Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

'Hoan nghênh' tuyên bố của bà Clinton


Cập nhật: 16:23 GMT - thứ sáu, 22 tháng 1, 2010

Bà Hillary Clinton hôm 21/1

Bà Clinton nói các công ty không nên làm hại tới quyền thể hiện ý kiến

Các tổ chức internet đã hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton về internet mở và tự do.

Bà Clinton nói không công ty nào nên chấp nhận kiểm duyệt sau khi Google cân nhắc chuyện rút ra khỏi Trung Quốc.

"Lời kêu gọi của bà về trách nhiệm công ty sẽ âm vang trong ngành công nghệ," bà Leslie Harris từ Trung tâm Dân chủ và Công nghệ nói.

"Vấn đề làm sao hoạt động có đạo đức trong những thị trường khó khăn như thế đã là vấn đề nóng bỏng từ gần năm năm nay rồi," bà Harris nói chuyện với BBC News.

"Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra thách thức và các công ty sẽ phải có phản ứng."

Google

Nhận xét của Ngoại trưởng Hoa Kỳ là một phần của diễn văn chính sách ngoại giao quan trọng tại Washington DC nơi bà đã điểm tên các nước tăng cường kiểm duyệt và sách nhiễu bloggers trong đó có China, Tunisia, Ai Cập, Iran, Saudi Arabia, Uzbekistan và V(...).

Trung Quốc nói không nên liên kết vấn đề Google với "quan hệ song phương."

Logo của Google

Google nói họ sẽ không tiếp tục kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm như Trung Quốc muốn

Bà Clinton đã đề cập trực tiếp tới vấn đề mà vì nó Google đang xem xét rời Trung Quốc sau khi hộp thư Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công.

"Chúng tôi trông đợi chính quyền Trung Quốc tiến hành xem xét kỹ lưỡng," bà Clinton nói.

Về phía Google, người phát ngôn Jill Hazelbaker nói: "Tự do bày tỏ và an ninh là các vấn đề quan trọng đối với bất kỳ chính phủ nào trên thế giới."

"Hiển nhiên Google tin vào một xã hội trong đó việc tiếp cận thông tin không bị can thiệp."

Chính phủ Trung Quốc nói các công ty như Google, cũng như bất kỳ công ty internet nào khác, đều được hoan nghênh ở Trung Quốc nếu tuân theo luật của nước này.

Thỏa hiệp

Diễn văn của bà Clincon có thể tạo ra các vấn đề cho những công ty làm ăn tại những nước hạn chế thông tin trên mạng internet.

"Điều quan trọng là các công ty này phải tự phát biểu ý kiến về những vấn đề như thế này," ông Danny O'Brien, điều phối viên quốc tế của Qũy Tiền tuyến Internet (Electronic Frontier Foundation), một nhóm quyền dân sự chuyên bảo vệ quyền lợi của người sử dụng trong thế giới số.

"Tôi nghĩ một quan điểm quá mạnh của Bộ Quốc phòng sẽ khiến cho các công ty Hoa Kỳ giống như cánh tay nối dài của chính sách ngoại giao và điều này có thể làm cho họ ở vào tình thế khó xử," ông O'Brien nói.

Khu vực tư nhân cần chia sẻ trách nhiệm bảo vệ sự tự do bày tỏ. Và khi công việc làm ăn của họ có hại cho sự tự do này, họ cần cân nhắc xem điều gì là đúng.

Hillary Clinton

Hồi đầu tuần này truyền thông Trung Quốc đã coi dự định rút đi của Google như một âm mưu chính trị của chính phủ Hoa Kỳ.

Báo The Global Times do Nhân dân Nhật báo sở hữu chạy bài xã luận với dòng tít: "Thế giới không hoan nghênh Google của Nhà trắng".

Hội của các công ty kỹ thuật TechAmerica nói kinh doanh tại các nước không tôn trọng các giá trị về internet tự do va an toàn là một thách thức.

"Nó không phải là vấn đề mà có một giải pháp duy nhất," ông Phil Bond, chủ tịch và giám đốc điều hành của TechAmerica nói.

"Mọi thứ không phải là đen và trắng. Nó có màu xám."

"Đề nghị các công ty không chấp nhận kiểm duyệt là điều mà Google đã khuấy động lên và được các công ty hưởng ứng. Nhưng mỗi công ty có tính toán riêng.

"Thay mặt cho nhân viên, cổ đông và thương hiệu, công ty muốn tôn trọng một số giá trị và cũng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, mang lại công ăn việc làm cho người Mỹ."

Trong diễn văn ngày 21/1, bà Clinton thúc giục các công ty có cái nhìn dài hạn.

"Khu vực tư nhân cần chia sẻ trách nhiệm bảo vệ sự tự do bày tỏ. Và khi công việc làm ăn của họ có hại cho sự tự do này, họ cần cân nhắc xem điều gì là đúng chứ không chỉ tìm lợi nhuận cho nhanh."

"Đây cần phải là một phần thương hiệu quốc gia của chúng ta. Tôi tin rằng người tiêu dùng trên thế giới sẽ đền đáp cho những công ty hoạt động theo những nguyên tắc này," bà nói.

source

BBC Vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét