Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Số người chết ở Haiti lên quá 150.000



Cầu nguyện cho nạn nhân động đất

Hàng trăm người đã tham gia cầu nguyện cho các nạn nhân

Một bộ trưởng Haiti cho hay con số người thiệt mạng trong trận động đất vừa rồi riêng ở thủ đô đã lên tới trên 150.000.

Bộ trưởng Thông tin Marie-Laurence Jocelyn Lassegue nói thông tin này do công ty CNE của nhà nước đưa ra.

Nhiều xác người còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát và chưa được thống kê.

Cuộc tìm kiếm người sống sót đã chính thức kết thúc và nay trọng tâm là nỗ lực cứu trợ sau thiên tai.

Tuy nhiên đang có tranh cãi về tiến trình cứu trợ, khi người đứng đầu đoàn Italy chỉ trích nặng nề hiệu quả của công việc này.

Ông Guido Bertolaso, hiện đang có mặt tại Haiti trong tư cách điều phối viên, cũng chỉ trích việc quá nhiều lính Mỹ có mặt tại đây.

Ông nói quân đội chưa được huấn luyện để tham gia cứu trợ dân sự.

Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc thiết lập cơ chế hành động để đối phó với các thiên tai lớn.

Trận động đất hôm 12/01 là một trong các thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong những năm gần đây.

Có người đánh giá số người chết trong trận động đất 7.0 độ Richter có thể là tới 200.000, khoảng 1,5 triệu người vô gia cư.

Bà Lassegue cho hay còn chưa rõ thực tế bao nhiêu người đã thiệt mạng.

Ít nhất 75.000 người đã được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể.

Nhu cầu lớn

Hàng ngàn người đã tham gia cầu nguyện tại Port-au-Prince, ở thị trấn Leogane, chấn tâm của trận động đất, và nhiều nơi khác, một ngày sau đám tang của Giám mục chủ quản thủ đô.

Ca sỹ nhạc rap nổi tiếng người gốc Haiti Wyclef Jean cũng quay về nước hôm Chủ nhật.

Ông sẽ gặp các quan chức để giúp phân phối hàng viện trợ thông qua tổ chức từ thiện của mình.

Ca sỹ này là một trong các nghệ sỹ nổi tiếng tham gia cuộc vận động "Hope for Haiti Now" tại Hoa Kỳ hôm thứ Sáu, trong đó thu hơn 57 triệu đôla tiền quỹ cho Haiti.

Trong khi đó, phóng viên BBC tại Port-au-Prince nói đang có chỉ dấu cuộc sống bình thường đang dần trở lại thành phố, người dân bắt đầu buôn bán và cửa hàng cửa hiệu mở cửa.

Người ta xếp hàng dài để rút tiền, trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng lên.

LHQ nói hơn 130.000 người đã được di chuyển ra khỏi Port-au-Prince để giảm áp lực lên các trại tỵ nạn trong thành phố.

Ngoại trưởng các nước sẽ bàn thảo việc tái thiết cho Haiti tại hội nghị tài trợ quốc tế ở thành phố Montreal, Canada, hôm thứ Hai này.

Hoa Kỳ đẩy mạnh nỗ lực cứu trợ tại Haiti

Lính Mỹ được điều tới dinh Tổng thống tại Haiti

Lính Mỹ đang đẩy mạnh các hoạt động cứu trợ trên khắp Haiti, một tuần sau trận động đất tàn khốc.

Các viên chức Liên Hiệp Quốc nói rằng các điểm phân phối đồ viện trợ đã được thiết lập tại thủ đô và lực lượng an ninh Liên Hợp Quốc sẽ đi cùng lính Mỹ khi họ giao đồ tiếp tế.

Máy bay trực thăng đưa hàng chục binh lính Mỹ tới dinh Tổng thống và chuyển tới một bệnh viện gần đó để bảo vệ an ninh cho khu vực này.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an LHQ đã bỏ phiếu đồng ý tăng lực lượng gìn giữ hòa bình của mình để giúp kiểm soát tình trạng cướp bóc bùng phát.

Tình trạng tức giận ngày càng gia tăng trên đường phố tại thủ đô, Port-au-Prince, trong khi người dân chờ đợi được giúp đỡ.

