Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Lính Trung Quốc tràn ngập Tân Cương




Lính Trung Quốc tràn ngập Tân Cương

Phóng viên BBC nói lính Trung Quốc hành quân suốt buổi sáng
Hàng loạt lính Trung Quốc tràn về Tân Cương trong lúc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cắt ngắn chuyến đi dự hội nghị G8 tại Ý
Phóng viên BBC ở Tân Cương nói quân lính đã hành quân trong suốt buổi sáng thứ Tư, ngày 08/07.
Đụng độ giữa người Hồi giáo Tân Cương và người Hán ở đây đã làm ít nhất 156 người chết và 1.400 người đã bị bắt.
Phóng viên Quentin Sommerville của BBC từ khu vực quanh thủ phủ Urumqi nói tình hình vẫn căng thẳng và có những tin đồn và phản tin đồng về các cuộc tấn công sắc tộc.
Reuters nói các đám đông người Hán đang ngày một đông và khó kiểm soát. Một số người bực tức vì thanh niên người Hán bị bắt.
AFP trong khi đó nói vẫn có những cuộc tấn công sắc tộc vào sáng thứ Tư và một người Uighur đã bị sáu người Hán đánh trong khi hàng chục người Hán khác hò reo cổ vũ.
Cảnh sát đã tới can thiệp sau đó.
Trong lúc đó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cắt ngắn chuyến đi dự hội nghị G8 tại Ý để về Bắc Kinh sau khi có bạo động tại Tân Cương.
Tân Hoa Xã cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã quay trở lại Bắc Kinh sáng sớm thứ Tư, ủy nhiệm các quan chức khác đại diện cho Trung Quốc tại hội nghị G8 ở Roma.
Ông cũng hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Bồ Đào Nha, dự định tiến hành sau hội nghị.
Hôm thứ Ba, cảnh sát chống bạo động đã phải dùng hơi cay để giải tán một đám đông người Hán có trang bị gậy gộc đang định trả thù việc người Uighur gây bạo lực cuối tuần trước.
Sáng thứ Ba, nhiều phụ nữ Uighur biểu tình phản đối việc thân nhân của họ bị bắt một cách vô cớ.
Sau đó hàng trăm người Hán đã diễu hành trên đường phố Urumqi, đập phá các cửa hàng và các sạp mua bán của người Uighur.
Cảnh sát đã tìm cách chặn các ngả đường vào chợ cũng như các khu vực gần trung tâm thành phố.
Người Hán chỉ trích cảnh sát đã không làm gì để bảo vệ họ hôm Chủ nhật.
Đây không phải vấn đề sắc tộc hay tôn giáo, mà là cuộc chiến sinh tử nhằm bảo vệ sự đoàn kết của tổ quốc chúng ta và của tất cả cộng đồng các sắc tộc; một cuộc chiến chính trị gay go, máu lửa.
Thị trưởng Urumqi Jierla Yishamudin
Một người biểu tình, trên tay có gậy sắt, nói với hãng thông tấn AFP: "Người Uighurs tới đập phá khu vực của chúng tôi thì chúng tôi đến khu của họ để đánh tra".
Ông Vương Lạc Tuyền, bí thư Đảng CS tại Tân Cương, lên truyền hình tuyên bố lệnh giới nghiêm từ 2100 tới 0800 giờ sáng hôm sau.
Tân Hoa Xã trích lời ông nói rằng tình trạng xung đột sắc tộc thật "đáng buồn" và lên án các "lực lượng thù nghịch cả trong nước lẫn hải ngoại" đã gây ra vụ này.
Giới nghiêm
Các phóng viên cho hay khi đêm xuống, lực lượng an ninh được huy động tại quảng trường Nhân dân ngay trung tâm thành phố cũng như các ngả đường chính.
Giới chức cho hay 156 người, chủ yếu là người gốc Hán, đã thiệt mạng trong cuộc bạo động hôm Chủ nhật. Các nhóm Uighur thì nói con số người chết lớn hơn như vậy, và 90% nạn nhân là người Uighur.
Một quan chức nói vụ bạo động hôm Chủ nhật là "vụ nổi loạn gây nhiều thương vong nhất kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập năm 1949".
Vụ này nổ ra khi người biểu tình Uighur tấn công nhà cửa, xe cộ, trước khi quay sang đánh người gốc Hán và cơ quan công quyền.
Cuộc biểu tình của họ thoạt tiên là để phản đối vụ ẩu đả giữa người Hán và người Uighur tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở tỉnh Quảng Đông cách đó hàng nghìn dặm.
Hôm thứ Ba, Thị trưởng Urumqi Jierla Yishamudin nói rằng một cuộc chiến "sinh tử" đang diễn ra để bảo tồn khối đoàn kết dân tộc.
Ông nói tại một cuộc họp báo: "Đây không phải vấn đề sắc tộc hay tôn giáo, mà là cuộc chiến sinh tử nhằm bảo vệ sự đoàn kết của tổ quốc chúng ta và của tất cả cộng đồng các sắc tộc; một cuộc chiến chính trị gay go, máu lửa".
Nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng thủ lĩnh Uighur lưu vong Rebiya Kadeer đã xúi giục bất ổn trong khu vực.
Tuy nhiên bà Rebiya Kadeer nói với BBC rằng bà không chịu trách nhiệm về bất cứ cuộc bạo lực nào.
Căng thẳng diễn ra tại Tân Cương trong nhiều năm nay, khi người Hán đổ về định cư tại nơi có c̣ông đồng Uighur đông đảo này. Nhiều người Uighur cho rằng họ không được hưởng lợi từ quá trình phát triển kinh tế và bị phân biệt đối xử.
Một số người Uighur ủng hộ việc thành lập một nhà nước riêng và từ trước tới nay đã xảy ra một số vụ đánh bom và tấn công nhân viên công quyền.
Nhà chức trách coi các phần tử ly khai Tân Cương là khủng bố và có liên hệ với al-Qaeda đồng thời được trợ giúp từ hải ngoại.
Các nhà vận động nhân quyền thì nọ́i Bắc Kinh dựng mối đe dọa này lên để biện minh cho việc trấn áp trong khu vực.


source


BBC Vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét