Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Một nông dân tự thiêu để phản đối trưng thu nhà đất


TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Chủ nhật 28 Tháng Ba 2010 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 28 Tháng Ba 2010

Ruộng lúa, tài sản duy nhất của nông dân TQ
net
Tú Anh

Chính quyền địa phương Giang Tô thừa nhận hành động tự sát xảy ra vào ngày 27/3 là thảm kịch mới nhất trong việc phản đối chính sách cưỡng chế đất đai tại Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn AFP, vụ việc xảy ra tại tỉnh Giang Tô. Nạn nhân tử vong là một nhà chăn nuôi tên Đào Huy Tây, 68 tuổi, dân làng Đông Hải, tỉnh Giang Tô.

Khi thấy chính quyền địa phương đem xe ủi đất đến kéo nhà mình thì ông Đào Huy Tây khóa chặt cửa, tẩm xăng tự thiêu cùng với cha già. Ông thiệt mạng còn người cha bị phỏng nặng.

Hôm nay, bản tin tiếng Anh của báo Tin Bắc kinh cho biết thêm theo lời giải thích của người con trai thì thân phụ của anh đã thương lượng nhiều tháng trời với chính quyền địa phương về số tiền bồi thường nhưng không được toại nguyện.

Ông đầu tư hơn 150 ngàn nhân dân tệ để xây dựng trại chăn nuôi. Chính quyền trưng thu đất với giá bồi thường vỏn vẹn 75 ngàn nhân dân tệ, tức chỉ bằng phân nửa.

Người nông dân này nhất định không dời nhà đi nơi khác còn chính quyền địa phương thì cương quyết dùng biện pháp mạnh bằng xe ủi đất.

Chính sách cưỡng chế nhà đất tại Trung Quốc là một vấn đề gay go tại Trung Quốc. Người dân thường thấp cổ bé miệng không có giải pháp nào khác là quyết liệt bám trụ không đi đâu cả.

Sự kiện này đưa đến hiện tượng mà người dân gọi là “nhà đinh”, mượn hình ảnh cây đinh đóng chặt vào gỗ dù dùng búa cũng không thể tháo được.

Tháng 1/2009, công luận Trung Quốc bàng hoàng khi xem qua mạng internet sự kiện một phụ nữ trẻ ở Tứ Xuyên, đứng trên nóc nhà tẩm xăng châm lửa tự thiêu để phản đối kế hoạch đập phá xưởng may quần áo của hai vợ chồng bà. Người dân oan này từ trần hai tuần sau đó.

source

RFI Vietnamese

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Nhiều việc làm ở Mỹ mất do chính sách tiền tệ của TQ


Thế Giới Cập nhật Thứ Năm, 25 tháng 3 2010


Dân biểu Sander Levin
Hình: VOA Chinese - Nike Ching

Dân biểu Levin trích dẫn bài tường thuật của nhật báo The New York Times nói rằng, chính sách duy trì tỷ giá thấp đã gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ cho Hoa Kỳ và Châu Âu



Một dân biểu Hoa Kỳ nói rằng, việc Trung Quốc không định giá đúng đắn chỉ tệ của họ đã khiến Hoa Kỳ mất tới 1 triệu 500 ngàn công ăn việc làm. Ông Sander Levin, Chủ tịch ủy ban Thuế khóa và Tài chính Hạ Viện đã đưa ra nhận định vừa kể hôm thứ Tư trong một buổi điều trần về tỷ giá trao đổi tiền tệ của Trung Quốc. Ông Levin trích dẫn bài tường thuật của nhật báo New York Times nói rằng, chính sách duy trì tỷ giá thấp đã gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ tại Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời làm hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác không chen chân vào được hai thị trường này. Bộ Tài chính Hoa Kỳ ngày càng chịu nhiều áp lực để gọi Trung Quốc là một nước sử dụng mánh lới kiểm soát chỉ tệ trong một phúc trình sẽ được bộ này đưa ra vào ngày 15 tháng Tư. Truyền thông chính thức của Trung Quốc trích thuật lời Bộ trưởng Thương mại nước họ nói rằng Trung Quốc có thể trả đũa nếu Hoa Kỳ gán cho nước họ nhãn hiệu vừa kể và sau đó áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại và những biện pháp khác.
source
VOA Vietnamese

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Học sinh Tây Tạng biểu tình tại Cam Túc


TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ năm 18 Tháng Ba 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 18 Tháng Ba 2010

Một phụ nữ Tây Tạng lưu vong tham gia đêm cầu nguyện cho quê hương ở Ấn Độ hôm 10/3/2010
REUTERS/Parth Sanyal
Tú Anh

Từ chủ nhật cho đến thứ tư hôm qua (17/3/2010), nhiều cuộc biểu tình của học sinh Tây Tạng đã diễn ra tại tỉnh Cam Túc, miền tây Trung Quốc. Theo Reuters, các cuộc biểu tình này có lẽ là những động thái phản kháng đầu tiên tại một trong những địa phương nhạy cảm tại Trung Quốc, nơi mà quân đội và an ninh được tăng cường đề phòng bạo loạn từ nhiều tuần tước.Tháng ba năm nay có hai kỷ niệm quan trọng : cuộc nổi dậy năm 2008 và sự kiện Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ năm 1959.

Theo những nhân chứng tại chổ thì hôm 17/03, nhiều học sinh trung học Tây Tạng đã biểu tình tại thành phố Hiệp Tác, tỉnh Cam Túc. Khoảng 20 học sinh bị công an bắt đi.

Trước đó, vào ngày chủ nhật, nhiều học sinh ở An Đa cũng thuộc tỉnh Cam Túc xuống đường với biểu ngữ bằng tiếng Tây Tạng và chữ Hán ủng hộ Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và đòi người Hán phải rút khỏi Tây Tạng. Người ta không biết có học sinh nào bị bắt trong cuộc biểu tình này hay không.

Nhiều nhân chứng cho biết thêm là quân đội Trung Quốc trấn giữ các ngã đường chiến lược trong lúc hàng quán phải đóng cửa theo lệnh giới nghiêm. An ninh Trung Quốc cũng lập rào cản trên con đường từ thành phố đến một tu viện Phật giáo Tây Tạng cách đó 70 cây số.

Biểu tình xảy ra sau khi chính quyền Trung Quốc cấm học sinh ra khỏi khuôn viên nhà trường trong một thời gian trước và sau ngày « nhạy cảm 10 tháng 3 ».

source

FRI Vietnamese

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2010

Biểu tình của phe Áo Đỏ: Nhìn từ Thái Lan



Trong lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã bước sang ngày thứ ba, đọc giả trang mạng BBC đã cho biết quan điểm của họ về những gì phe biểu tình sẽ đạt được và liệu các đòi hỏi của họ có tốt cho đất nước của họ hay không.


Phe chống biểu tình

Nana Angsanunt

Nana Angsanunt nghĩ rằng sẽ thật tai hại cho Thái Lan nếu ông Thaksin trở lại cầm quyền

Nana Angsanunt, một nữ sinh viên, sinh quán ở vùng đông bắc Thái Lan, quê hương của lãnh đạo bị lật đổ Thaksin Shinawatra. Cô nghĩ rằng nếu như ông Thaksin trở lại cầm quyền thì sẽ là một điều tai hại cho đất nước.

Tôi sinh ra ở tỉnh lớn nhất của vùng đông bắc là tỉnh Khonkaen. Đa số dân ở đây đều ủng hộ ông Thaksin và nhiều người đã đi Bangkok để tham gia biểu tình.

Cha tôi, quận trưởng của một quận nhỏ, là một người ủng hộ phe áo đỏ, còn mẹ tôi ủng hộ phe áo vàng. Chúng tôi tráng nói chuyện chính trị ở nhà để tránh phải cãi nhau.

Tôi nghĩ rằng chính trị là một chuyện dơ bẩn do đó, tôi không ngả theo phe nào. Tôi nghĩ rằng những gì phe áo đỏ muốn là dân chủ, nhưng thậm chí có bầu cử đi nữa, thì cuộc bầu cử này cũng không dân chủ, bởi vì trước đây, ông Thaksin đã bỏ tiền ra mua phiếu.

Bất luận ông Thaksin có mặt trong nước hay không, ông sẽ thắng cử bởi vì ông ta có rất nhiều người ủng hộ. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ tai hại cho đất nước vì phe áo vàng sẽ trở lại và sẽ có dẫn tới bạo động thậm chí nội chiến.

Một số người thật sự muốn dân chủ, nhưng một số khác, tham gia biểu tình, chỉ vì tiền. Tôi nghĩ rằng những cuộc biểu tình này sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ và sẽ khiến cho các nhà đầu tư ngoại quốc có cái nhìn không tốt đẹp về bước Thái Lan.

Một triệu người đi biểu tình tức là một triệu người không làm việc, điều này không tốt cho nền kinh tế. Biểu tình có thể rất nguy hiểm.

Nếu họ muốn hiến máu, tại sao họ không hiến cho những người cần?

Nana Angsanunt

Phe biểu tình đang cố làm cho truyền thông chú ý tới họ bằng cách đi thu thập máu. Thật là ngu xuẩn vì chỉ phí mà thôi. Cô Nana Angsanuntnói : "Nếu họ muốn hiến máu, tại sao họ không hiến cho những người cần? "

Ông Buntoon Wongseelashote, một thương gia trong ngành dệt may tại Bangkok nghĩ rằng các yêu sách của phe áo đỏ không tốt cho đất nước.

Tôi không ủng hộ các người biểu tình vì yêu sách của họ thật phi lý. Họ nghĩ rằng chính phủ hiện nay là không hợp pháp. Thật là phi lý bởi vì ông Abhisit lên cầm quyền cũng y như hai người tiền nhiệm là ông Samak và ông Somchai. Không một ai chất vấn một điều gì, thế thì tại sao bây giờ người ta lại hỏi ?

Thật ra, những gì phe áo đỏ đòi hỏi chỉ làm lợi cho một người mà thôi và người đó lại thối nát vô cùng. Tại sao, chúng tôi phải tổ chức bầu cử khi mà mọi chuyện đều tốt đẹp ?

Chúng tôi không cần bầu cử trong lúc này, bởi vì mọi chuyện tốt đẹp hơn trước. Kinh tế Thái Lan rất tốt đẹp nếu xét theo cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay trên thế giới.

Buntoon Wongseelashote nghĩ rằng các yêu sách của phe áo đỏ không tốt cho đất nước

Dân chủ không kiến hiệu tại Thái Lan : quí vị cần tiền để thắng cử. Thaksin chắc chắn sẽ trở lại cầm quyền, và điều này rất tai hại cho đất nước. Vấn đề là tại Thái Lan, chúng tôi không có luật nào ấn định mức chi tiêu của chính phủ. Nạn tham nhũng lan tràn.

Một số nhân viên của tôi là người vùng đông bắc và họ hỏi tôi là cho phép họ đi biểu tình. Họ nói với tôi đây là cơ hội kiếm thêm tiền cho họ. Tôi không cho phép họ đi biểu tình.

Phe thuận biểu tình

Tôi là trong những người đã mất kiên nhẫn với chính phủ rồi. Cả triệu người thuộc phe áo đỏ đã kéo nhau về Bangkok mà ông Abhisit vẫn chưa chịu từ chức. Tôi muốn thông báo với toàn thể thế giới rằng ông Thaksin rất trong sạch và nửa dân số Thái Lan yêu mến ông. (Nặc danh, Thailand)

Xin quí vị hiểu rằng phe áo đỏ có nhiều nhóm. Một số ít người biểu tình vì ông Thaksin, còn đại đa số đang tranh đấu cho dân chủ thực sự và đòi hỏi của họ chẳng có dính dáng gì tới Thaksin cả. Họ đã bị bọn " ăn trên ngồi trốc"đè đầu đè cổ do đó ông không chịu được được nữa. (Woraphant Chontong, Bangkok)

Thái Lan đã bị một thiểu số kẻ quyền quí cai trị khá lâu nay. Nhiều người dân không có được giáo dục tốt, chỉ có nhà giàu mới có được giáo dục tốt mà thôi. Cái hố cách biệt giàu nghèo quá rộng. Vùng nông thôn ngày nay vẫn còn lạc hậu. Phe áo đỏ biểu tình vì họ bọn nhà giàu áp bức. Nay họ đòi hỏi công lý. (Somwang , Bangkok)

Đại đa số đang tranh đấu cho dân chủ thực sự

Tôi biểu tình vì đã quá rõ ràng rằng nước tôi đã bị cai trị bởi một nhà độc tài và bè phái, dùng quân đội để lật đổ chính phủ do dân bầu lên. Họ nói rằng Thaksin không đóng thuế. Họ nói rằng bản hiến pháp cũ không tốt và tạo ra một bản hiến pháp mới rất mập mờ. Bọn cầm quyền lợi dụng tiền của dân chúng cho mục đích riêng tư của họ. Họ hút máu của dân chúng và dùng quyền hành đ63 loại kẻ thù của họ. (Tarnkamon , Bangkok)

Chúng ta nên ủng hộ những người biểu tình không có một tấc sắt trong tay. Thủ tướng Thái bác bỏ đòi hỏi của phe biểu tình vì ông ta sợ mất quyền hành vĩnh viễn. Thủ tướng nên giải thể quốc hội và cho phép dân chúng chọn lại một quốc hội khác. (Nặc danh, Bangkok)

Chúng tôi có mục đích đem Thái Lan ra khỏi cơn khủng hoảng, tình trạng thiếu dân chủ và thiếu nhân quyền. Nhưng phe quân phiệt vẫn còn cố bám víu vào quyền bính nhờ súng đạn và nhờ can thiệp vào chính trị. Họ đã áp bức quá nhiều người dân Thái rồi. (Pueyka)

source

BBC Vietnamese

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Shell ngừng bán xăng cho Iran



Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P. J.  Crowley
Hình: USDS

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P. J. Crowley chính quyền hy vọng các công ty tư sẽ ủng hộ khi chính phủ đưa ra những thể thức chính trị đúng đắn để thuyết phục Iran ngừng hoạt động hạt nhân


Công ty xăng dầu khổng lồ Royal Dutch Shell cho biết là không còn bán xăng cho Iran nữa.

Đây là diễn biến mới nhất của sự kiện ngày càng có nhiều công ty xăng dầu ngừng cung cấp nhiên liệu cho nước Cộng hòa Hồi Giáo này.

Công ty xăng dầu có trụ sở tại Hà lan công bố biện pháp này hôm thứ Tư.

Những công ty lớn khác của Tây phương đã ngưng bán xăng dầu cho Tehran gồm có Glencore của Thụy Sĩ và Vitol có trụ sở tại Geneva. Những giám đốc chấp hành và các công ty kinh doanh trong ngành này cho biết các công ty xăng dầu đang tránh xa Iran vì những lý do chính trị.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley nói chính phủ đang cố gắng thông báo cho các công ty trong lãnh vực năng lượng và tài chánh là việc giao dịch với Iran có thể mang lại những hậu quả về thương mại.

Ông nói là chính quyền Obama hy vọng các công ty tư sẽ bày tỏ sự ủng hộ khi chính phủ đưa ra những thể thức chính trị đúng đắn để thuyết phục Iran ngừng các hoạt động hạt nhân.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang thảo luận về dự luật hỗ trợ cho những chế tài đơn phương đối với những công ty thỏa thuận cung cấp xăng dầu cho Iran.

Iran là một trong những công ty xuất cảng dầu thô lớn nhất thế giới nhưng vẫn trông cậy vào việc nhập cảng khoảng 40% những sản phẩm xăng dầu được tinh lọc.

source

VOA Vietnamese

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Nước sông Mekong xuống thấp : Nông dân Thái Lan biểu tình chống Trung Quốc



Đức Tâm, Thanh Phương

Bài đăng ngày 08/03/2010 Cập nhật lần cuối ngày 08/03/2010 12:37 TU

Đập Mạn Loan ở Trung Quốc

Đập Mạn Loan ở Trung Quốc

Hiện nay, mức nước sông Mekong xuống tới mức thấp nhất kể từ 20 năm qua, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người trong khu vực hạ nguồn, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Các tổ chức bảo vệ môi trường quy trách nhiệm cho việc xây đập thủy điện trên phần sông chạy qua lãnh thổ Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.

Hôm qua, 07/03/2010, thủ tướng Thái Lan, Abhisit đã đề nghị Trung Quốc cho biết rõ tác động của đập thủy điện đối với mực nước sông Mekong.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus tường trình.

" Đối nông dân vùng phía bắc Thái Lan, điều chắn chắn là mực nước sông Mekong xuống rất thấp hiện nay là do các đập xây trên con sông này, phần chạy qua lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay, mực nước sông Mekong xuống tới mức thấp nhất kể từ 20 năm qua, tác động đến cuộc sống của khoảng 60 triệu người ở hạ nguồn, tại Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là nông dân trồng lúa và những người làm nghề nông khác, phụ thuộc vào nguồn nước tưới đến từ con sông. Giao thông đường thủy cũng bị ảnh hưởng. Do mực nước thấp, tàu phà ở phía bắc Thái Lan ngừng hoạt động.

Nỗi lo ngại của nông dân miền bắc Thái Lan lớn đến nỗi họ dự kiến tổ chức biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Bangkok. Chỉ tính riêng Thái Lan, thiệt hại do hạn hán có thể lên tới 130 triệu euros. Do vậy, thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã đề nghị phía Trung Quốc giải thích. Đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả rằng Bắc Kinh không chịu trách nhiệm về việc nước sông Mekong xuống thấp.

Một số chuyên gia tại Thái Lan cũng nghĩ như vậy. Lập luận của họ là các con đập nằm trên sông phần chạy qua lãnh thổ Trung Quốc là đập thủy điện và nước vẫn có thể thoát đi.

Nông dân phía Bắc Thái Lan và các tổ chức phi chính phủ thì không nghĩ như vậy.

Thủ tướng Thái Lan Abhisit tỏ ra bi quan : Ông đã đề nghị Bắc Kinh triệu tập một cuộc họp của giới chuyên gia nhằm làm rõ tình hình. Trung Quốc dường như cũng được mời dự cuộc họp của Ủy Hội Sông Mekong, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tư tới."

source

FRI Vietnamese

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Giảm cách biệt giàu nghèo, một thách đố lớn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc



Thanh Phương

Bài đăng ngày 05/03/2010 Cập nhật lần cuối ngày 05/03/2010 13:56 TU

Dân lao động từ nông thôn lên thành thị (Reuters)

Dân lao động từ nông thôn lên thành thị (Reuters)

Các giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng, sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn trong năm qua đã tăng thêm. Cụ thể, trong năm 2009, mức thu nhập của dân thành thị cao gấp 3,33 lần so với thu nhập của dân nông thôn, trong khi vào năm 1983, tỷ lệ này chỉ là 1,82.

Trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc hôm nay, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề ra những ưu tiên cho năm nay, đó là duy trì một mức tăng trưởng cao, nhưng phân chia tốt hơn các thành quả phát triển kinh tế, trong một quốc gia mà sự cách biệt giàu nghèo ngày càng tăng một cách nguy hiểm.

Công an Trung Quốc trưng thu nhà dân

Công an Trung Quốc trưng thu nhà dân

Từ nhiều năm qua, trong các bài diễn văn chính thức ở Trung Quốc, người thường nghe thấy cụm từ ''xã hội hài hoà'', một mục tiêu được đề ra trong bối cảnh mà các vụ rối loạn xã hội xảy ra ngày càng nhiều, do các vụ trưng thu đai mà không đền bù thỏa đáng, do các vụ tham nhũng của quan chức điạ phương hoặc do sự bất mãn của những ngườI bị gạt ra bên lề xã hội.

Chính là để tránh các vụ rối loạn kiểu như vậy mà kỳ họp Quốc hội lần này được bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, với một lực lượng cảnh sát hùng hậu ở khu vực quảng trường Thiên An Môn.

Thu nhập của dân thành thị cao gấp 3 lần so với nông dân

Chính các giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng, sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn trong năm qua đã tăng thêm. Cụ thể, trong năm 2009, mức thu nhập của dân thành thị cao gấp 3,33 lần so với thu nhập của dân nông thôn, trong khi vào năm 1983, tỷ lệ này chỉ là 1,82.

Nhưng đáng quan ngại hơn cả là số phận của những người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị kiếm sống và không hưởng được một quyền gì của người lao động bình thường. Do không có hộ khẩu, khoảng 230 triệu người lao động nhập cư tại Trung Quốc hiện nay không được hưởng các dịch vụ xã hội, có cái của họ không được đi học và khi nhà đất bị trưng thu, họ không được đền bù gì cả.

Chính vì vậy mà cách đây vài ngày, 13 tờ báo chính thức đã đăng chung một bài xã luận kêu gọi chính quyền bãi bỏ chế độ hộ khẩu này, một chế độ mà theo họ, chối bỏ các quyền của người dân.

Dân Trung Quốc xung đột với công an (DR)

Dân Trung Quốc xung đột với công an (DR)

Số phận của những người lao động nhập cư càng làm nổi rõ tình trạng bất công xã hội tại Trung Quốc. Theo lời ông Willy Lam, một giáo sư thuộc Trường Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông được hãng tin AFP trích dẫn, ngày nay, thế hệ lao động nhập cư trẻ, đã quen với Internet, bắt đầu thấm nhuần những tư tưởng dân chủ, cho nên sẽ đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn.

Trong bài diễn văn hôm nay, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa là chính phủ của ông sẽ nỗ lực trên vấn đề việc làm và bảo hiểm xã hội, đồng thời sẽ quan tâm hơn đến số phận những ngườI lao động nhập cư.

Các tổ chức quốc tế và các nhà kinh tế, kể cả nhà kinh tế Trung Quốc đều cho rằng nền kinh tế của nước này sẽ được hưởng lợi từ việc thiết lập một hệ thống an sinh xã hội cho tất cả mọi người. Lý do là vì, không phải lo dành dụm để sống khi tuổi già hoặc cho con cái học hành, người dân Trung Quốc sẽ mạnh dạn tiêu thụ nhiều hơn, qua đó kích thích tăng trưởng cho một nền kinh tế mà cho tới nay chủ yếu dựa vào xuất khẩu.

source

RFI Vietnamese

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

TT Obama ký dự luật khuyến khích du lịch nước Mỹ



Khu Manhattan ở New York
Hình: Wikimedia Commons

Tổ chức Quảng Bá Du Lịch sẽ được thành lập nhằm tạo ra các chương trình quảng cáo Hoa Kỳ như một điểm đến hấp dẫn du khách


Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký một dự luật thành lập một tổ chức vô vụ lợi để khuyến khích du lịch Hoa Kỳ.

Đạo luật ký hôm thứ Năm được đưa ra như một biện pháp nhằm đối phó với tình trạng số lượng du khách nước ngoài đến Hoa Kỳ đã giảm sút, kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Đạo luật này thành lập một tổ chức vô vụ lợi mang tên là Tổ chức Quảng Bá Du Lịch, nhằm mục đích tạo ra các chương trình để quảng cáo Hoa Kỳ như một điểm đến hấp dẫn du khách.

Tổ chức này sẽ được tài trợ một phần bằng lệ phí 10 đôla đánh trên các hành khách đến từ các nước có thỏa thuận miễn visa với Hoa Kỳ.

Tổ chức vô vụ lợi này cũng sẽ nhận tài trợ lên tới 100 triệu đôla từ lĩnh vực tư nhân.

Một số tổ chức trong ngành du lịch đã hoan nghênh biện pháp này, họ nói rằng Hoa Kỳ nay không bắt kịp các nước khác trong các nỗ lực quảng cáo ngành du lịch.

Tuy nhiên, giới chống đối lập luận rằng lệ phí 10 đôla đánh trên các hành khách sẽ khiến những người muốn du lịch Hoa Kỳ phải suy nghĩ lại.

source

VOA Vietnamese