Đồ cứu trợ đến nơi

Quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu cung cấp thực phẩm và nước đến các điểm phân phối tại thủ đô và các nơi khác bằng máy bay trực thăng, sau khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại sân bay khiến việc đưa đồ viện trợ bị đình trệ.

"Đối với những người đã mất tất cả mọi thứ, thì trợ giúp tất nhiên là đã không đến kịp."

Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon

14.000 gói đồ ăn sẵn và 15.000 lít nước đã được thả xuống phía đông bắc thủ đô Port-au-Prince vào hôm thứ Hai, giới chức Mỹ cho biết.

Họ cũng biện hộ cho cách thức Hoa Kỳ điều hành tại sân bay ở Port-au-Prince. Các cơ quan viện trợ - và một số chính phủ - đã phàn nàn về tình trạng chậm trễ trong việc cho phép hạ cánh các máy bay chở đầy trang thiết bị tới giúp những người sống sót, trong khi ưu tiên được dành cho các chuyến bay quân sự.

"Chúng tôi đang làm hết khả năng của mình để tăng nhanh viện trợ cho Haiti ở mà con người có thể làm được," tướng Douglas Fraser, người đứng đầu tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ cho biết.

Trong khi đó, LHQ đã thông qua một đề nghị của Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, tăng quân số ở Haiti thêm 2.000 người trong sáu tháng, và lực lượng cảnh sát LHQ hiện là 1.500 quân.

Ông Ban Ki-moon nói ông biết ơn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hành động nhanh chóng của họ, và gọi đó là "một tín hiệu rõ ràng rằng thế giới đang kề vai sát cánh với Haiti".

Tái lập trật tự

Ông nói Liên Hiệp Quốc đã thảo luận với các nước thành viên, và ông hy vọng sẽ có thêm binh sĩ và cảnh sát được triển khai sớm. Lực lượng Liên hiệp quốc ở Haiti hiện lên tới khoảng 9.000 người.

Đã có tin tức về tình trạng bạo động và cướp bóc lan rộng.

Nhưng LHQ làm giảm nhẹ những lo lắng về an ninh và nói rằng mặc dù có các vụ bạo động, tình hình chung vẫn là khá yên tĩnh.

Trung tướng Mỹ Daniel Allyn, phó tư lệnh của Lực lượng phối hợp chịu trách nhiệm về các nỗ lực cứu trợ đang diễn ra, cũng lặp lại điều này, và nói rằng tình hình an ninh "tương đối yên tĩnh" và các điểm phân phối đồ cứu trợ khá trật tự.

Ông nói rằng có "những điểm bất ổn", nhưng lực lượng LHQ và cảnh sát quốc gia Haiti đang giải quyết những nhu cầu an ninh với "sự nhanh nhạy".

Tại hiện trường

Mark Doyle, phóng viên BBC News:

Bệnh viện Bác sĩ không biên giới - Medecins Sans Frontieres - ở Port-au-Prince đã bị phá hủy trong trận động đất, do đó, các nhân viên y tế địa phương và quốc tế còn sống sót đã lập một trung tâm điều trị mới trên kia đường ngay tại hiệu thuốc của họ.

Dùng những thanh gỗ thô và một tấm màn đơn sơ họ đã tạo ra một phòng mổ ngoài trời. Bản mổ là một chiếc bàn bằng gỗ.

Các bác sĩ nói rằng họ điều trị vài trăm người một ngày trong vài ngày đầu tiên sau khi xảy ra động đất, ngày càng nhiều người tìm đến khi được biết có hỗ trợ y tế tại đây.

Hầu hết các bệnh nhân chân tay bị nghiền nát do bê tông đè bẹp.

Đã có hơn 2.000 nhân viên Mỹ tại Haiti và trên 5.000 tàu thuyền ngoài khơi, ông nói thêm rằng con số binh sĩ sẽ lên tới tổng số 10.000 trong tuần tới, một nửa trong số đó sẽ trực tiếp tham gia vào việc phân phối viện trợ nhân đạo.

Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, nói rằng mục tiêu của Liên Hợp Quốc đã gia tăng số người được tiếp nhận thực phẩm lên một triệu trong tuần này và ít nhất hai triệu trong hai tuần tới.

Trả lời trước những quan ngại rằng viện trợ tới quá chậm để giúp những người dân Haiti đang ttuyệt vọng, ông Ban nói rằng tình hình tại hiện trường là "vô cùng khó khăn ", nhưng nỗ lực của Liên Hợp Quốc đang được "gia tốc nhanh chóng".

"Đối với những người đã mất tất cả mọi thứ, thì trợ giúp tất nhiên là đã không đến kịp", ông Ban nói. "Nhưng chúng tôi đang làm việc suốt ngày đêm."

Phép thử quốc tế

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, nói dự định thả đồ cứu trợ đã được loại bỏ vì nó làm hại nhiều hơn là làm lợi.

Ông Gates cảnh báo rằng nó có thể gây ra các cuộc bạo động nếu không có cơ chế phù hợp tại chỗ để phân phối đồ cứu trợ.

Nhưng phóng viên BBC Nick Davis ở Port-au-Prince nói rằng quân đội Mỹ nay đang bảo vệ các khu vực trên tại Haiti trước khi thực phẩm và nước được thả từ trên máy bay xuống.

Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown, cho biết vào ngày thứ Hai, Haiti là một phép thử "về khả năng giải quyết vấn đề" của cộng đồng quốc tế.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Hợp tác Pháp, ông Alain Joyandet, nói rằng Mỹ đã "chiếm" Haiti và kêu gọi Liên Hợp Quốc hãy "làm rõ" vai trò của Mỹ.

Tuy nhiên hôm thứ Ba, một tuyên bố của Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, cho biết Pháp "rất hài lòng" với những hợp tác và biểu dương Mỹ về “những huy động đặc biệt” của họ".

LHQ cho biết hàng chục đội cứu hộ đang có mặt tại hiện trường.

Vào ngày thứ Ba, phát ngôn viên của LHQ, Elisabeth Byrs, cho biết 90 người đã được cứu sống từ đống đổ nát, và các nỗ lực cứu trợ đang được tập trung ở vùng ngoại ô thủ đô.

Bà Byrs nhấn mạnh rằng vẫn còn hy vọng đối với những người sống sót. "Khí hậu ôn hòa, có những túi không khí đáng kể. Vấn đề là mất nước nhưng vào thời điểm này, vẫn còn cơ hội", bà nói.

Các viên chức Haiti nói rằng số người chết trong trận động đất đã tăng lên ít nhất là 75.000 người. Khoảng 250.000 người bị thương và khoảng một triệu người mất nhà cửa.

Ít nhất 70.000 nạn nhân động đất đã được chôn cất.

Vào hôm thứ Ba, Câu lạc bộ Paris – cơ quan chủ nợ gồm các chính phủ, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp và Đức, đã kêu gọi các quốc gia khác làm theo gương họ đó là xóa nợ cho Haiti. Venezuela và Đài Loan là các chủ nợ lớn nhất khác.

Trong khi đó, thi hài của tám công dân Trung Quốc bị thiệt mạng trong trận động đất đã được đưa trở lại Bắc Kinh với nghi lễ lớn với sự tham dự của thân nhân và các quan chức hàng đầu.

source

BBC Vietnamese

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

'Hoan nghênh' tuyên bố của bà Clinton


Cập nhật: 16:23 GMT - thứ sáu, 22 tháng 1, 2010

Bà Hillary Clinton hôm 21/1

Bà Clinton nói các công ty không nên làm hại tới quyền thể hiện ý kiến

Các tổ chức internet đã hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton về internet mở và tự do.

Bà Clinton nói không công ty nào nên chấp nhận kiểm duyệt sau khi Google cân nhắc chuyện rút ra khỏi Trung Quốc.

"Lời kêu gọi của bà về trách nhiệm công ty sẽ âm vang trong ngành công nghệ," bà Leslie Harris từ Trung tâm Dân chủ và Công nghệ nói.

"Vấn đề làm sao hoạt động có đạo đức trong những thị trường khó khăn như thế đã là vấn đề nóng bỏng từ gần năm năm nay rồi," bà Harris nói chuyện với BBC News.

"Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra thách thức và các công ty sẽ phải có phản ứng."

Google

Nhận xét của Ngoại trưởng Hoa Kỳ là một phần của diễn văn chính sách ngoại giao quan trọng tại Washington DC nơi bà đã điểm tên các nước tăng cường kiểm duyệt và sách nhiễu bloggers trong đó có China, Tunisia, Ai Cập, Iran, Saudi Arabia, Uzbekistan và V(...).

Trung Quốc nói không nên liên kết vấn đề Google với "quan hệ song phương."

Logo của Google

Google nói họ sẽ không tiếp tục kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm như Trung Quốc muốn

Bà Clinton đã đề cập trực tiếp tới vấn đề mà vì nó Google đang xem xét rời Trung Quốc sau khi hộp thư Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công.

"Chúng tôi trông đợi chính quyền Trung Quốc tiến hành xem xét kỹ lưỡng," bà Clinton nói.

Về phía Google, người phát ngôn Jill Hazelbaker nói: "Tự do bày tỏ và an ninh là các vấn đề quan trọng đối với bất kỳ chính phủ nào trên thế giới."

"Hiển nhiên Google tin vào một xã hội trong đó việc tiếp cận thông tin không bị can thiệp."

Chính phủ Trung Quốc nói các công ty như Google, cũng như bất kỳ công ty internet nào khác, đều được hoan nghênh ở Trung Quốc nếu tuân theo luật của nước này.

Thỏa hiệp

Diễn văn của bà Clincon có thể tạo ra các vấn đề cho những công ty làm ăn tại những nước hạn chế thông tin trên mạng internet.

"Điều quan trọng là các công ty này phải tự phát biểu ý kiến về những vấn đề như thế này," ông Danny O'Brien, điều phối viên quốc tế của Qũy Tiền tuyến Internet (Electronic Frontier Foundation), một nhóm quyền dân sự chuyên bảo vệ quyền lợi của người sử dụng trong thế giới số.

"Tôi nghĩ một quan điểm quá mạnh của Bộ Quốc phòng sẽ khiến cho các công ty Hoa Kỳ giống như cánh tay nối dài của chính sách ngoại giao và điều này có thể làm cho họ ở vào tình thế khó xử," ông O'Brien nói.

Khu vực tư nhân cần chia sẻ trách nhiệm bảo vệ sự tự do bày tỏ. Và khi công việc làm ăn của họ có hại cho sự tự do này, họ cần cân nhắc xem điều gì là đúng.

Hillary Clinton

Hồi đầu tuần này truyền thông Trung Quốc đã coi dự định rút đi của Google như một âm mưu chính trị của chính phủ Hoa Kỳ.

Báo The Global Times do Nhân dân Nhật báo sở hữu chạy bài xã luận với dòng tít: "Thế giới không hoan nghênh Google của Nhà trắng".

Hội của các công ty kỹ thuật TechAmerica nói kinh doanh tại các nước không tôn trọng các giá trị về internet tự do va an toàn là một thách thức.

"Nó không phải là vấn đề mà có một giải pháp duy nhất," ông Phil Bond, chủ tịch và giám đốc điều hành của TechAmerica nói.

"Mọi thứ không phải là đen và trắng. Nó có màu xám."

"Đề nghị các công ty không chấp nhận kiểm duyệt là điều mà Google đã khuấy động lên và được các công ty hưởng ứng. Nhưng mỗi công ty có tính toán riêng.

"Thay mặt cho nhân viên, cổ đông và thương hiệu, công ty muốn tôn trọng một số giá trị và cũng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, mang lại công ăn việc làm cho người Mỹ."

Trong diễn văn ngày 21/1, bà Clinton thúc giục các công ty có cái nhìn dài hạn.

"Khu vực tư nhân cần chia sẻ trách nhiệm bảo vệ sự tự do bày tỏ. Và khi công việc làm ăn của họ có hại cho sự tự do này, họ cần cân nhắc xem điều gì là đúng chứ không chỉ tìm lợi nhuận cho nhanh."

"Đây cần phải là một phần thương hiệu quốc gia của chúng ta. Tôi tin rằng người tiêu dùng trên thế giới sẽ đền đáp cho những công ty hoạt động theo những nguyên tắc này," bà nói.

source

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tiếp ngoại giao đoàn: Việt Nam và Nga được đề cập đầu tiên trong bài diễn văn



Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tiếp ngoại giao đoàn: Việt Nam và Nga được đề cập đầu tiên trong bài diễn văn

WHĐ / Tin tổng hợp (11.01.2010) – Vào lúc 11g sáng nay (theo giờ Rôma), tức 17g (Việt Nam), tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Dẫn đầu ngoại giao đoàn, đại sứ niên trưởng Alejandro Valladares Lanza ( Honduras), đã phát biểu chúc mừng ĐTC nhân dịp Năm mới.

