Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Kim Jong Il chuyển tiền cất giấu cho con trai


BẮC TRIỀU TIÊN -
Bài đăng : Thứ năm 29 Tháng Bẩy 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 29 Tháng Bẩy 2010
Kim Jong Il chuyển tiền cất giấu cho con trai
(Reuters)
Tú Anh

Theo một đài phát thanh Hàn Quốc, lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-Il trong tình trạng sứ khỏe suy yếu , đã chuyển hết tài sản riêng cho Kim Jong Un, người con trai kế vị. Nhân vật lãnh trách nhiệm chuyển ngân bí mật này là nhà ngoại giao Ri Chol mới bị cách chức đại sứ tại Thụy Sĩ.

Theo bản tin của chương trình phát về phía bắc vĩ tuyến 38, đài Open Radio cho biết đại sứ Ri Chol là người tín cẩn của gia đình Kim Jong-Il và có nhiệm vụ quản lý tài sản mật của lãnh đạo Bắc Triều Tiên cất giấu tại nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Kim Jong Il chuyển giao tài sản lại cho con trai 27 tuổi Kim Jong Un ? Theo giới phân tích được hãng tin AFP trích dẫn nêu ra hai lý do : thứ nhất là vì lý do tình hình kinh tế đang khó khăn và thứ hai là quốc tế siết chặt các biện pháp cấm vận.

Một số chuyên gia nhận định là nhân Đại hội đảng Lao động Bắc Triều Tiên vào tháng 9 tới, Kim Jong-Un sẽ được chính thức thông báo lên thay cha.

Giám đốc tình báo Hàn Quốc Won Sei Hoon nói rằng đích thân lãnh đạo Kim Jong Il, trong điều kiện sức khỏe suy kém, chỉ đạo tiến trình cha truyền con nối.

source

RFI Vietnamese

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Từ biển Tây Hàn Quốc đến biển Đông Việt Nam


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 23 tháng 7 2010

Từ biển Tây Hàn Quốc đến biển Đông Việt Nam

Để đáp lại việc chiến hạm Cheonan của Nam Triều Tiên bị ngư lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm ở Hoàng Hải hồi tháng 3, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên quyết định tiến hành một cuộc thao dượt hải quân qui mô lớn ở Biển Nhật Bản và Hoàng Hải, bắt đầu từ ngày 25 tháng này. Cuộc tập trận, với sự tham dự của hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ, đã gặp phải sự chống đối của chính phủ ở Bắc Kinh vì điều mà một số người ở Trung Quốc gọi là ‘hành động dương oai diệu võ trước cổng nhà” của họ.

Hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ
Hình: AP

Hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ


Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam và các nước khác liên hệ trong vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông đang theo dõi sát những diễn tiến ở Biển Tây của Nam Triều Tiên giữa lúc họ đánh giá quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc duy trì thế quân bình chiến lược ở vùng Đông Á Thái bình dương.

Thứ tư vừa qua, một ngày sau khi các giới chức Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên chính thức loan báo ngày chủ nhật 25 tháng 7 là ngày bắt đầu cuộc thao dượt chung ở Biển Nhật Bản và Hoàng Hải, là hai vùng biển mà người Hàn Quốc gọi là Biển Đông và Biển Tây, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại sự chống đối của Bắc Kinh đối với hành động mà họ gọi là “ảnh hưởng tới quyền lợi an ninh của Trung Quốc.” Ông Tần Cương cũng đã né tránh câu hỏi của các ký giả là liệu Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có tập trận chung với nhau để đáp lại hành động của Washington và Seoul hay không. Ông chỉ nói rằng việc phân chia khu vực Đông Bắc Á, khu vực Á châu Thái bình dương thành những liên minh quân sự khác nhau là một hành động lỗi thời của thời Chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, các giới chức Hoa Kỳ cho rằng sự phản đối của Trung Quốc không ảnh hưởng gì tới cuộc tập trận được đặt tên “Tinh thần Bất khuất” (Invincible Spirit) -- có mục đích tăng cường khả năng phòng vệ của hải quân Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên trước mối đe dọa từ tàu ngầm của Bắc Triều Tiên ở Hoàng Hải, và biểu dương sức mạnh sau khi một chiến hạm của Nam Triều Tiên bị ngư lôi của Bắc Triều Tiên đánh chìm trong vùng biển này. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Chủ tịch Ban Tham mưu liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen cho biết như sau.

Ông Mullen nói: "Hoàng Hải là một vùng biển quốc tế. Và Hoa Kỳ luôn luôn bảo lưu quyền hoạt động trong hải phận quốc tế. Đương nhiên là tôi đã nghe được những gì mà Trung Quốc đã nói về việc này. Nhưng trên thực tế chúng tôi vẫn thực hiện những cuộc diễn tập ở Hoàng Hải từ bấy lâu nay và tôi hoàn toàn tin tưởng là chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai."

Tiến sĩ Denny Roy, thuộc Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, cho biết rằng vụ đôi co giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về cuộc diễn tập này là một phần của quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh ở vùng Đông Á Thái bình dương – và sự tranh giành này có phần chắc sẽ gia tăng cường độ trong những năm tới đây.

Ông Roy nhận xét: "Tôi nghĩ rằng cái nhìn của Trung Quốc về một khu vực Á châu Thái bình dương mà Trung Quốc nắm giữ vị thế của một đại cường sẽ không có chỗ cho ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở mức độ hiện nay. Chúng ta có thể nhìn thấy con đường dẫn tới chỗ va chạm giữa những quyền lợi mà Trung Quốc xem là cốt lõi với những quyền lợi thiết yếu của Mỹ. Trong trường hợp Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự diễn giải khác nhau về những gì có thể làm ở một nơi mà phạm vi ảnh hưởng của hai nước chồng chéo với nhau, thì vấn đề đó chẳng những sẽ không tan biến đi mà còn gia tăng cường độ trong vòng vài năm tới đây."

Giáo sư Roy cho biết ông hiểu được lý do khiến Trung Quốc bất bình khi thấy Hoa Kỳ định tiến hành những cuộc diễn tập ở một nơi mà tàu ngầm của Trung Quốc dùng làm cửa ngỏ để ra khơi, nhưng ông nói rằng Trung Quốc đã thiếu khôn khéo.

Ông Roy nói: "Theo tôi thì Trung Quốc đã hành động một cách thiếu khôn ngoan khi họ cảnh cáo một cách rõ ràng là Hoa Kỳ không được thực hiện cuộc thao dượt này, đặc biệt là trong bối cảnh mà Trung Quốc phải chịu một phần trách nhiệm đối với tình trạng an ninh khu vực bị đe dọa vì những hành động của Bắc Triều Tiên. Trong vụ việc cụ thể này Trung Quốc đã bị thất thế, vì họ đã mang cả uy thế và sự khả tín của mình ra để công khai cảnh cáo Hoa Kỳ không được làm như vậy, để rồi bị Hoa Kỳ mặc nhiên bác bỏ qua việc xúc tiến kế hoạch thao dượt."

Trong khi đó, giáo sư Jonathan London, thuộc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết rằng các nước Đông Nam Á đang chú tâm theo dõi những tín hiệu đánh đi từ Biển Tây Hàn Quốc.

Ông London cho biết: "Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á rất quan tâm tới việc Trung Quốc phản đối cuộc thao dượt chung giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Lý do rất dễ hiểu. Trong thời gian qua Trung Quốc đã có những hành động có thể nói là hung hãn để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải. Trong khi đó, Việt Nam một mặt phải ra sức bảo vệ quyền lợi của mình và một mặt phải tìm cách tránh xảy ra tình trạng đối đầu với Trung Quốc hoặc làm cho Trung Quốc tức giận. Và đồng thời họ cũng muốn dựa vào mối quan hệ không ngừng được cải thiện với Hoa Kỳ để chống đỡ với những áp lực của Bắc Kinh."

Ông Chu Chí Hùng, giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, cũng tán đồng nhận xét này.

Ông Chu nói: "Chắc chắn là họ rất quan tâm. Đặc biệt là Việt Nam, Philippines và những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Chắc chắn là họ quan tâm rất nhiều. Họ không tiện công khai nói ra là họ hy vọng Hoa Kỳ làm gì hay muốn Trung Quốc làm gì, bởi vì họ không muốn phải nghiêng hẳn về một bên nào trong 2 cường quốc này. Nhưng tôi nghĩ rằng chắc chắn là trong thâm tâm của họ hoặc ở những chỗ không công khai, họ muốn cho Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên xúc tiến cuộc thao dượt ở Hoàng Hải."

Giáo sư Chu Chí Hùng cho rằng các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực để cân bằng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Chu nói thêm: "Nếu Hoa Kỳ hủy bỏ cuộc thao dượt vì áp lực của Trung Quốc thì đó sẽ là một cú đấm tâm lý cực mạnh cho Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Họ sẽ không còn tin tưởng vào Hoa Kỳ nữa. Họ sẽ cho rằng Hoa Kỳ đã đánh mất vị thế của nước một có đủ sức mạnh và quyết tâm để duy trì sự ổn định của khu vực Á châu Thái bình dương."

Trong thời gian gần đây, giữa lúc vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, các giới chức ở Washington khẳng định rằng Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong vấn đề này, nhưng sẽ tăng cường các nỗ lực để duy trì ổn định và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực. Về việc này giáo sư London của Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết như sau.

Ông London nói: "Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi một đường lối rất thận trọng ở Đông Á. Bây giờ hãy còn quá sớm để biết được là Việt Nam và những nước khác có thể dựa vào Hoa Kỳ khi xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là Việt Nam rất muốn và cũng rất cần một mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ để có thể được bảo vệ ở một mức độ nào đó."

Theo giáo sư London, vì chưa thể khẳng định là có được sự trợ giúp của Hoa Kỳ khi xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không nên giới hữu trách Việt Nam đang ra sức xây dựng các mối quan hệ hợp tác an ninh với nhiều nước khác, kể cả Nga và Ấn Ðộ.

source

VOA Tiếng Việt

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội


Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội
Thursday, July 22, 2010







Đả kích (...) bóp nghẹt nhân quyền


HÀ NỘI (TH) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ mạnh mẽ đả kích (...) đàn áp nhân quyền của người dân khi bà đến thủ đô Việt Nam dự lễ kỷ niệm 15 năm bang giao giữa hai bên và tham dự Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN.

Trong một ngày bận rộn liên tiếp với các cuộc họp của ASEAN, các nước tiểu vùng Mekong, thăm các cô nhi bị nhiễm bệnh AIDS và cả gặp riêng Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng (...)VN, bà đả kích nhà (...) đã đàn áp không khoan nhượng đối với các người đòi hỏi nhân quyền, đa nguyên đa đảng cũng như đã xâm phạm quyền tự do thông tin của người dân.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện với một số trẻ mồ côi bị bệnh AIDS ở viện mồ côi của chùa Ngọc Lâm, Hà Nội, hôm 22 tháng 7, 2010. Bà ký một thỏa hiệp khung với Bộ Trưởng Tư Pháp (...)VN Hà Hùng Cường để cung cấp thêm tài chính từ Quĩ Viện Trợ Khẩn Cấp của TT Hoa Kỳ giúp đối phó với bệnh AIDS ở Việt Nam. (Hình: AP Photo/Paul J. Richards)

Trong một chuyến đi pha trộn với những kỷ niệm của gia đình (vợ chồng bà đã đến Việt Nam khi ông Clinton còn làm tổng thống) với những lời khuyên bảo lịch sự, bà Clinton cho hay bà đã nêu các trường hợp những người đấu tranh đòi dân chủ hóa một cách ôn hòa, tấn công các tổ chức tôn giáo độc lập và ngăn chặn các mạng thông tin điện tử, khi bà gặp Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm Gia Khiêm.

Hoa Kỳ sẽ thúc giục (...) “theo đuổi cải cách và bảo vệ các quyền căn bản và các sự tự do,” bà Clinton nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội, có ông Phạm Gia Khiêm đứng bất động bên cạnh. “Việt Nam, với một dân tộc phi thường, năng động, đang trên đường trở thành một quốc gia tầm cỡ, với tiềm năng vô hạn.” Bà nói tiếp: “Ðó là một trong những điều tôi bầy tỏ sự quan tâm.”

Dịp này, ông Khiêm lập lại những lời (...) rằng chính sách nhân quyền của họ bắt nguồn từ hoàn cảnh văn hóa và lịch sử đặc thù. Ông ta dẫn lại ý kiến của Tổng Thống Obama là các nước có quyền lựa chọn đường lối riêng và nhân quyền không thể bị áp đặt từ bên ngoài.

Nói khác, những ai đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do báo chí, đòi tự do tôn giáo dù (...) có ký vào Bản Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, vẫn bị (...). Các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên đòi hỏi (...) bãi bỏ các điều luật hình sự vi phạm quyền tự do căn bản của người dân nhưng không bao giờ được đáp ứng.

Ngoại Trưởng Clinton nhận hoa khi đến chùa Ngọc Lâm ở Gia Lâm, Hà Nội và ở đó bà ký bản ghi nhớ về hỗ trợ phòng bệnh HIV/AIDS. (Hình: AP Photo)

Thời điểm để bà Clinton đưa ra các khuyến cáo ở đây ngay ở ngày đầu của chuyến đi kéo dài 2 ngày ở Việt Nam gồm cả việc tham dự phiên họp an ninh khu vực của ASEAN, báo hiệu bà muốn nêu ra điều bà muốn nói với (...) rồi tiếp tục lo cho những vấn đề khác. Bà nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ gia tăng hợp tác với Việt Nam về mậu dịch và đầu tư cũng như sẽ giúp đỡ nhiều hơn cho các nạn nhân chịu hậu quả của hóa chất khai quang mà quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống trong chiến tranh.

Tuy nhiên, những lời chỉ trích nhân quyền của bà tại (...) trái với thái độ của bà khi thăm Trung Quốc. Bà tránh nói công khai về vấn đề nhân quyền được thảo luận với viên chức Bắc Kinh.

Ngoại Trưởng Clinton tại buổi tiệc kỷ niệm 15 năm thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tại Hà Nội, hôm Thứ Tư. (Hình: Le Duc Tho, U.S. Embassy-Hanoi)


Nhiều bản tường trình của các tổ chức quốc tế cáo buộc tình trạng nhân quyền tại (...) trở nên tồi tệ hơn, những năm gần đây. Năm ngoái, một số người treo biểu ngữ chống tham nhũng, đòi đa nguyên đa đảng, kêu gọi lòng ái quốc đã bị bỏ tù. Ðầu năm nay, bốn người bị vu cho tội có âm mưu lật đổ (...) với các án tù nặng nề.

Tuần trước, 19 dân biểu liên bang Hoa Kỳ kêu gọi bà Clinton thúc (...) hủy bỏ kiểm duyệt Internet. Bức thư cáo buộc (...) “gia tăng đàn áp nhắm vào các người vận động dân chủ hóa đất nước và đưa ra chính sách nhằm bịt miệng quyền tự do phát biểu trên mạng lưới thông tin điện tử.” Nhiều tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đề nghị bà Clinton áp lực nhân quyền với (...) mạnh mẽ hơn nữa.”

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc giục (...) tăng cường sự cam kết đối với nhân quyền và để cho người dân có tiếng nói rộng rãi hơn về đường hướng sống của người ta.” Bà nói: “Tuy nhiên, mối quan hệ của hai nước không chỉ đóng khung ở sự khác biệt. Chúng ta đã học bài học không còn nhìn nhau như hai kẻ cựu thù mà là bạn.”

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton (trái) và Phạm Gia Khiêm (phải), phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, nâng ly chúc mừng nhau nhân dịp kỷ niệm 15 năm bang giao giữa hai nước trong một buổi lễ tổ chức ở Hà Nội ngày 22 tháng 7, 2010. (Hình: AP Photo/Kham)


Cùng với nỗ lực cổ võ mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, bà Clinton cũng bày tỏ mối quan ngại về sự bắt tay đồng minh đầy nguy hiểm giữa Bắc Hàn và Miến Ðiện. Bắc Hàn là một nước cộng sản độc tài sắt máu nhất thế giới trong khi Miến Ðiện là nước độc tài quân phiệt tệ hại không kém. Cả hai nước đều bị thế giới đả kích vi phạm nhân quyền trần trọng nhất thế giới nay đang tiến lại gần nhau hơn.

Bà Clinton cho hay bà nói với các viên chức (...) là Hoa Kỳ rất quan ngại đến các hàng hóa quân sự được Bắc Hàn chuyển cho Miến Ðiện cũng như các bản phúc trình không chính thức nói Miến đang nhờ Bắc Hàn giúp phát triển chương trình võ khí nguyên tử.

Cũng trong chuyến đi này, Ngoại Trưởng Clinton loan tin Mỹ sẽ cấp $14 triệu trong năm 2010 để giúp các nước vùng hạ lưu sông Mekong đối phó với các nguy cơ dịch bệnh. Bà Clinton cũng nêu tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với khu vực này, và nói Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một kế hoạch 3 năm giúp các nước trong vùng tìm một giải pháp dài hạn. Hoa Kỳ cam kết viện trợ $3 triệu cho năm đầu tiên “và mong đợi mức viện trợ tương tự trong hai năm tiếp theo.” (TN)

source

NGUOI-VIET Online

ASEAN phát huy vai trò liên kết các nước châu Á với thế giới


ASEAN -
Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Bẩy 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Bẩy 2010
ASEAN phát huy vai trò liên kết các nước châu Á với thế giới
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 tại Hà Nội ngày 22/7/2010.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 tại Hà Nội ngày 22/7/2010.
Reuters
Trọng Nghĩa

Mở cửa Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cho Hoa Kỳ và Nga cùng tham gia, bật đèn xanh cho Canada và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hiệp ước bất tương xâm với mình, tạo điều kiện cho Liên hiệp Châu Âu liên kết chặt chẽ hơn vùng châu Á. Chưa bao giờ vai trò trung tâm của khối ASEAN trong việc liên kết Châu Á lại nổi bật như lần này, tại Hà Nội, nhân Hội nghị lần thứ 43 của các ngoại trưởng trong khối.

Yếu tố nổi bật nhất phản ánh vai trò trung tâm của ASEAN được ghi trong điều 20 của Bản Thông cáo chung kết thúc Hội nghị được công bố vào hôm qua, theo đó ASEAN : « Hoan nghênh Liên bang Nga và Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm tham gia Cấp cao Đông Á (EAS). Chúng tôi nhất trí khuyến nghị lên các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội chính thức đưa ra quyết định mời Liên bang Nga và Hoa Kỳ tham gia EAS thông qua những cách thức và vào thời điểm phù hợp ».

Cũng trong bản Thông cáo chung, Hiệp Hội Đông Nam Á cũng tuyên bố hài lòng trước việc cả Nga lẫn Mỹ đều ngỏ ý « Sẵn sàng tham gia hợp tác chặt chẽ hơn nữa với ASEAN và khu vực » và xác định cam kết của ASEAN là tiếp tục « Tăng cường gắn kết và hợp tác với các đối tác bên ngoài ».

Chính trong chiều hướng mở rộng của đó mà nhân Hội nghị lần này ở Hà Nội, Ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á cũng đồng ý ký Hiệp ước bất tương xâm với Canada và Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ nguyện vọng này. ASEAN cũng đồng thời điều chỉnh lại bản Hiệp ước TAC, tức là Hiệp ước bất tương xâm theo chiều hướng mở rộng cho các tổ chức khu vực có thành viên là các Quốc gia có chủ quyền gia nhập. Trước mắt, việc điều chỉnh này sẽ mở đường cho Liên hiệp Châu Âu gia nhập khối nước ký kết hiệp ước bất tương xâm với ASEAN.

Với các quyết định kể trên, có thể nói không sai là phạm vi ảnh hưởng của ASEAN có thể tỏa rộng ra các khu vực khác trên thế giới, từ Bắc Mỹ với Hoa Kỳ và Canada, cho đến Châu Âu với các nước trong Liên Hiệp Châu Âu, cùng với Nga và qua tận Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Hiệp Hội Đông Nam Á chứng tỏ vai trò tác nhân gắn kết các vùng địa dư khác nhau. Chính ASEAN là sáng lập viên của nhiều cơ cấu khu vực như Diễn đàn An ninh ARF, hay là cơ chế ASEAN + 3, động lực đứng sau việc thành lập nhóm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được công nhận, đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ, vốn là nước từng khuyến khích việc thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Trong một bài phân tích mới đây, chuyên gia về Đông Nam Á Ernest Bower thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ CSIS tại Washington đã công nhận rằng ASEAN là trung tâm đầy năng động cho một châu Á mới, và Hoa Kỳ là nước có những lợi ích to lớn và quan hệ chặt chẽ trong vùng.

Về khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bao gồm 10 nước Đông Nam Á, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, và sắp tới đây sẽ có thêm Hoa Kỳ và Nga, chuyên gia Bower đã nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của cơ chế này đối với chính sách Á châu của Mỹ. Theo ông Bower, nhìn về lâu về dài, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là cơ cấu toàn khu vực thích hợp nhất cho Mỹ, với Hoa Kỳ là thành viên và ASEAN là trung tâm điểm.

