Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

‘Không có chuyện gác tranh chấp...’



‘Không có chuyện gác tranh chấp với TQ’

Cập nhật: 04:50 GMT - thứ năm, 20 tháng 9, 2012
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba
Ông Gemba bác bỏ nước ông đã từng thỏa thuận gác lại tranh cCác lãnh đạo Trung Quốc đã lên án gay gắt việc Nhật Bản ‘mua lại’ từ tay sở hữu tư nhân người Nhật một quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư còn Tokyo gọi là Senkaku.
Phía Trung Quốc cho rằng động thái này của Nhật trên thực tế đã vứt vào sọt rác ‘một thỏa thuận’ được cho là có tồn tại giữa hai nước.

‘Không nói về chuyện đó’

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Gemba đã nhắc lại những trao đổi giữa các lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản vào đầu những năm 1970. Một phần các ý kiến này đã được in lại trong tài liệu về lập trường của chính phủ Nhật Bản vào năm 2010.
Vào năm1972 khi Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka viếng thăm Trung Quốc để khôi phục quan hệ song phương, ông đã hỏi Thủ tướng chủ nhà Chu Ân Lai nghĩ như thế nào về tranh chấp đảo trên Biển Hoa Đông.
Cố Thủ tướng Chu lúc đó đã nói rằng ông ‘không muốn nói về chuyện đó vào lúc này’ và rằng ‘không ích lợi gì để nói chuyện đó vào lúc này’, Gemba cho biết.
Cũng theo lời của ngoại trưởng Nhật thì Chu Ân Lai đã nói với Tanaka rằng quần đảo này trở thành chuyện lớn vì vùng biển xung quanh được phát hiện có dầu mỏ.
Ông Chu cũng nói thêm rằng cả Đài Loan lẫn Hoa Kỳ đều có thể chẳng mấy quan tâm đến các hòn đảo này nếu ở đó không có dầu, cũng theo lời của Gemba.
“Vấn đề đặt ra ở đây là với những lời trao đổi (được ghi lại trong tài liệu) như thế này, liệu chúng ta có thể nói rằng đã có một thỏa thuận (giữa Nhật Bản và Trung Quốc) hay không?,” ông nói.
“Lập trường của chúng tôi là không hề có thỏa thuận đó,” ông nói thêm và khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là bộ phận lãnh thổ ‘không thể tách rời’ của Nhật Bản và rằng không hề có bất đồng gì về chủ quyền đối với quần đảo này.
Hiện tại chưa thấy phía Trung Quốc phản ứng về bình luận này của Ngoại trưởng Gemba.
Chính phủ Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại rằng họ có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng tỏ ‘Điếu Ngư Đảo’ thuộc sở hữu của họ từ xa xưa và rằng hành động ‘mua lại’ đảo của Nhật Bản và ‘xâm phạm nghiêm trọng’ chủ quyền của họ.
Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đề ra phương châm ‘gác tranh chấp, cùng khai thác’ với các đảo mà nước này có tranh chấp chủ quyền với các nước lân bang trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
SOURCE
BBC VIETNAMESE

"Tổng thống Syria bị thương, vợ chạy sang Nga"




"Tổng thống Syria bị thương, vợ chạy sang Nga"

(0 votes)
Monday, 23 July 2012 08:18Written by Administrator

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Ông Hollande thắng cử Tổng thống Pháp


 

