hứa hẹn của các chính khách khi họ tranh cử. Sau đó, cũng đừng trách họ cái tội treo đầu dê bán thịt chó khi đã đắc cử. Họ tranh cử để cầm quyền, đến khi có ấn tín trong tay thì mới thấy rằng sự thật – nhiều khi sinh tử – của quốc gia lại không như mộng mị của họ khi đi tranh cử. Lúc đó, họ xử tri ra sao mới là vấn đề. Và là bài học cho chúng ta trong kỳ tranh cử sau…

“Lúc đó” của Barack Obama là lúc này.

Từ trái, TT Afganiztan Hamid Kazai, TT Obama, TT Pakistan Asif Zardari trong một buổi họp tại Bạch Ốc tháng 5, 2009. Dennis Brack/Getty Images

Khi đi tranh cử, Nghị sĩ Barack Obama kịch liệt đả kích Chính quyền George W. Bush về chiến trường Iraq và đòi rút quân thật sớm để dồn sức giải quyết một chiến trường sạch là Afghanistan. Với Iran, ông mập mờ kết án kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của các Giảo chủ Tehran nhưng hứa hẹn nói chuyện vô điều kiện với họ (nên bị Nghị sĩ Hillary Clinton chế diễu không ít về lập trường ngây thơ này). Bàng bạc trong triết lý chính trị của Obama là lời thống trách Hoa Kỳ đã xúc phạm khối Hồi giáo, không thèm đối thoại với Tehran và ngang ngược gây chiến lung tung.

Đó là lập trường của “Cậu bé quàng khăn đỏ Barack Obama” khi đi tranh cử. Và đa số cử tri có vẻ tin tưởng vào sự thay đổi hiền hoà đó nên Obama đắc cử. Bây giờ là lúc thực tế sinh tử đang đập vào mặt, dập xuống bàn, và đòi hỏi Tổng thống Obama phải lấy quyết định.

Nói cho gọn thì ông đang bị đòn xóc hai đầu và có thể phải sử dụng một lúc hai kiếm để đối phó.

Iraq thì có vẻ êm – truyền thống thiên vị Mỹ đã quên rồi – nhưng Afghanistan và Iran đang là hai vấn đề cực nóng có thể khiến Obama chỉ là tổng thống một nhiệm kỳ. Chuyện thất cử đó mà có xảy ra thì cũng chẳng sao: nước Mỹ thừa nội lực để bầu lên những kẻ thiếu khả năng và sau bốn năm thì họ đổi ý. Nhưng từ nay đến đó, lãnh đạo Mỹ lâm vào khủng hoảng và có khi lại quyết định sai.

Chúng ta lần lượt nắn vào hai đầu của cái đòn xóc đó, Iran và Afghanistan….

IRAN GÂN CỔ

Tháng Tư vừa qua, khi thế giới còn cuống cuồng vì khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế, tại Thượng đỉnh G20 ở Luân Đôn, ông Obama đã có dịp nói chuyện với thất cường còn lại trong nhóm G8 về hồ sơ Iran. Sáng kiến khi đó là câu giờ, cho Iran cơ hội đàm phán đứng đắn với năm hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu) và nước Đức (nhóm “P5+1). Kỳ hạn chót là ngày 24 tháng Chín, khi Thượng đỉnh G20 tái nhóm bên Mỹ.

Iran phóng thử hoả tiễn tầm ngắn Tondar ngày 25 tháng 9, 2009. Shaigan/Getty Images

Lý do câu giờ là chính quyền Obama còn là tân sinh, và kinh tế mới là ưu tiên. Một lý do nữa là niềm tin của Obama vào tài hùng biện của mình. Ông mở chiến dịch tranh thủ khối Hồi giáo để giải giới Iran từ đằng sau. Nhưng bài diễn văn hùng hồn ông đọc tại Cairo là một áng thiên cổ hùng văn vô tích sự. Quần chúng Hồi giáo khắp nơi đều ca tụng một Tổng thống Mỹ da đen, gốc hồi giáo và ăn nói ôn tồn nhã nhặn, sẵn sàng đấm ngực nhận tội về mọi chuyện của Hoa Kỳ hay các nước Tây phương đã gây ra cho dân Hồi giáo. Nhưng các lãnh tụ Iran thì nhìn cách khác: cậu bé này non quá! Y như cách đánh giá của Nikita Krushchev về John Kennedy.