Trong tình hình đó, Mỹ cần phải giúp ASEAN củng cố vững chắc nền tảng của mình. Theo Bower, sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cùng với những mối quan hệ tốt tại vùng Đông Nam Á sẽ giúp cho cả Mỹ lẫn các đối tác châu Á khuyến khích Trung Quốc, và cả Ấn Độ, tiếp tục công cuộc tiến vào khu vực và bước ra thế giới một cách tương đói hòa binh và xây dựng.

Nhận định nêu trên như đã được ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lắng nghe. Trong bài phát biểu hôm nay tại Hội nghị với các Ngoại trưởng ASEAN, bà khẳng định là Hoa Kỳ quyết tâm làm một đối tác tích cực của Hiệp hội Đông Nam Á cũng như của tất cả các thành viên ASEAN.

source

RFI Vietnamese

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Trong khi chờ thủ tướng Úc vào ở trong dinh The Lodge: tăng cường an ninh tư gia của Bà Jullia Gillard


Cập nhật lúc: 6/30/2010 3:57:00 PM
Trong khi chờ thủ tướng Úc vào ở trong dinh The Lodge: tăng cường an ninh tư gia của Bà Jullia Gillard

Căn nhà khiên tốn của đuơng kim thủ tuớng Úc: Bà Gillard chụp trước tư gia ở Altona năm 2005. Photo courtesy of Simon Schluter/ The Age

Căn nhà gạch nhỏ cũ và khiêm tốn ở vùng Altona, một ngoại ô miền tây Melbourne mà Bà Thủ tướng Julia Gillard tiếp tục sinh sống, sẽ được gắn nút báo động và canh gác bởi nhân viên bảo vệ an ninh cá nhân, những lúc bà có mặt trong nhà.

Căn nhà này được bà Gillard mua năm 1998 với giá $140,000 Úc kim.

Những biện pháp trên sẽ bổ túc cho những chi tiết áp dụng suốt 24 giờ đã có sẵn của cảnh sát liên bang.

Một cuộc thẩm định về an ninh sẽ được cảnh sát liên bang, dịch vụ bảo vệ an ninh, các viên chức đơn vị T4 thuộc sở tình báo ASIO, thực hiện, nhằm quyết định liệu ngôi nhà có thích hợp cho vị lãnh đạo quốc gia cư ngụ hay không.

Trong khi hầu hết những người láng giềng với Bà Gillard tin rằng sự hiện diện thường trực của cảnh sát liên bang đã đầy đủ, thì ít nhất một người hàng xóm cho rằng tình trạng an ninh dành cho vị thủ tướng như thế là quá lỏng lẻo.

Pat Moran, một người hàng xóm khác nói rằng, con đường nầy đã quen thuộc với Bà Gillard và không kỳ vọng là mọi sự nay sẽ không thay đổi khi bà trở thành thủ tướng.

Trong khi đó giới lãnh đạo chính trị và doanh thương đều đồng ý là nên biến một trong những dinh thự cổ ở Melbourne thành nơi cư ngụ cho tân thủ tướng, tương tự như dinh Lodge ở Canberra và tòa nhà Kirribilli ở Sydney.

Toà nhà chính phủ, Stonington Mansion ở Malvern, Como House ở South Yarra và Bishopscourt Mansion ở East Melbourne, đều được đề nghị dùng làm tư thất cho Bà Gillard.

Thị Trưởng Melbourne, ông Robert Doyle tuyên bố một tư thất chính thức dành cho thủ tướng ở Melbourne là điều lẽ ra phải được thực hiện từ lâu.

Trước đây Bà Gillard cho biết bà chỉ sẽ lên ngụ tại The Lodge, Dinh Thủ tướng Úc ở Canberra sau cuộc bầu cử sắp tới, nếu thắng cử.

Các nhà bình luận cho rằng bà Gillard làm như vậy là đúng bởi bà không chính thức được cử tri bầu qua một cuộc tuyển cử.

Tin mới nhất: một chiếc xe caravan đã đuợc dựng đối diện với căn nhà của bà Gillard ở vùng Altona để cảnh sát liên bang có thể thường xuyên trú ngụ và bảo vệ cho vị thủ tướng. Theo báo chí Úc, ông bồ của bà thủ tướng nay cũng được hai nhân viên an ninh bảo vệ. Hai tòa nhà chính thức dành cho vị thủ tướng trú ngụ ở thủ đô Canberra và thành phố Sydney hiện bỏ trống, mỗi tuần tốn $12,000 Úc kim.

source
TiVi TuanSan