ĐTC đã ngỏ lời cảm ơn ông đại sứ niên trưởng và toàn thể ngoại giao đoàn. Nhân dịp này ĐTC cũng nhờ các vị đại sứ chuyển “lời chào thân ái, cầu chúc bình an và hạnh phúc đến chính quyền và toàn thể cư dân các quốc gia mà quý vị là những đại diện xứng đáng”.

Ngay sau những lời cảm ơn và chúc mừng, ĐTC đề cập đến chuyến viếng thăm Tòa Thánh của hai vị nguyên thủ Cộng Hòa Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam.

ĐTC đánh giá chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là “rất có ý nghĩa” và “Việt Nam là đất nước mà lòng tôi quý mến”. ĐTC giới thiệu với ngoại giao đoàn: “Tại Việt Nam, Giáo Hội đang cử hành Năm Thánh kỷ niệm sự có mặt của Hội Thánh trong nhiều thế kỷ vừa qua”.

Sau đó ĐTC lần lượt đề cập đến những vấn đề đang là điểm nóng của thế giới.

Nói về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ĐTC nhắc đến Thông điệp Caritas in Veritate, đồng thời nhấn mạnh cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ “não trạng ích kỷ, duy vật, quên những giới hạn vốn có của mọi thụ tạo”, đồng thời còn do con người đã xây dựng một “hệ thống kinh tế thiếu sự tham chiếu được xây dựng trên nền tảng chân lý về con người”.

Hệ thống kinh tế bi đát đó đã từng được khai triển tại các quốc gia Đông Âu, từ 20 năm về trước, mà nay vẫn còn đang để lại những vết thương chưa lành, mặc dù “các chế độ duy vật và vô thần đã sụp đổ” cùng với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh

ĐTC cũng đã nói với thế giới, qua các vị đại sứ đến từ hầu hết các quốc gia trên thế giới, về sự cần thiết cấp bách của việc giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân và nhất là phải bảo vệ môi trường.

ĐTC đã dành cho nội dung tôn trọng tự do tôn giáo với sự quan tâm đặc biệt. Ngài đề cập đến tình trạng tại nhiều nơi trên thế giới, trong môi trường chính trị, văn hóa và thông tin đại chúng, đang lan rộng “thái độ thiếu tôn trọng, có khi thù hằn, miệt thị tôn giáo, đặc biệt thù hằn đối với Kitô giáo”.

ĐTC phân tích: “Nếu đã coi chủ nghĩa tương đối là một thành tố của nền dân chủ, thì chỉ có thể hiểu tinh thần thế tục của nó đồng nghĩa với sự loại trừ, hoặc nói một cách chính xác, là không thừa nhận tầm quan trọng về phương diện xã hội của thực tại tôn giáo”.

Đích thân trải nghiệm sau chuyến viếng thăm Trung Đông và Thánh Địa, ĐTC lưu ý các nhà cầm quyền trên khắp thế giới: “Các cộng đồng Kitô hữu bao giờ cũng thực tâm muốn đóng góp, nhưng phải bảo đảm cho họ quyền được tôn trọng, an ninh và tự do”.

ĐTC cũng không quên các quốc gia chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm qua, trong đó có Việt Nam (lần thứ hai ĐTC nhắc đến VN): “Tôi nghĩ đến những thảm họa thiên nhiên trong năm qua đã gây tử vong, đau khổ và tàn phá Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia và đảo Đài Loan. Làm thế nào chúng ta cũng có thể quên được Indonesia và gần đây, vùng Abruzzo bị trận động đất tàn phá? Trước những thảm họa như vậy, rất cần sự giúp đỡ quảng đại, vì sự sống những tạo vật do chính Chúa dựng nên đang gặp thử thách. Bảo toàn mọi sự do Thiên Chúa dựng nên, nhất là tinh thần liên đới, cũng còn cần đến tinh thần hòa hợp và sự ổn định của các quốc gia”.

Cuộc gặp gỡ của ĐTC với phái đoàn các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh là dịp Giáo Hội điểm lại tình hình thế giới trong năm qua. Đồng thời, qua vị mục tử của mình, Giáo Hội đề nghị với thế giới tầm nhìn và tinh thần biết ơn khi đón nhận tặng phẩm thời gian Chúa ban qua năm mới vừa bắt đầu.

PV
*********************
source
http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=1298&CateID=57

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Hàng không mẫu hạm TQ trên Biển Đông?



Chuyện Trung Quốc đang tìm cách phát triển hệ thống hàng không mẫu hạm riêng, đã không còn là điều bí mật.

Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hải quân

Đầu năm nay, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng, nói rằng Trung Quốc không nên là đại cường duy nhất trên thế giới mà không có tàu sân bay. Đồng thời, có thông tin rằng Trung Quốc muốn triển khai hai hạm đội hàng không mẫu hạm trước năm 2015.

Có bằng chứng để thế giới tin rằng Trung Quốc rất nghiêm túc trong cố gắng củng cố Vạn lý Trường thành trên biển.

Năm 1998, một công ty nhỏ của Hong Kong, Chong Lot Travel Agency Ltd, thắng cuộc đấu giá để mua một tàu sân bay đa dụng đã phế thải của Nga, Đô đốc Kuznetsov, từ Ukraine, có tên Varyag.

Ý tưởng ban đầu là biến con tàu thành sòng bài casino, nhưng sau một thời gian yên lặng, con tàu được đưa về Trung Quốc năm 2002, thả neo ở cảng Đại Liên.

Năm 2005, tàu được sơn màu xám dòng chữ Hải quân Quân Giải phóng, và boong tàu được sơn màu vàng.

Ngày 27/04/2009, tàu Varyag rời bến, đưa đến nơi khác cách khoảng hai dặm, có thể nhằm để tân trang. Và vào tháng Năm, người ta xóa đi huy hiệu và các ký tự hải quân Nga trên thân tàu.

Vẫn có tranh cãi về chức năng thực sự của Varyag. Một số người nói nó sẽ sớm trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, nhưng những người khác lại khẳng định cùng lắm nó chỉ dùng để đào tạo hải quân.

Dù thế nào chăng nữa, rõ ràng Trung Quốc đang gấp rút tái cơ cấu lực lượng hải quân.

Mới gần đây cũng có tin đồn rằng Trung Quốc dự định mua ít nhất hai máy bay SU-33 của Nga cho tàu Varyag, và mục tiêu tối hậu là sẽ tự phát triển máy bay chiến đấu làm tại Trung Quốc để trang bị cho các tàu sân bay trong tương lai.

Hàng không mẫu hạm loại Varyag được Trung Quốc mua lại

Mục tiêu dài hạn?

Mục tiêu của hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ là gì?

Trung Quốc vẫn nhấn mạnh ưu tiên của quân đội nước này là bảo vệ lãnh thổ. Nhưng giờ đây, điều còn được nhấn mạnh hơn nữa là khi quyền lợi trên biển của Trung Quốc bị xâm phạm, không thể không dùng biện pháp tấn công là gửi ra tàu sân bay.

Trong trường hợp này, rõ ràng nhiệm vụ chính của hàng không mẫu hạm Trung Quốc sẽ là trên Biển Đông, để bảo vệ tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa, và bảo đảm an toàn cho việc chuyên chở dầu hỏa trên biển.

Dĩ nhiên vào lúc này, cả Đông Á đang dồn dập nỗ lực tân trang quân sự. Nhật Bản dự định thành lập hạm đội hàng không mẫu hạm với Mỹ để phản kích Trung Quốc khi cần.

Việt Nam cũng đang nâng cấp máy bay chiến đấu và tàu ngầm. Chuyến đi thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đem lại kết quả mua sáu tàu ngầm hạng kilo và 20 máy bay Su-30MK2.

Sóng Biển Đông đang dâng.

Nhưng liệu Trung Quốc có dùng đến giải pháp cuối cùng là nổ súng nếu xung đột gia tăng?

Nhưng khi quan sát kỹ chiến lược quân sự của Trung Quốc, ta thấy triết lý của người Trung Quốc không phải là đẩy các lân quốc sang phía kẻ thù. Sẽ càng bất lợi nếu vì chiến tranh mà Hoa Kỳ có lợi thế giữa những láng giềng của Trung Quốc.

Vì thế, hàng không mẫu hạm có lẽ phần nhiều là mưu chiến lược giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong các cuộc đàm phán tương lai, chứ không phải là dấu hiệu chiến tranh trên Biển Đông.

source

BBC Vietnamese