Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Bất chấp (...) lớn tiếng phản đối, TT Obama không chỉ tiếp Đức Dalai Lama, mà còn tuyên bố ủng hộ Tây Tạng…



Trần Vũ theo AP, Feb 18, 2010
hoạt động khắp thế giới, một cách bận rộn
và minh mẫn như một tráng niên.
Cảnh họp báo ngoài toà Bạch Ốc.
Photo courtesy: AP" src="http://www.calitoday.com/directory/getdata.asp?about_id=c0bfd848044b964e5dd160ec871c105d-1" vspace="10" width="400" border="0" height="320" hspace="10">
Tuy 75 tuổi, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma
hoạt động khắp thế giới, một cách bận rộn
và minh mẫn như một tráng niên.
Cảnh họp báo ngoài toà Bạch Ốc.
Photo courtesy: AP

Cali Today News - Thứ năm 18/2, TT Obama có cuộc hội kiến với Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc và điều này chắc chắn sẽ làm Trung Quốc tức giận thêm và khiến cho mối giao hão giữa hai cường quốc càng thêm căng thẳng.

Nhưng các nhà quan sát cho là việc tiếp kiến này sẽ không ảnh hưởng đến tổng giá trị mậu dịch song phương lên tới 366 tỉ đô la và tiền nợ của chính phủ Mỹ đối với TQ là 755 tỉ đô la.

Yan Xuetong, Giám đốc Viện International Studies của đại học Tsinghua, nhận xét là Mỹ và TQ vừa là đối thủ, vừa là đối tác: “Cả hai thường tự nhận là bạn với nhau, thật ra không phải như thế”.

Các căng thẳng gần đây đã gia tăng khi Mỹ bán vũ khí trị giá 6.4 tỉ đô la cho Đài Loan, công ty Google hăm dọa rút khỏi TQ và TQ gia tăng thuế đánh vào gà nhập cảng từ Mỹ.

Ngoài ra hai siêu cường còn có những quan điểm khác nhau về vấn đề ô nhiễm môi trường và về vấn đề tham vọng nguyên tử của hai quốc gia bướng bỉnh là Bắc Hàn và Iran.

Tuy nhiên theo Orville Schell, một chuyên gia về TQ thì các xung khắc đó không thể gây ảnh hưởng tới quan hệ song phương, vốn là loại quan hệ “quan trọng nhất thế giới” về mặt chính trị và kinh tế.

Một dấu hiệu tích cực khác là hàng không mẫu hạm USS Nimitz và 4 tàu chiến của Mỹ hôm qua đã ghé vào Hồng Kông và hơn 5,000 thủy thủ được dịp lên bờ nghỉ ngơi thư giãn.

Đức Dalai Lama bao giờ cũng là cái gai trong mắt Bắc Kinh, đặc biệt khi Ngài đến thăm Hoa Kỳ. Từ thời TT Bush (cha) năm 1991 đến nay, Ngài đã diện kiến với từng TT Mỹ sau đó.

Mới đây sau một cuộc đàm phán, chính phủ ở Bắc Kinh đã bác bỏ tất cả yêu cầu về quyền tự trị của người Tây Tạng do Đức Dalai Lama đưa ra.

Theo Douglas Paal, Phó Chủ Tịch hiệp hội Carnegie Endowment for International Peace thì có thể “lý do làm TQ lên cơn giận dữ là TQ e ngại ảnh hưỏng của cuộc gặp gỡ này đối với dân chúng TQ hơn”.

Trong cuộc gặp gỡ 45 phút giữa hai nhà đoạt giải Nobel Hòa Bình, là Đức Đạt Lai Lạt Ma và TT Obama, TT Obama đã lên tiếng ủng hộ Tây Tạng về nhân quyền và bản sắc của dân tộc này. Theo Tùy viên báo chí tòa Bạch Ốc là ông Robert Gibbs thì “tổng thống đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc giữ gìn bản sắc tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá đặc thù của người Tây tạng và bảo vệ nhân quyền của người Tây tạng trong khuôn khổ của Trung Cộng.”

Ngay lập tức, (...) lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma và cho rằng vị lãnh tụ Phật giáo này không thành thật, thu hút tín đồ qua những bài giáo pháp với mục đích chia rẽ nước Trung Hoa.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Ma Zhaoxu còn lên án Hoa Kỳ là Mỹ đã hành xử trên những nhận thức cũ kỹ, không tôn trọng và vi phạm “những tiêu chuẩn căn bản và nguyên tắc nền tảng trong bang giao quốc tế, và không tôn trọng chủ quyền của Trung quốc.” Ông ta còn lên án tiếp là cuộc họp đã “đi ngược lại sự thừa nhận của Mỹ được lập lại nhiều lần là Tây Tạng là một phần của (...) và Mỹ sẽ không ủng hộ Tây Tạng giành độc lập.”

Về phiá Đức Đạt Lai Lạt Ma, sau phiên họp, đã bước ra ngoài tòa Bạch Ốc, gặp gỡ ký giả, và nói rằng ông ta rất “hạnh phúc” có được sự ủng hộ của TT Obama, và sau đó còn nghịch tuyết với ký giả.

TT Hoa Kỳ ca ngợi quan điểm và thái độ “trung đạo” của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đó là sự quyết tâm chống lại thái độ bạo động và tìm kiếm cách đối thoại với Bắc Kinh. Trong lúc đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thì bày tỏ thích thú ông TT Obama cao nghều và rất năng nổ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng ông ta chấp nhận sự cai trị của (...), nhưng chỉ đòi quyền tự trị và nhân quyền rộng rãi hơn, vì theo ngài, thái độ này là vì lợi ích của Tây Tạng, một đất nước rất, rất lạc hậu, nghèo nàn, ở một địa thế bị cô lập.

Trong lúc cuộc họp diễn ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn gặp gỡ Ngoại trưởng Hillary Clinton và được hàng trăm người Tây tạng hoan nghênh chào đón, vẫy cờ và hò reo” Đức Đạt Lai Lạt Ma vạn tuế” và “Cám ơn TT Obama.”

Kể từ khi Tây Tạng bị chiếm đóng và Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong, đã 50 năm trôi qua, vị lãnh tụ tinh thần và chính quyền của Tây tạng, ngày càng tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể đối với Phương Tây trên phương diện tôn giáo cũng như chính trị.

Trần Vũ theo AP

source
Calitoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét