Nga bị loại khỏi G8
Nga bị loại khỏi G8
TreDepOnline
"Francois Hollande là tổng thống của Pháp và ông ấy cần phải được tôn trọng."
TT Obama và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Lidbon. Photo courtesy: AP |
Cali Today News - Chiều thứ sáu 19/11 TT Obama đã thực hiện được một thỏa ước của Hội Nghị Thượng Đỉnh Nato ở Lidbon là xây dựng một tấm lá chắn bảo vệ châu Âu chống lại sự tấn công bất chợt có thể xảy ra của Iran.
Trong lúc chào mừng sự kiện này, ông Obama cũng lên tiếng hối thúc Thượng Viện Mỹ phải phê chuẩn hiệp ước về vũ khí nguyên tử với Nga.
Hai vấn đề quan trọng còn bị bỏ ngõ trong việc xây dựng lá chắn phòng thủ hỏa tiễn là liệu nó có hiệu quả hay không và liệu Châu Âu có kham nổi về tài chính, nhưng lúc này các vấn đề đó bị gạt sang một bên.
Ông Obama tuyên bố với ký giả: “Hiệp ước mới cho tất cả thành viên một vai trò nào đó và là câu trả lời đối với hăm dọa của thời đại. Nó cỏn chứng tỏ quyết tâm của chúng ta muốn bảo vệ dân chúng khỏi mối hăm dọa của hỏa tiễn của địch”
Theo thỏa ước thì hệ thống phòng không đánh chận của Mỹ sẽ được triển khai ở Romania, Ba Lan và có thể một đài radar ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi hoàn thành thì tất cả thành viên của Nato sẽ được bảo vệ chống lại hỏa tiểm tầm trung.
Nato cũng có kế hoạch mời Nga tham gia dự án này, nhưng Nga sẽ không được giao quyển kiểm soát chung. Nếu Nga chấp thuận thì đây được xem là bước ngoặt lớn nhất của Nato từ khi tổ chức này dược thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Hội Nghị Nato còn tái khẳng định một nguyên tắc bất di dịch kể từ đầu là “bất cứ quốc gia thành viên nào của Nato bị tấn công, xem như cả khối Nato bị tấn công”
Đào Nguyên source AP
source
Calitoday
Nếu mục tiêu của Trung Quốc khi trấn áp nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình 2010 và tấn công vào Ủy ban Nobel Na Uy là nhằm dìm nhân vật này vào quên lãng, thì có thể nói rằng Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại. Lý do là các ngón đòn liên tiếp được Trung Quốc tung ra trong thời gian gần đây đều không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng.
Vào hôm nay 12/11, một « Hội nghị Thượng đỉnh » về giải trừ vũ khí hạt nhân, tập hợp những người đoạt giải Nobel Hòa bình đã mở ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Tham gia hội nghị này có Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng, ông Lech Walesa, cựu Tổng thống Ba Lan, hay ông Mohamed El Baradei, nguyên Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế AIEA cùng nhiều người khác.
Tuy nhiên, thu hút sự chú ý của mọi người lại là việc ông Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình năm nay lại không có mặt, mà được ông Ngô Nhĩ Khai Hy, một nhà ly khai khác hiện lưu vong tại Đài Loan đại diện. Bình thường ra, sự kiện này ít được dư luận quan tâm, nhưng theo AFP, chính việc ông Lưu Hiểu Ba không được chính quyền Trung Quốc cho đến dự, sẽ giúp cho hội nghị được nhắc tới nhiều hơn.
Tên tuổi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đã đặc biệt nổi lên từ ngày mồng 8/10 vừa qua, khi bất chấp các hành động dọa nạt, gây sức ép của Trung Quốc trước đó, giải Nobel Hòa bình 2010 đã được trao cho nhà ly khai này. Ông đã bị chế độ Bắc Kinh kết án 11 năm tù về tội "lật đổ quyền lực nhà nước" sau khi đồng soạn thảo bản "Hiến Chương 08" kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
Quyết định của Ủy ban Nobel Hòa bình đã làm cho Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Ở trong nước, Bắc Kinh đã có một loạt những biện pháp cô lập nhắm vào ông Lưu Hiểu Ba và người thân, hay những đòn trấn áp nhắm vào giới ly khai Trung Quốc ủng hộ ông.
Ở ngoài nước thì Bắc Kinh dùng các biện pháp ngoại giao, hủy bỏ các chuyến viếng thăm chính thức đối với Na Uy, và gây áp lực trên các nước khác để họ không tham dự lế trao giải Nobel ngày 10/12. Mục đích của Trung Quốc không ngoài việc hạ thấp uy tín của giải Nobel Hòa bình.
Thậm chí, trong những ngày qua, đã xuất hiện nhưng bức email chứa virus tin học, giả mạo là thư mời đến dự lễ trao giải Nobel. Ai không cẩn thận mở ra là máy tính sẽ bị nhiễm ngay. Bản thân ông Geir Lundestad, Thư ký Viện Nobel cũng là đối tượng bị gởi email gài virus. Cách nay hai tuần, website của Giải Nobel Hòa Bình cũng bị tin tặc tấn công. Trước mắt chưa rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công tin học đó, nhưng giới chuyên gia Na Uy xác định là có nhiều dấu hiệu cho thấy tin tặc là cùng một người, và đối tượng bị tấn công là Viện Nobel.
Dù sao thì các áp lực của Bắc Kinh không thấy có hiệu quả. Đa số các nước Châu Âu đều đã xác nhận sẽ cử người đến dự lễ trao giải Nobel, bất chấp áp lực của Trung Quốc. Mặt khác, các hành động của Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba lại càng làm uy tín nhân vật này gia tăng.
Thậm chí, theo ông Geir Lundestad, thư ký Ủy ban Nobel của Na Uy, Giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc có thể đi vào hậu thế như là "một trong những giải Nobel quan trọng nhất" trong lịch sử trao giải thưởng của Ủy ban Nobel.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp AFP ngay trong khuôn viên Viện Nobel tại Oslo, thủ đô Na Uy, ông Lundestad đã giải thích rõ vì sao ấn bản 2010 của giải Nobel Hòa bình có khả năng đi vào lịch sử. Đó là vì trong hơn một thế kỷ tồn tại, lần đầu tiên giải thưởng Nobel có thể sẽ không được trao tận tay cho bản thân người đoạt giải, hoặc cho đại diện của nhân vật này.
Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là thái độ không khoan nhượng của chế độ Trung Quốc, không những vẫn giam giữ ông Lưu Hiểu Ba trong tù, và quản thúc tại gia vợ của ông là bà Lưu Hà, mà lại còn có thể cấm hai người anh em của nhà ly khai xuất ngoại. Trong tình hình đó, Ủy ban Nobel không chắc là có được người nhận để trao giải Nobel Hòa bình 2010 vào ngày 10 /12 như thông lệ.
Trước đây, đã có trường hợp của Lech Walesa, không đến Oslo nhận giải vì lo sợ không thể quay trở lại Ba Lan, hay Andrei Sakharov, không được chính quyền Xô Viết cho phép xuất cảnh. Tuy nhiên cả hai đều đã được vợ đại diện. Đến năm 1991, giải được trao cho lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vào lúc bà bị mất tự do, cũng như bây giờ. Thế nhưng giải cũng đã được trao cho hai người con trai của bà. Nhưng lần này, nếu Trung Quốc khăng khăng ngăn cản không cho Lưu Hiểu Ba hay người thân của ông đến Oslo nhận giải Nobel, thì theo ông Lundestad : "Đó sẽ là lần đầu tiên mà giải thưởng « vật chất », tức là giấy chứng nhận và huy chương Nobel không được trao tặng cụ thể, mà phải tạm lưu lại, chờ ngày trao cho thân chủ".Thứ Ba, 11 tháng 5 2010
Trong bài diễn văn đầu tiên với tư cách là Thủ tướng, ông David Cameron nói rằng đất nước đang đối mặt với những vấn đề sâu rộng và cấp bách. Nhưng ông nói những ngày tốt nhất của nước Anh đang ở phía trước, và ông hứa hẹn xây dựng một xã hội có trách nhiệm hơn, trong đó tự do và công bằng được coi trọng.
Ông Cameron, 43 tuổi, đã bước vào dinh Thủ tướng hôm thứ Ba với danh hiệu là Thủ tướng trẻ tuổi nhất của Anh trong 200 năm qua.
Ông có bằng đại học về chính trị, triết và kinh tế của trường Oxford. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị trong vai trò một nhà nghiên cứu của đảng Bảo thủ. Sau đó ông làm tư vấn cho Bộ trưởng Tài chính Norman Lamont.
Ông được bầu vào Quốc hội năm 2001 và trở thành lãnh tụ đảng bảo thủ 4 năm sau đó.
Ông lập gia đình với bà Samantha và sắp sửa có đứa con thứ 3 vào tháng 9. Một người con khác đã chết vì biến chứng của liệt não và động kinh khi được 6 tuổi.
Do quá trình săn sóc người con tàn tật này, ông rất thán phục trước hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhà nước, và ông hứa sẽ chú ý đến những công dân bệnh tật và yếu đuối nhất của nước Anh.
Tân Thủ tướng bác bỏ những người cho rằng ông có lập trường chống Hoa Kỳ và EU, nhưng ông nói ông không bắt buộc đồng ý với chính sách của tất cả mọi người.
source
VOA Vietnamese