Vì vậy, thời điểm 24 tháng Chín đã tới, rồi đã qua, mà lời hăm dọa của Obama vẫn chỉ là hăm he. Việc đàm phán với Iran chỉ khởi sự từ mùng một tháng 10 và trong khi đó Tehran tiếp tục khiêu khích: cho Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc biết là mình còn một căn cứ tăng cường uranium khác, và thử nghiệm hoả tiễn tầm ngắn rồi tầm dài trong hai ngày Chủ Nhật và Thứ Hai (27 và 28 tháng Chín, sau kỳ hạn 24 của Obama). Việc đàm phán ấy có thể kéo dài mà không kết quả, trong khi Iran vẫn xúc tiến việc làm họ coi là chính đáng…

Cố quên đi lời hứa nói chuyện vô điều kiện với Iran – nét ấu trĩ tiêu biểu của tay mơ – Obama có thể làm gì khi đã có ấn tín trong tay và khi thế giới coi chuyện này là một vụ khủng hoảng vì Hoa Kỳ bị thách đố?

Ông có thể đề nghị biện pháp trừng phạt quyết liệt – crippling sanctions – mà vô hiệu vì nhiều nước sẽ xé rào phong toả và tiếp vận cho Iran. Liên bang Nga và Trung Quốc không dễ gì gỡ rối cho Hoa Kỳ, cho dù Obama đã thề bồi nhiều việc… Ông cũng có thể thoát xác từ bồ câu thành diều hâu và chọn giải pháp quân sự. Người hiền thường hay nổi cục bất thường. Giải pháp quân sự ấy có vẻ hợp lý nếu ta quên eo biển Hormuz là nơi Iran có thể khoá luồng vận chuyển của 40% lượng dầu khí giao dịch trên thế giới, và nếu ta quên Afghanistan. Giải pháp thứ ba là “làm cái không làm”, nói rất mạnh về mọi chuyện nhưng để hội nghị P-5+1 cùng Iran sẽ cù cưa tới cuối năm mà không kết quả. Ít ra, thế giới cũng thấy là Mỹ có thiện chí hoà đàm và nhờ đó không có khủng hoảng, một điều kiện cần thiết cho cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2010…

Nhưng kết cuộc là Iran sẽ tiến thêm một bước tới ngày bấm bút nguyên tử. Lãnh đạo Tehran có thấy rõ như vậy và càng muốn mọi người thấy như vậy để họ củng cố tư thế ở nhà và dẹp sạch các khuynh hướng hay phe phái ôn hoà, dân chủ ở trong nước. Kết luận của họ: lãnh tụ Obama là tay yếu bóng vía. Càng là lý do khiến Liên bang Nga khỏi cần nhượng bộ tại Đông Âu hoặc can gián Iran là đừng tính toán phiêu lưu….

Bây giờ, hãy nhìn ra đầu kia của cây đòn xóc: Afghanistan (hay A Phú Hãn).

GÂN GÀ A PHÚ HÃN

Sau khi đả kích chính quyền tiền nhiệm về chuyện Iraq và hứa hẹn giải quyết chuyện Afghan, Tổng thống Obama đang lâm thế kẹt vì chẳng biết giải quyết thế nào mới ổn thỏa. Chính quyền ông trì hoãn quyết định nhưng không thể lùi được lâu vì Tư lệnh chiến trường là Tướng Stanley McChrsytal đã báo cáo và phúc trình của ông đã bị tiết lộ ra ngoài: Hoa Kỳ cần một sách lược mới cho chiến trường này, nếu không thì sẽ thất bại. Mà sách lược mới đòi hỏi tăng viện từ 30 đến 40 ngàn quân, nếu không thì sẽ thất bại.

Nói cho rõ hơn, và Tướng McChrystal đang ra điều trần để giải thích chuyện đó: Hoa Kỳ (và liên quân với NATO) cần tăng quân để có thể bảo vệ và bình định một số khu vực an toàn tại A Phú Hãn trước đà bành trướng của lực lương Taliban. Nôm na là lui vào thế thủ để giữ thế mạnh trong các vòng đai được bảo vệ. Lực lượng Taliban mà chui ra từ các hậu cứ để tấn công thì sẽ bị tiêu diệt. Khổ nỗi, tăng quân để lui vào thế thủ thì thời cơ lại tùy vào đối thủ. Mà dù có vét quân từ nơi khác để ném vào chiến trường A Phú Hãn thì cũng chỉ bằng quân số của Liên Xô (quãng 120 ngàn quân) trước khi tháo chạy.

Obama đang ngậm chiếc gân gà, và chỉ có vài ba cách xử thế.

Một là tiếp tục đánh cầm hơi như hiện tại và cầu xin phép lạ. Ông thần chinh chiến đôi khi lại thương người phản chiến chăng? Hoặc là đổ thêm quân rồi xây chiến lũy phòng thủ như Tướng McChrystal đề nghị và chờ Taliban trên thế mạnh. Nhưng thời giờ lại là tấm lịch tranh cử. Giải pháp thứ ba là nói ra sự thật và rút quân, rồi chờ đợi ngày hồi sinh của Taliban và khủng bố al-Qaeda…

Y như với Iran, tài nghệ của Obama là làm cái không làm, tức là tìm cách giữ nguyên trạng, để ưu tiên giải quyết chuyện khác quan trọng hơn, kể cả bay qua Cohenhagen để vận động cho Chicago được Tổ chức Thế vận hội…

Khốn nỗi, Iran và Afghanistan lại là hai đầu của một đòn xóc.

Hai xứ này là lân bang. Động lực đẩy tới là những lực lượng cực đoan nhất của thế giới Hồi giáo trước sự ngại ngần của cả khối Hồi giáo và những trò đốc xúc của Liên bang Nga, sự cổ võ ngầm của Trung Quốc hay tiếng vỗ tay của Hugo Chavez tại Venezuela. Trong khi các đồng minh Âu Châu thì sáng suốt lo chuyện của Âu Châu để người hùng Obama tìm phép lạ một mình! Đòn xóc hai đầu được dấn tới khi Obama đang học nghề lãnh đạo trước sự quan sát của bạn và thù...

Ông gặp vụ khủng hoảng mà Phó Tổng thống Joe Biden đã nhanh miệng tiên báo! Đây là lúc ta nhìn ra con người thật của ứng cử viên Obama, và ông có đổ lỗi cho ai khác như Bush, Cheney, Rumsfeld, v.v… thì cũng bằng thừa.

Ông sẽ xoay trở thế nào với hai bài toán chập một như vậy?

SONG KIẾM OBAMA

Lãnh đạo giỏi là người biết chọn ưu tiên giải quyết, vì theo định nghĩa, lên lãnh đạo là phải một lúc giải quyết nhiều vấn đề! Barack Obama sẽ phải chứng minh được khả năng đó thì những gì ông đã hứa khi tranh cử mới không là chuyện nhăng cuội.

Nếu có đủ sức – hậu thuẫn chính trị từ cả hai cánh tả hữu lần các quốc gia còn tin vào nước Mỹ – Obama có thể cùng lúc rút hai gươm: tấn công Iran và đổ quân vào A Phú Hãn. Hoa Kỳ có đủ nội lực quân sự cho giải pháp táo bạo đó khiến cả thế giới từ nay sẽ kiêng nể siêu cường này. Nhưng, Obama khó rút cây gươm dài khỏi A Phú Hãn và sẽ gặp số phận của Lyndon Johnson. Chưa kể là bài diễn văn hoà giải tại Cairo sẽ thành trò cười.

Ông cũng có thể dồn sức vào A Phú Hãn để đạt thành quả biểu kiến… như Bush tại Iraq và lờ đi chuyện Iran cho nhiệm kỳ sau. Rồi sẽ gặp lại Iran trên tư thế khác trong vài ba năm nữa. Trong khi ấy, chuyện A Phú Hãn vẫn có thể tèm lem rắc rối hơn vì vị trí của Pakistan ở bên kia biên giới. Israel thì không thể chờ đợi như vậy nên đi tìm giải pháp quân sự và biết chắc là Hoa Kỳ phải nhập cuộc khi Iran cho phong tỏa eo biển Hormuz.

Obama có thể chọn giải pháp thứ ba là... gói cả hai gươm đem về nhà. Nghĩa là rút khỏi A Phú Hãn và mặc cho các Giáo chủ Iran chế bom để bắt bí thiên hạ. Dù sao, Iran không thể bắn hỏa tiễn nguyên tử vào lãnh thổ Mỹ! Nhưng kể từ đó, Hoa Kỳ sẽ mất hết đồng minh và khủng bố sẽ được mùa. Trong khi ấy, như trong kịch bản thứ nhì, Israel vẫn có thể ra đòn.

Giải pháp có bản lãnh nhất, theo kiểu Richard Nixon, là tuyên bố tìm kiếm hoà bình trong danh tự tại A Phú Hãn rồi tấn công Iran trên không lẫn trên biển! Rút gươm khỏi A Phú Hãn để đâm thấu phổi Iran, từ Iraq xuyên tới A Phú Hãn. Khối Hồi giáo, khủng bố hay không, sẽ được tín hiệu rất rõ về sự xuất hiện của một tay sheriff mới còn dữ hơn Bush. Có khi Obama còn dư tiền lo chuyện cải tạo xã hội ở nhà nhờ tiết giảm quân phí tại A Phú Hãn!

Chưa ai biết Barack Obama sẽ tính làm sao, có khi chính ông ta cũng chưa biết. Nhưng, lịch sử thì ghi lại là Tổng thống Mỹ đã gặp một vụ khủng hoảng hai mặt. Còn chúng ta thì chờ xem Obama vận hành ra sao để đi vào lịch sử.

Và đừng quên chuyện đó trong mùa bầu cử tới. [NXN]

***********************************************

source

Viet Tribune Online

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Obama lấn, Trung Quốc nhịn


October 02, 2009


Đỗ Quý Toàn-Việt Tribune

Trước khi ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ họp hội nghị G-20 tại Pittsburg và dự đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tuần trước, nhiều người lo ngại một cuộc khẩu chiến sẽ diễn ra giữa hai chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Nhưng điều đó đã không diễn ra. Ngược lại, tại cả hai diễn đàn trên, ông chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa chỉ tự khen ngợi nước ông đã giữ giá đồng nhân dân tệ ổn định, nhờ đóng góp đó nên sẽ giúp cho thế giới sớm vượt qua cơn khủng hoảng tài chánh, và ông hứa sẽ viện trợ giúp các nước đang mở mang khác trong khi nhấn mạnh Trung Quốc cũng vẫn là một nước đang phát triển.

Để đáp lại thái độ hòa hoãn đó, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Timothy Geithner lên tiếng ca ngợi chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực thúc đẩy cho người dân tiêu thụ nhiều hơn trong thời gian gần đây để giúp nền kinh tế thế giới được cân bằng; và không quên kêu gọi Trung Quốc hãy tiếp tục cải tổ thêm nữa.

Chủ Tịch trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trái và TT Hoa Kỳ Obama tại hội nghị G-20 Pittbursgh, ngày 25 tháng 9, 2009. John Moore/Getty Images

Nước Mỹ làm gương xấu

Sở dĩ người ta lo ngại hai nước sẽ cãi nhau gay go trong dịp hội nghị G-20 vào cuối tuần trước là vì chính phủ Obama mới tăng thuế nhập cảng bánh xe hơi mua từ Trung Quốc, một biện pháp không ích lợi gì cho người tiêu thụ ở Mỹ và hoàn toàn có tính cách lấn áp nhắm vào một nước bạn hàng. Đây là một quyết định nhỏ, nhưng có hai hậu quả quan trọng. Thứ nhất, đây là một thách thức đối với Bắc Kinh, một đối tác thương mại lớn của Mỹ, có thể đưa tới những biện pháp trả đũa. Hiện nay Mỹ là nước con nợ lớn nhất, Trung Quốc là nước chủ nợ lớn nhất, nếu hai nước cãi nhau thì cả thế giới sẽ lo ngại. Thứ hai, đây là một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Barack Obama đang nghiêng về phía tả trong chính sách thương mại quốc tế, trái ngược với chủ trương tự do mậu dich mà nước Mỹ vẫn theo đuổi. Hành động này có thể sẽ gây thêm thiệt hại cho kinh tế Mỹ nếu ông Obama tiếp tục làm như vậy dưới áp lực của các công đoàn vẫn ủng hộ ông.

Việc tăng thuế đánh trên bánh xe hơi nhập cảng từ Trung Quốc lên 35% trong khi vẫn tha cho bánh xe mua từ Brazil, Indonesia, Ấn Độ, vân vân, có thể coi là một hành động “gây hấn.” Đối với người tiêu thụ và kỹ nghệ làm bánh xe ở Mỹ thì quyết định tăng thuế này không ích lợi gì cả. Loại bánh xe mua từ Trung Quốc là loại rẻ tiền không còn sản xuất trong nước Mỹ nữa, khi các công ty Mỹ chỉ chế tạo những loại bánh xe đắt tiền có lời nhiều hơn, cho nên suất thuế mới không tạo thêm được công việc làm nào cả. Giá bánh xe mua của Trung Quốc sẽ tăng lên vì thuế mới, nhưng các nhà nhập cảng sẽ mua từ các nước đang mở mang khác như Ấn Độ, Brazil, Mexico. Ngoài ra, nhiều mặt hàng Mỹ xuất cảng sang Trung Quốc sẽ bị đánh thuế trả đũa, các xí nghiệp và công nhân ở Mỹ sẽ bị thiệt thòi! Chỉ có một nhóm người Mỹ hài lòng về quyết định của chính phủ Obama, là một nghiệp đoàn, mà đa số các công nhân làm bánh xe không gia nhập nghiệp đoàn này! Cho nên có thể nói chính phủ Obama đã “đánh” bánh xe Trung Quốc chỉ để lấy lòng một nhóm người ủng hộ ông.

Đây là một hành động nguy hiểm. Vì sẽ tạo ra một tiền lệ. Còn nhiều nghiệp đoàn và nhiều nhà sản xuất những thứ hàng khác có thể sẽ làm áp lực trên chính phủ Mỹ để đòi hỏi những quyết định tương tự, có lợi cho họ nhưng sẽ khiến người tiêu thụ phải trả giá cao hơn trên các món hàng nhập cảng và các nước bị thiệt sẽ trả đũa!

Nguy hiểm hơn nữa là nước Mỹ sẽ làm gương xấu cho các quốc gia khác. Từ khi cuộc khủng hoảng tài chánh gây suy thoái kinh tế khắp thế giới, các cường quốc trong nhóm G-20 đã liên tiếp kêu gọi các nước phải tránh không thi hành các chính sách “bảo hộ mậu dịch” bằng cách tăng thuế nhập cảng. Cuộc đại khủng hoảng thời 1930 xẩy ra một phần vì các chính phủ thời đó đã theo chính sách này, tưởng rằng nếu ngăn chặn hàng nhập cảng thì các nhà sản xuất trong nước mình sẽ khá hơn. Trái lại, khi mậu dịch quốc tế ngưng trệ thì tất cả các nước đều bị thiệt hại.

Trong thực tế, kể từ khi cuộc khủng hoảng hiện nay bắt đầu, nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách bảo hộ mậu dịch, như tăng thuế nhập cảng hoặc trợ cấp cho các nhà sản xuất bản xứ; trong khi miệng vẫn đề cao tự do mua bán. Một cơ quan nghiên cứu ở Genève cho biết trung bình cứ ba ngày mỗi nước trong nhóm G-20 lại vi phạm lời hứa tự do mậu dịch một lần! Nhưng các chính phủ đều rất dè dặt không dám làm quá đáng, và lắng nghe những lời chỉ trích từ các nước bạn hàng của họ. Chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng vì nước Mỹ dẫn đầu thế giới về thương mại và kinh tế, nếu Mỹ làm quá đáng thì các nước khác sẽ cảm thấy họ được tự do làm theo kéo nhau vào một cuộc chiến tranh thương mại vô ích!

Trung Quốc phản ứng dè dặt

Chúng ta có thể ngạc nhiên trước phản ứng rất dè dặt của chính phủ Bắc Kinh. Hành động trả đũa duy nhất được ghi nhận là họ ra lệnh mở cuộc điều tra về việc có thể coi là “bán phá giá” (dumping) của các nhà xuất cảng Mỹ sang Trung Quốc trong các mặt hàng như thịt gà và bộ phận phụ tùng xe hơi. Dumping tức là bán hàng dưới giá thành sang nước khác với mục đích cạnh tranh không thẳng thắn để chiếm thêm phần của thị trường. Đó là một việc làm trái với quy luật giao thương quốc tế. Nhưng biện pháp điều tra của chính phủ Bắc Kinh có thể chỉ là một hành động đe dọa, nếu thấy chứng cớ sẽ còn phải đưa ra Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO xin giải quyết; không chắc đã đưa tới việc trả đũa cụ thể.

Tại sao Trung Quốc phản ứng một cách dè dặt như vậy?

Vì chính phủ Bắc Kinh bị ràng buộc bởi một điều kiện mà họ đã thỏa thuận với các nước khác trong Tổ chức WTO trước khi được chấp thuận gia nhập mạng lưới mậu dịch quốc tế này vào năm 2001. Điều kiện đó là các nước khác được phép đưa ra những biện pháp tạm thời để “tự vệ” (safeguard) đối với hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, trong thời hạn cho tới năm 2013. Tại nước Mỹ, chính phủ còn có quyền thi hành một điều luật, khoản 421 trong đạo Luật Thương Mại (Trade Act) cho phép chính phủ ngăn cản hàng nhập cảng từ Trung Quốc, chỉ vì lý do có thể khiến cho các công nghiệp sản xuất trong nước bị gây trở ngại. Chỉ cần cơ quan thương mại quốc tế xác nhận là một ngành công nghiệp có gặp trở ngại thì chính phủ Mỹ có thể hành động ngăn chặn hàng nhập cảng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên chính phủ Bắc Kinh có quyền bác bỏ việc áp dụng điều 421 trên đây, mà trong quá khứ chính phủ Gorges W. Bush đã bốn lần không áp dụng khi có kiến nghị của các nhà sản xuất ở Mỹ.

Cho nên phản ứng dè dặt của Bắc Kinh chỉ có thể hiểu là họ đã chọn không muốn làm lớn chuyện với chính phủ Mỹ. Số bánh xe hơi từ Trung Quốc bán sang Mỹ không đủ lớn để gây ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nước; trong khi ông Hồ Cẩm Đào tới Mỹ vẫn kêu gọi hai nước cần hợp tác để giúp thế giới vượt qua cơn khủng hoảng hiện nay.
Nhưng nhiều người lo ngại về hậu quả của quyết định tăng thuế đánh vào bánh xe hơi Trung Quốc của chính phủ Barack Obama. Người ta tự hỏi liệu ông Obama có tiếp tục chiều theo ý của những nghiệp đoàn ủng hộ ông mà thay đổi chính sách mậu dịch tự do của nước Mỹ hay không? Đảng Dân Chủ không phải là một đảng nhiệt tâm đối với chủ trương kinh tế tự do này. Khi tranh cử ông Obama đã hứa sẽ “xét lại” hiệp ước Nafta, tự do mậu dịch giữa Mỹ với Canada và Mexico; cho tới nay ông có vẻ muốn bỏ qua lời hứa này. Nhưng Quốc hội Mỹ đã quyết định ngưng một dự án mở rộng biên giới cho xe tải của Mexico được vào Mỹ tự do hơn, thì ông tổng thống Mỹ không can thiệp mặc dù dự án này nằm trong hiệp ước Nafta. Có 3 dự luật song phương về thương mại tự do với các nước Colombia, Panama và Nam Hàn bị ngưng trệ nằm yên trong hồ sơ của quốc hội mà ông Obama không tỏ ra tha thiết muốn thúc đẩy, như trước đây ông Bush vẫn cố gắng yêu cầu phải đem ra thảo luận.

Từ thời Tổng thống Carter, vị tổng thống Mỹ nào cũng có lúc làm những việc trái với quy tắc tự do mậu dịch, ngay cả những vị tổng thống thuộc đảng Cộng Hoà. Ông Bush đã tăng thuế nhập cảng thép vào năm 2002 bất chấp sự phản đối của nhiều nhà kinh tế trong đảng ông, vì ông muốn làm vừa lòng kỹ nghệ thép và các công nhân ở tiểu bang West Virginia. Ông Reagan đã ngăn cản việc nhập cảng xe hơi và chất bán dẫn (semiconductor) từ Nhật Bản. Điều lo ngại đối với ông Obama không phải là về một hành động tăng thuế đối với bánh xe hơi Trung Quốc, mà lo rằng ông sẽ tiếp tục những biện pháp khác gây trở ngại cho giao thương quốc tế vì các nước khác sẽ bắt chước nước Mỹ. Năm 2002 sau khi Tổng thống Bush tăng thuế nhập cảng thép thì có năm bẩy quốc gia khác cũng làm theo. Nếu các nước đua nhau bảo hộ mậu dịch thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ còn kéo dài hơn![ ĐQT]

**************************

source

Viet Tribune Online