Ông Hollande thắng cử Tổng thống Pháp

Cập nhật: 19:37 GMT - chủ nhật, 6 tháng 5, 2012

Ông Hollande cảm ơn các cử tri
Ông Francois Hollande ăn mừng chiến thắng trước các ủng hộ viên
Ứng cử viên Đảng Xã hội Pháp, Francois Hollande giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai hôm Chủ Nhật với 52% số phiếu thu được, so với 48% số phiếu của đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ông Sarkozy đã thừa nhận thất bại và nói: "Francois Hollande là tổng thống của Pháp và ông ấy cần phải được tôn trọng."
Các phân tích gia nói cuộc bẩu cử có những tác động tới toàn thể khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone.)
Ông Hollande đã cam kết khi tranh cử sẽ làm việc lại về một thỏa thuận về nợ chính phủ giữa các quốc gia.
Các ủng hộ viên cuồng nhiệt của ông Hollande đã tập hợp tại Quảng trường Bastille ở Paris, một địa điểm tập hợp truyền thống của cánh tả, để ăn mừng.
Ông Hollande đã giành chiến thắng nhờ khai thác những vấn đề khó khăn kinh tế của nước Pháp và điểm yếu do không được quần chúng ưa chuộng của đương kim Tổng thống Sarkozy.
Ứng viên đảng Xã hội đã hứa hẹn tăng thuế đối với các hãng lớn và những người thu nhập hơn một triệu euro một năm.
"Francois Hollande là tổng thống của Pháp và ông ấy cần phải được tôn trọng."
Ông Nicolas Sarkozy
Ông muốn tăng thu nhập tối thiểu, thuê thêm 60.000 giáo viên và hạ ngưỡng tuổi về hưu từ 62 xuống còn 60 tuổi cho một số người lao động.
Ông Hollande cũng kêu gọi tái đàm phán một hiệp ước khó đạt được của châu Âu về thắt chặt kỷ luật ngân sách mà Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Sarkozy chủ xướng.
Trong diễn văn thừa nhận thất bại của mình, ông Sarkozy nói với các ủng hộ viên còn đang bàng hoàng rằng ông "sẽ chịu trách nhiệm về thất bại."
Ám chỉ tương lai của mình, ông nói: "Vị trí của tôi sẽ không còn như cũ nữa. Việc tham dự vào công việc của đất nước trong cuộc đời của tôi nay sẽ khác đi."
Chỉ là lần hai
Ông Nicolas Sarkozy
Ông Sarkozy đã ám chỉ sẽ rời bỏ chính trị sau khi bị thất cử
Trong cuộc vận động tranh cử, ông đã nói rằng sẽ rời bỏ chính trường nếu thất cử.
Ông Sarkozy, người nhậm chức Tổng thống kể từ năm 2007, đã hứa hẹn giảm thâm thủng ngân sách to lớn của Pháp thông qua cắt bỏ chi tiêu.
Đây chỉ là lần thứ hai một tổng thống đương kim gặp thất bại khi tái tranh cử kể từ khởi đầu nền Cộng hòa thứ Năm của Pháp vào năm 1958.
Lần trước, ông Valerie Giscard d'Estaing đã thất cử và để mất ghế tổng thống vào tay ứng viên đảng Xã hội, ông Francois Mitterand vào năm 1981.
Ông Mitterand đã ở cương vị này hết hai nhiệm kỳ cho tới năm 1995.
Tân tổng thống Pháp theo dự kiến sẽ đăng quang và nhận nhiệm sở vào cuối tháng này.
Một cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng Sáu.
Trước đó, nước Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu hôm Chủ nhật ngày 6/5 trong vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên.
Hollande, người dẫn trước Sarkozy trong tất cả các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc bỏ phiểu, đã hy vọng các cử tri Pháp sẽ quay lưng lại với thành tích cầm quyền của Sarkozy và đưa ông lên làm tổng thống cánh tả đầu tiên của nước Pháp kể từ năm 1995.
Sarkozy thì nói ông đã giúp đất nước tránh được cuộc suy thoái và duy trì một ‘nước Pháp hùng mạnh’ trong khi Hollande phản bác lại rằng đất nước đang trong ‘khủng hoảng trầm trọng’ và cần sự thay đổi.
source
BBC Vietnamese

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN


Thứ Ba, 03 tháng 4 2012

Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Phnom Penh, ngày 3/4/2012
Hình: Reuters
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Phnom Penh, ngày 3/4/2012
Những mối bất đồng mới có thể phương hại tới nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc nhằm đạt được một hiệp ước để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ bùng ra thành bạo động.

Hãng thông tấn AP trích lời các nhà ngoại giao cho biết như thế hôm thứ Ba vào lúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Phnom Penh.

Trước khi diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo, các vị ngoại trưởng và nhân viên ngoại giao cấp cao của ASEAN đã thảo luận về một đề nghị nhằm chuyển một tuyên cáo chính trị không có tính chất cưỡng hành mà ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002 thành một “bộ qui tắc hành xử” có tính ràng buộc về pháp lý để ngăn chặn những vụ xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và 5 nước khác đòi chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có 4 nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trước đó, Trung Quốc cho biết họ muốn tham gia soạn thảo bộ qui tắc này với ASEAN. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng các nước hội viên ASEAN nên hoàn thành một phiên bản của chính mình trước khi thảo luận với Trung Quốc.

Ông del Rosario tuyên bố “Lập trường của chúng tôi là chúng tôi cần phải soạn thảo COC và sau đó chúng tôi sẽ ngồi xuống thảo luận với Trung Quốc, không phải trước đó.”

Trung Quốc đã bác bỏ những sự giàn xếp buộc họ thương thuyết với một nhóm các nước về vụ tranh chấp, và nhất mực đòi điều đình tay đôi với từng nước có đòi hỏi chủ quyền.

Hãng thông tấn AP trích lời hai nhà ngoại giao Đông Nam Á tham gia cuộc thảo luận cho biết các giới chức Trung Quốc, không tham gia các cuộc họp mới đây ở Phnom Penh, đã chuyển đạt một đề nghị là thành lập một nhóm chuyên gia và chính khách có uy tín của ASEAN để góp phần tìm kiếm giải pháp cho vụ tranh chấp, nhưng Việt Nam và Philippines đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến đó.

Tuy có những sự bất đồng như vậy, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói rằng việc Trung Quốc muốn cùng với ASEAN thảo luận về những cách thức để giải quyết tranh chấp là một dấu hiệu của tiến bộ.

Vụ tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành một cuộc diện giằng co gây nhiều bất an kể từ khi xảy ra vụ hải chiến lần chót vào năm 1988, khi hơn 70 binh sĩ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc sát hại trên đảo Gạc Ma của quần đảo Trường Sa.
source
VOA Vietnamese

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Nước Nga chia rẽ sau bầu cử tổng thống


Nước Nga chia rẽ sau bầu cử tổng thống
Monday, March 05, 2012 7:32:54 PM

MOSCOW (AP) - Sau cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật, 4 tháng 3, đưa ông Vladimir Putin trở lại chức vụ tổng thống, những cuộc biểu tình bênh và chống Putin diễn ra khắp nơi trên nước Nga từ Moscow, St. Petersburg cho đến những thành phố miền Viễn Ðông.

Hôm Thứ Hai gần hai chục ngàn dân chúng tập trung biểu tình tại công trường Pushkin trung tâm thủ đô Moscow phản đối kết quả bầu cử. Hàng trăm người bị cảnh sát bắt giữ trong những cuộc biểu tình không được phép tại nhiều nơi khác ở Moscow cũng như St. Petersburg.

Cảnh sát Nga bắt giữ một người trong cuộc biểu tính ở Moscow chống kết quả bầu cử tổng thống. (Hình: AP/Ivan Sekretarev)

Alexei Navalny, một blogger và lãnh tụ đối lập nổi tiếng Sergei Udatsov bị cảnh sát bắt giữ mấy giờ sau mới được thả. Nói với khoảng 30 đến 40 người ủng hộ sau đó, Navalny loan báo dự định tổ chức một cuộc biểu tình khác tại Moscow vào ngày Thứ Bảy.

Mưu toan chiếm một công viên và dựng lều để tiếp tục biểu tình lâu dài không thành công khi cảnh sát chống bạo loạn mau chóng đến giải tán và bắt giữ gần 100 người. Sự kiện này chứng tỏ hoàn cảnh khó khăn mà những người đối lập sẽ phải đối đầu trong những hành động sau này. Thị trưởng Moscow, ông Sergei Sobyanin, ra lệnh cấm người biểu tình đóng lều tại các công viên và lực lượng an ninh sẵn sàng can thiệp đàn áp bằng vũ lực để đập tan những cuộc phản kháng.

Phương cách chiếm đóng công viên đã được dùng tại Kiev, Ukraine, năm 2004 đưa đến cuộc Cách Mạng Da Cam khiến chính quyền phải hủy bỏ cuộc bầu cử trong đó một ứng cử viên thân Nga đã thắng, để tổ chức lại một cuộc bầu cử khác và ứng cử viên thân Tây phương đắc cử.

Cảnh sát cũng ngăn chặn những người biểu tình định tiến đến điện Kremlin. Một số người biểu tình giận dữ hô lớn: “Moscow là thành phố của chúng tôi,” khi cảnh sát không cho họ đi vào đường Tverskaya, đại lộ chính của thành phố.

Ðồng thời các cuộc biểu tình ủng hộ Putin cũng tập trung được những số người đông đảo trên khắp nước Nga. Tại Siberia tổng cộng khoảng 40,000 người biểu tình ở nhiều thành phố ủng hộ Putin. Tại Moscow 20,000 người tập họp đến công trường Manezhnaya ủng hộ Putin, con số này kém xa con số 100,000 mà những người tổ chức đã tuyên bố trước. Những tổ chức thanh niên ủng hộ Putin cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại hơn 20 địa điểm khác riêng ở Moscow

12,000 cảnh sát, binh lính Bộ Nội Vụ và người tình nguyện được triển khai để giữ an ninh trật tự cho những cuộc biểu tình.

Ủy ban bầu cử trung ương cho biết tỷ lệ cử tri đi bầu là 58% và kết quả Putin chiếm 63.71% với 99.5% số phiếu đã được kiểm xong. Chính quyền Obama lên tiếng chúc mừng dân chúng Nga đã đi bầu đông tuy nhiên cũng bày tỏ mối quan tâm đối với những sự kiện bất bình thường trong bầu cử. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng sẽ làm việc với “Tổng thống Nga tân cử” sau khi kết quả bầu cử đã được chính thức xác nhận, tuy nhiên không đề cập đến tên Vladimir Putin cũng như không gởi lời mừng tới cá nhân ông. (HC)

source

Nguoi-Viet Online

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bắc Hàn ngưng nguyên tử để được viện trợ


Bắc Hàn ngưng nguyên tử để được viện trợ
Wednesday, February 29, 2012 6:58:54 PM


Ðổi lấy hàng trăm ngàn tấn thực phẩm Mỹ

WASHINGTON (NYT) - Sau một thời gian lặng lẽ đàm phán, chính phủ Mỹ và thành phần lãnh đạo mới ở Bắc Hàn đạt thỏa thuận theo đó Bình Nhưỡng ngưng thử võ khí nguyên tử, cho phép các thanh tra quốc tế vào theo dõi hoạt động tại lò phản ứng chính Yongbyon và cũng ngưng chế tạo hỏa tiễn tầm xa, theo loan báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm Thứ Tư, đổi lại Mỹ hứa sẽ cung cấp hàng trăm ngàn tấn thực phẩm cho quốc gia nghèo đói này.

Tân lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đi thăm học sinh nhân ngày Tết âm lịch. Tại bàn đàm phán ở Bắc Kinh, Bắc Hàn thuận cắt vài chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ thực phẩm của Hoa Kỳ. (Hình: KNS/AFP/Getty Images)

Tuy rằng chính phủ Obama gọi đây là những bước “quan trọng nhưng giới hạn,” thỏa thuận đạt được cho thấy khả năng vượt qua được tình trạng bế tắc về chương trình nguyên tử của Bắc Hàn tiếp theo cái chết của nhà lãnh đạo quốc gia này Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) hồi năm ngoái. Con trai út của ông ta là Kim Chính Vân (Kim Jong-un) sau đó được đưa lên thay thế, và các giới chức Mỹ trong thời gian qua theo dõi kỹ càng để xem việc Kim Chính Vân lên nắm quyền có thay đổi thái độ của quốc gia này hay không. Việc Bắc Hàn đồng ý ngưng phóng thử các hỏa tiễn tầm xa cũng sẽ làm giảm bớt tình trạng căng thẳng đối với Nhật và Nam Hàn.

Việc Bắc Hàn đồng ý cho các thanh tra thuộc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA) quay trở lại cũng được coi là một nhượng bộ đáng kể. Sau nhiều năm thương thảo, Bắc Hàn trục xuất các thanh tra và tiến hành cuộc thử nghiệm bom nguyên tử vào năm 2006.

Hai ngày họp tuần qua ở Bắc Kinh lúc đầu có vẻ chỉ cho các kết quả không quan trọng, nhưng sau khi các thương thuyết gia Bắc Hàn về nước, thành phần lãnh đạo quốc gia này có các đáp ứng thuận lợi về đề nghị tái lập thương thảo quốc tế và cung cấp thực phẩm - nếu phía Bình Nhưỡng đồng ý với những gì loan báo hôm Thứ Tư. Trong bản thông cáo phổ biến đến báo chí, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho hay đổi lại các hành động của Bắc Hàn, Washington “sẵn sàng có các biện pháp cải thiện mối quan hệ song phương trong tinh thần tôn trọng chủ quyền và bình đẳng giữa hai quốc gia. Phía Mỹ cũng cho hay sẽ cho phép có các trao đổi văn hóa, giáo dục và thể thao với Bắc Hàn.

Hoa Kỳ cũng đồng ý sẽ cung cấp 240,000 tấn thực phẩm - điều từng được nhắc đến mấy năm qua. Chính phủ Obama đã từ chối không nối kết trực tiếp việc cung cấp thực phẩm với tiến triển của cuộc thương thảo, nói rằng điều này sẽ được cứu xét trên căn bản thuần túy nhân đạo. Tuy nhiên, phía Bắc Hàn nhất định đòi phải có trợ giúp thực phẩm trong thỏa thuận và phía Mỹ phải nhượng bộ.

Loan báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ không cho biết khi nào thỏa thuận này sẽ được khởi sự thi hành.

Giám đốc IAEA, ông Yukiya Amano, gọi đây là một bước tiến quan trọng. Trong khi đó Ngoại Trưởng Nhật Koichiro Gemba cũng có những lời ca ngợi tương tự. Nhật là một trong sáu quốc gia tham dự cuộc họp quốc tế về nguyên tử Bắc Hàn gồm Mỹ, Nam Hàn, Bắc Hàn, Trung Quốc, Nhật và Nga. (V.Giang)

source

Nguoi-Viet Online news

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Moscow: Thousands join pro- and anti-Putin protests



Moscow: Thousands join pro- and anti-Putin protests

Anti-Putin protesters brave temperatures as low as -19C in Moscow

Tens of thousands of people are marching in Russia's capital Moscow in protest at Prime Minister Vladimir Putin's grip on power.

It is the third rally since December's parliamentary election was marred by allegations of vote-rigging.

But supporters of Mr Putin, who will stand in next month's presidential election, are holding their own rally at a different location.

People at the rallies will be braving temperatures as low as -19C.

But the chilling temperatures did not appear to have dissuaded people from turning out, as feared by the 'For Honest Elections' rally organisers.

The BBC's Daniel Sandford in Moscow said it appears as if the rally is of a similar size to last time, which organisers put at 120,000 people. Moscow police say only 23,000 people turned out on Saturday.

Police also put the number of people at the pro-Putin rally in the west of the capital at around 90,000 people, but other reports said the figure was much lower.

"Everyone here is here of their own free will," one protester in the 'For Honest Elections' march said. "Some of my friends were forced by their employers to go to the Pro-Putin rally, otherwise they would be fired."

The turnout is seen as a key indicator of whether the protest movement against Mr Putin still has momentum, observers say.

Pressure

Anti-Putin protesters carrying white balloons and wearing white ribbons - the colour adopted by the protest movement - marched from Kaluzhskaya Square to Bolotnaya Square.

They chanted "Putin, Go Away!" and "Russia without Putin!"; one banner read "Putin is a person without shame or conscience", a BBC reporter saw.

Mr Putin on Friday thanked those who would be attending the rival rally, which has been dubbed the "anti-Orange protest" in reference to Ukraine's 2004 Orange Revolution.

"I am grateful to them and share their views," he said, urging them to dress up warmly.

The organisers of Saturday's 'Honest Elections' protest are demanding a re-run of December's election, and calling on people to vote against Mr Putin in March's presidential election.

The BBC's Steve Rosenberg in Moscow says the organisers do not expect to be able to stop Mr Putin from winning March's election, but they hope they can pile the pressure on him to institute political reform.

source

http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-16885446

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Bắc Hàn tỏ ý muốn mở lại các đàm phán về trao đổi thực phẩm với việc ngưng chương trình nguyên tử của họ



Wednesday, 11 January 2012 17:15

Cali Today News - Hôm thứ tư 11/1 Bắc Hàn lên tiếng cho hay “vẫn rộng mở cánh cửa cho các cuộc đàm phán trao đổi thực phẩm với việc ngưng tinh hóa Uranium của chương trình nghiên cứu nguyên tử của họ”

Tuy nhiên một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn vẫn chỉ trích Hoa Kỳ đã chính trị hóa vấn đề viện trợ thực phẩm, tuy chính phủ Bắc Hàn vẫn chờ đợi xem Hoa Kỳ có sẵn lòng “lấy lại niềm tin với Bình Nhưỡng hay không”

Lãnh tụ mới của Bắc Hàn, ông Kim Chánh Vân. Photo courtesy: AP

Tin tức do chính thông tấn xã Bắc Hàn loan báo cho thấy cơn khủng hoảng lương thực ở xứ này đã thực sự lan rộng và các nhà quan sát cho là có thể tân lãnh tụ Kim Chánh Vân sẽ chọn con đường đối thoại.

Trước khi Kim Chính Nhất qua đời, Hoa Kỳ đã tuyên bố sẵn sàng loan báo tin sẽ viện trợ môt số lượng lớn thực phẩm cho Bắc Hàn, nhưng với điều kiện là sau đó phải có thỏa hiệp về việc ngưng tinh hóa Uranium của các nhà máy nguyên tử của Bắc Hàn.

Nhưng tiếp theo cái chết của Kim Chính Nhất thì các cuộc đàm phán ngưng lại. Koh Yu-hwan, một giáo sư ở đại học Dongguk của Seoul cho hay: “Bắc Hàn đang tỏ ý cho Mỹ biết Mỹ phải có tín hiệu thiện chí, nếu không, họ sẽ có đường lối riêng đáp lại”

Các nhà quan sát nhận thấy chính phủ Bắc Hàn đang ray rứt giữa hai con đường là tiếp tục thủ đắc vũ khí nguyên tử và làm sao giải quyết ngay nạn đói rất trầm trọng trong nước.

Bắc Hàn hiện đang rất cần gạo và các loại ngũ cốc khác vì quản lý kinh tế tồi và mất mùa. Năm 2008 Mỹ đã hứa giúp nửa triệu tấn thực phẩm và đã mang qua 170,000 tấn nhưng qua năm 2009 thì Bắc Hàn cho ngưng lại việc nhận hàng.

Đào Nguyên source AP

source

Calitoday