Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

‘Không có chuyện gác tranh chấp...’



‘Không có chuyện gác tranh chấp với TQ’

Cập nhật: 04:50 GMT - thứ năm, 20 tháng 9, 2012
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba
Ông Gemba bác bỏ nước ông đã từng thỏa thuận gác lại tranh cCác lãnh đạo Trung Quốc đã lên án gay gắt việc Nhật Bản ‘mua lại’ từ tay sở hữu tư nhân người Nhật một quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư còn Tokyo gọi là Senkaku.
Phía Trung Quốc cho rằng động thái này của Nhật trên thực tế đã vứt vào sọt rác ‘một thỏa thuận’ được cho là có tồn tại giữa hai nước.

‘Không nói về chuyện đó’

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Gemba đã nhắc lại những trao đổi giữa các lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản vào đầu những năm 1970. Một phần các ý kiến này đã được in lại trong tài liệu về lập trường của chính phủ Nhật Bản vào năm 2010.
Vào năm1972 khi Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka viếng thăm Trung Quốc để khôi phục quan hệ song phương, ông đã hỏi Thủ tướng chủ nhà Chu Ân Lai nghĩ như thế nào về tranh chấp đảo trên Biển Hoa Đông.
Cố Thủ tướng Chu lúc đó đã nói rằng ông ‘không muốn nói về chuyện đó vào lúc này’ và rằng ‘không ích lợi gì để nói chuyện đó vào lúc này’, Gemba cho biết.
Cũng theo lời của ngoại trưởng Nhật thì Chu Ân Lai đã nói với Tanaka rằng quần đảo này trở thành chuyện lớn vì vùng biển xung quanh được phát hiện có dầu mỏ.
Ông Chu cũng nói thêm rằng cả Đài Loan lẫn Hoa Kỳ đều có thể chẳng mấy quan tâm đến các hòn đảo này nếu ở đó không có dầu, cũng theo lời của Gemba.
“Vấn đề đặt ra ở đây là với những lời trao đổi (được ghi lại trong tài liệu) như thế này, liệu chúng ta có thể nói rằng đã có một thỏa thuận (giữa Nhật Bản và Trung Quốc) hay không?,” ông nói.
“Lập trường của chúng tôi là không hề có thỏa thuận đó,” ông nói thêm và khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là bộ phận lãnh thổ ‘không thể tách rời’ của Nhật Bản và rằng không hề có bất đồng gì về chủ quyền đối với quần đảo này.
Hiện tại chưa thấy phía Trung Quốc phản ứng về bình luận này của Ngoại trưởng Gemba.
Chính phủ Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại rằng họ có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng tỏ ‘Điếu Ngư Đảo’ thuộc sở hữu của họ từ xa xưa và rằng hành động ‘mua lại’ đảo của Nhật Bản và ‘xâm phạm nghiêm trọng’ chủ quyền của họ.
Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đề ra phương châm ‘gác tranh chấp, cùng khai thác’ với các đảo mà nước này có tranh chấp chủ quyền với các nước lân bang trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
SOURCE
BBC VIETNAMESE

1 nhận xét: