Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Đợt đàn áp người đối kháng mới ở Iran: đánh đập người khóc thương kẻ quá cố ngay tại nghĩa trang

Đợt đàn áp người đối kháng mới ở Iran: đánh đập người khóc thương kẻ quá cố ngay tại nghĩa trang
Jul 31, 2009
Photo courtesy: AFP
Photo courtesy: AFP

Cali Today News - Thứ năm 30/7, cảnh sát Iran đã bắn hơi cay và đánh đập những người đến nghĩa trang nhớ thương một cô gái chết oan trong cuộc đàn áp của cảnh sát trước đây.

Nhưng đồng thời nó cũng cho thấy nỗi phẫn uất của người dân Iran là không thể dập tắt và giới quan sát e rằng sẽ có bạo động trong lễ nhậm chức của TT Admadinejad tuần tới.

Nhân lễ truyền thống 40 ngày sau cái chết của cô Neda A. Soltan, 27 tuổi, bị cảnh sát bắn chết vào ngày 20 tháng 6 qua, hàng ngàn người tụ tập lại trong nghĩa trang ca hát: “Neda sống mãi, chính Ahmadinejad mới đã chết!”

Lực lượng an ninh đã dùng lựu đạn cay và gậy gộc giải tán đám đông. Nhân chứng cho hay họ nghe lực lượng này hét lên: “Sẽ giết chết những ai dám ngoan cố chống lại vị lãnh đạo tối cao”.

Sau đó bạo động lan ra nhiều nơi ở Tehran và nhiều vụ đụng chạm giữa hai bên lại bùng lên. Trên con đường Vali Asr Street, người biểu tình đốt vỏ xe và thùng rác. Không nghe nói về số người bị thương hay bị bắt.

Chính phủ Iran gần như tê liệt sau 7 tuần liên tiếp phản kháng nổ ra. TT Ahmadinejad còn phải đối phó với hàng giáo phẩm cứng ngắt vì ông đã lưỡng lự rất lâu trước khi quyết định bãi chức một PTT vốn là sui gia với ông.

Cô Soltan và ít nhất 24 nạn nhân bị giết khác đã được chôn cất tại nghĩa trang Behesht-e Zahran phía nam Tehran.

Đào Nguyên source AP
----------------------------------
SOURCE
TiVi Tuan San

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Chính trị gia và nghề mát xa


Phạm Khiêm Phạm Khiêm | 2009-01-07, 11:04


Thủ tướng  Abhisit Vejjajiva và các thành viên trong tân nội các Thái Lan

Như vậy Thái Lan có thủ tướng học từ Oxford ra, và Bộ trưởng Tài chánh cũng tốt nghiệp từ Oxford.

Cả hai đều là con nhà 'quý tộc' được đưa sang Anh từ nhỏ. Đối với bộ trưởng tài chánh Korn Chatikavanij, khi học xong, lúc ấy 24 tuổi, ông xách va li về nước, thành lập công ty quản lý quỹ. Nhiều năm sau ông là giám đốc điều hành của JP Morgan tại Thái Lan.

Với truyền thông ngoại quốc đây là hai khuôn mặt ăn khách nhất của tân chính phủ Abhisit.

Lịch thiệp, tiếng Anh lưu loát, bằng cấp nổi danh, và trẻ trung, hai người này chẳng khác gì cặp nam châm thu hút ống kính truyền hình quốc tế. Xuất hiện trong đủ loại chương trình, với tần xuất liên tục.

Ngược lại phái viên cũng khá hào phóng khi 'ban phát' lời khen dành cho hai chính trị gia 'ngôi sao' của chính phủ liên hiệp Abhisit Vejjajiva.

Họ gọi đây là sự chuyển tiếp thế hệ trong hàng ngũ lãnh đạo Thái Lan.

Có người nói nó xảy ra đúng thời điểm vì đây là lúc quốc gia cần đến người trẻ, năng động, có trải nghiệm, bằng cấp quốc tế, để lèo lái con thuyền nước nhà thoát khỏi cảnh trì trệ kinh tế.

(Thực ra nhiều ông ký giả Tây phương cũng học từ Oxford, Cornell, Yale ra cả, cho nên khi viết bài khen bạn học cùng trường, trong cùng hội alumni với nhau, đâu có tốn kém gì. Bạn có nghĩ vậy không?)

Quay lại câu chuyện nội các Thái, chắc hẳn trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng về làm ăn trong lúc này, khi cổ phiếu mất giá, thị trường xuất khẩu thu hẹp, dân muốn tân chính phủ phải hành động thật nhanh để cứu việc làm và gia đình họ.

Trong đó có Bộ trưởng Thương mại Pornthiva Nakasai. Bà từ đảng Bhum Jai Thai, thành viên của chính phủ liên hiệp. Người đời chê bà còn 'non nớt' trải nghiệm chính trường.

Nhiều trăm ngàn công việc của người Thái phụ thuộc vào sự điều hành khôn ngoan, kịp thời và thông minh của dàn 'nhạc trưởng' kinh tế.

Pornthiva được đưa vào nội các theo quota về ghế, đảng Dân Chủ buộc phải chia. Kinh nghiệm quản lý 'duy nhất' trước đây của bà là điều hành một tiệm massage Thái.

Biết được báo chí hay 'móc' điểm yếu này, chỉ một ngày sau khi nhậm chức, bà Pornthiva đã gặp phái viên, loan báo kế hoạch hành động.

Trong đó có việc điều ngay 33 cố vấn kinh doanh, ăn vận láng cóng, xách cặp táp đi tìm thị trrường xuất khẩu cho hàng Thái.

Nêu ra bốn lĩnh vực cần giải quyết sớm, như công bằng thương mại, ngăn chặn hàng nông sản mất giá, trợ giúp xuất khẩu, và mở cửa thị trường mới cho hàng của Thái, bà Pornthiva tin là tình hình sẽ sớm được cải thiện.

Đặc biệt bà muốn nhắm đến thị trường khối Asean. Theo bà, xuất khẩu của Thái Lan bây giờ rất khó vào Mỹ, EU, Nhật, vì ba nước này đang trong 'mùa đông ảm đạm' của suy thoái kinh tế.

Vậy thì, bà lý giải, không gì tốt hơn khi 'đổ' hàng Thái sang các nước láng giềng vì dân những nước này đang có tiền xài. Vả lại họ dễ tính.

Với lời nhắn báo giới hãy đợi bà làm việc trong 100 ngày đầu rồi từ đó mới đánh giá ai giỏi hơn ai, quả là bà vẫn còn độ tự tin của một chủ tiệm massage hồi xưa.

Bạn có nghĩ là Thái Lan dồn hàng sang khối Asean là một hướng đi đúng không? Và liệu (cựu) chủ tiệm massage sẽ là một bộ trưởng giỏi?

Trong thời buổi buôn bán khó khăn hiện giờ, đâu là cá tính cần thiết cho một Bộ trưởng Thương mại?

------------------------------------------------------------------------------------------------------

source

http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Tương lai chính sách Mỹ ở Biển Đông

Tương lai chính sách Mỹ ở Biển Đông

Năm 2009 được đánh dấu bằng thái độ mạnh bạo hơn của Trung Quốc cả về ngoại giao và quân sự trên Biển Đông.

Trung Quốc đang biểu dương sức mạnh trên Biển Đông


Tranh chấp Trường Sa tái trỗi dậy phủ mờ quan hệ Trung Quốc – Philippines, và các ngư dân Việt Nam thường bị các tàu tuần tiễu Trung Quốc thu gom vì “đánh cá trong vùng biển Trung Quốc”.

Các công ty Anh, Mỹ đã chịu sức ép rút khỏi hoạt động kinh doanh năng lượng ngoài biển với Việt Nam. Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động hải quân, tăng gấp đôi số lượng tuần tra quanh Hoàng Sa và Trường Sa còn tranh chấp. Và khi tàu Mỹ USNS Impeccable bị tàu Trung Quốc đe dọa trên vùng biển quốc tế tháng Ba, vụ này đã trở thành tin đi đầu trên thế giới. Thực tế đây không phải là vụ riêng lẻ mà nằm trong một loạt va chạm trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.

Làm sao giải thích sự mạnh bạo hơn của Trung Quốc? Theo tôi, có hai lý do chính.

Đầu tiên, như báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc dự báo, hiện đại hóa của quân Trung Quốc đã giúp nước này có vị thế tốt hơn nhiều trong vùng, và vì lẽ đó đẻ ra sự tự tin hung hăng hơn trong vấn đề bảo vệ đòi hỏi chủ quyền đại dương.

Thứ hai, có thể Bắc Kinh đang muốn thử thách chính quyền Obama, các vụ khiêu khích là để đánh giá “độ rắn” của tổng thống Mỹ. Có thể quá sớm để nhìn thấy mô típ, nhưng vụ tàu USNS Impeccable incident có nhiều điểm tương tự với va chạm máy bay do thám EP-3 tháng Bảy 2001. Cả hai xảy ra bên ngoài căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Hải Nam, và đều diễn ra trong những tháng đầu tiên của tân chính phủ Mỹ.

Phản ứng của Obama

Chính phủ Obama chứng tỏ vừa cứng lại cũng thận trọng trong đối phó với Trung Quốc. Sau vụ tàu USNS Impeccable, Mỹ nhanh chóng đưa tàu chiến ra hộ tống các tàu khảo sát ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại hai quân đội để ngăn sự tái diễn thường xuyên.

Từ đó đến nay, trước sự bực bội của những thành phần diều hâu trong quân đội Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khảo sát cả trên biển và trên không, bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Như vậy, sự áp dụng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với sự bảo vệ tự do đi lại của Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ họp với Trung Quốc hồi tháng Sáu, có bàn về Biển Đông


Bỏ qua những mắc míu pháp lý, thực tế là Trung Quốc trong lịch sử đã xem Biển Đông không khác gì “một cái hồ của Trung Quốc”, và nay có khả năng quân sự - ngoại giao để tiến tới thực hiện chiến lược địa chính trị một cách tự tin hơn.

Hoa Kỳ, nước đã dần dà giảm lực lượng hải quân trong vùng, và trong mắt các chiến lược gia Trung Quốc là có vẻ thể hiện dấu hiệu “quá tải của đế quốc” tại Iraq và Afghanistan, không khơi gợi sự kính nể như đã từng.

Nhưng điều này có thể sắp thay đổi. Sự triệt thoái khỏi Iraq và tập trung cho Afghanistan khiến Mỹ có thể tập trung hơn cho các điểm nóng quốc tế.

Cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ cho thấy tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề lớn cho chính quyền Obama. Tại đó, các viên chức bộ ngoại giao và quốc phòng liên tục nêu bật đe dọa mà sự cứng rắn quân sự của Trung Quốc đem đến cho ổn định vùng. Tất cả có vẻ đều ủng hộ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” hiệu quả hơn.

Cây gậy, là vì Hoa Kỳ rõ ràng thể hiện họ sẽ không dung thứ cho sự quấy rối tàu của nước này bên trong Vùng EEZ của Trung Quốc. Cà rốt, là vì chính quyền Obama muốn tái thiết lập đối thoại với Trung Quốc, cũng như phục hồi đối thoại quân đội song phương mà đã bị tạm ngừng năm 2008.

Trong phiên điều trần ở Washington DC, các viên chức Mỹ tái khẳng định sự trung lập trong tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng không thừa nhận nền tảng pháp lý mà Trung Quốc đặt ra cho tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Việt Nam và Philippines. Hai nước này (Việt Nam, Philippines) công khai nhắc tới nhau như bạn bè và đối tác chiến lược trong vùng, một chuyện mà với Việt Nam là điều mới mẻ.

Thế cân bằng nhạy cảm

Hoa Kỳ đối diện thách thức vừa phải xoa dịu sự bất an của các nước châu Á mà cũng phải duy trì quan điểm trung lập trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Cho tới nay, chiến lược của Trung Quốc là đối phó với từng nước một ở Đông Nam Á, với hy vọng làm các nước khuất phục. Washington cần tăng nỗ lực làm cân bằng sân chơi ngoại giao bằng cách buộc Bắc Kinh ngồi xuống với cả khối Asean để tìm sự đồng thuận. Thật không may, tranh cãi lâu dài giữa Việt Nam, Philippines và Malaysia khiến đồng thuận trong tương lai gần có vẻ khó thành hình.

Ta có thể tưởng tượng trong những năm sau này, các viên chức ngoại giao Mỹ sẽ kín đáo thúc đẩy việc dàn xếp tranh chấp giữa các nước trong Asean, hy vọng là làm như vậy sẽ đưa các nước thành viên đến với một giải pháp chung. Lý tưởng nhất, giải pháp ấy cần xây dựng trên Tuyên bố Hành xử Biển Đông của Asean năm 2002.

Chính sách của Mỹ với Biển Đông sẽ tiếp tục là hành động cân bằng tế nhị, giữa biểu đạt cứng cỏi công khai và những nỗ lực ngầm nhằm tái lập đối thoại.

Iskander Rehman


Chính sách của Mỹ với Biển Đông sẽ tiếp tục là hành động cân bằng tế nhị, giữa biểu đạt cứng cỏi công khai và những nỗ lực ngầm nhằm tái lập đối thoại, giữa tuyên bố trung lập và những nỗ lực củng cố đoàn kết Đông Nam Á trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Với người ngoài, chính sách ấy có vẻ rối rắm phức tạp, nhưng có một điều đã được làm rõ: nếu Trung Quốc đã hy vọng gây bất ổn cho chính quyền Mỹ bằng những hành động nắn gân, thì họ đã thất bại.

Ít nhất vào lúc này, Biển Đông chưa chứng tỏ dấu hiệu trở thành ao hồ của Trung Quốc.

Iskander Rehman có bằng thạc sĩ Chính trị học ở Viện Chính trị học tại Paris, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở CERI (Centre d'Etudes et de Recherches Internationales) tại Paris. Ông hiện làm luận án về Chiến lược Biển của Ấn Độ. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

source

BBC Vietnamese

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

'Chiếc ô phòng thủ' của Mỹ ở vùng Vịnh

'Chiếc ô phòng thủ' của Mỹ ở vùng Vịnh

Hillary Clinton

Ngoại trưởng Mỹ đang dự cuộc họp ASEAN ở Thái Lan

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói Hoa Kỳ sẵn sàng nâng cấp phòng thủ cho các đồng minh vùng Vịnh nếu Iran phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.

Bà Clinton nói nếu Hoa Kỳ mở rộng "chiếc dù phòng thủ" trong khu vực thì Iran khó có thể mạnh hơn hay an toàn hơn khi có vũ khí.

Bà nói Hoa Kỳ vẫn đề nghị xúc tiến với Iran nhưng cảnh báo "đồng hồ hạt nhân đang điểm".

Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại Thái Lan, nơi bà đang dự phiên họp vùng.

Khả năng tống xuất

Các ngoại trưởng khối ASEAN, cùng đặc sứ châu Âu và Hoa Kỳ, đang họp ở Thái Lan vào thứ Tư.

Bà Clinton nhắc lại chính sách của tổng thống Barack Obama, rằng vẫn còn khả năng đối thoại giữa Iran và Hoa Kỳ, nhưng "hành động làm tê liệt" cũng được cân nhắc.

Các lãnh đạo Asean đang họp phiên hội thảo vùng ở Thái Lan.

Nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền hình Thái Lan, bà nói: "Nếu Hoa Kỳ mở rộng chiếc dù phòng thủ ra khu vực, nếu chúng tôi thậm chí giúp đỡ nhiều hơn cho khả năng quân sự của các nước vùng Vịnh, thì Iran sẽ hầu như không hề mạnh hơn hay an toàn hơn vì họ sẽ không thể ngay lập tức và áp đảo như họ vốn đang cho rằng sẽ có thể khi có vũ khí hạt nhân."

Các cường quốc phương Tây sợ là Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng Iran nói phát triển hạt nhân chỉ nhằm tinh chế uranium đến mức cần thiết để sản xuất điện.

Iran chưa phản ứng về đề nghị của ông Obama về tiếp xúc.

Bà Clinton cũng nói về các quan ngại kỹ thuật hạt nhân có thể được chuyển giao từ Bắc Triều Tiên sang Miến Điện.

Khối Asean có chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, nhưng Miến Điện tạo ra nhiều ý kiến phê bình rộng khắp.

Bà Clinton lên án cách hành xử của Miến Điện đối với lãnh tụ ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi, nói rằng Asean cần cân nhắc việc loại trừ Miến Điện ra khỏi nhóm vùng.

"Đó có thể là một thay đổi chính sách phù hợp cần cân nhắc," bà nói khi được hỏi về khả năng đó trên truyền hình Thái, theo tin của AFP.

Ký hiệp ước

Trong ngày hôm nay, bà Hillary Clinton cũng đã ký hiệp ước hữu nghị với Đông Nam Á, thể hiện sự quan tâm trở lại của Mỹ đối với vùng này.

Các nước, gồm cả Trung Quốc, đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với 10 thành viên của Asean.

Những nước ký vào thể hiện cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và không can thiệp công việc nội bộ.

Bà Clinton gặp ngoại trưởng Trung Quốc Dương Thiết Trì ngày 22/07

Bà Clinton tuyên bố ở một buổi họp báo trước lúc ký: "Hoa Kỳ quay lại vùng Đông Nam Á."

Một số phân tích gia nói sự quan tâm hơn của Washington có thể giảm bớt lo ngại trong khu vực về sức mạnh đang lên của Trung Quốc, đặc biệt là việc tăng cường hải quân của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Theo Reuters, năm ngoái, thương mại giữa Mỹ và Đông Nam Á là 178 tỉ đôla, trong khi đầu tư của Mỹ vào vùng này là 100 tỉ đôla.

Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc - Asean trị giá 231 tỉ đôla và đầu tư hai chiều khoảng 60 tỉ đôla.

Tại Bangkok hôm nay, khi được hỏi liệu Washington có đang muốn cân bằng sức mạnh của Trung Quốc, bà Clinton nói:

"Chúng tôi càng đưa Trung Quốc hòa nhập nhiều hơn vào công việc chúng tôi đang làm và vào các tổ chức như Asean, thì càng có cơ hội để tạo nền tảng tích cực."

"Chúng tôi hy vọng có thể hợp tác và rằng Trung Quốc vẫn tập trung cho việc nâng cao mức sống kinh tế của người dân và cạnh tranh trên thị trường."

source

BBC Vietnamese

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Nhật Bản theo dõi hải quân Trung Quốc

DCVOnlineTin ngắn (AFP)


Nhật Bản theo dõi hải quân Trung Quốc


Đông Kinh (Tokyo) - Nhật Bản hôm thứ Sáu tuần rồi thận trọng là điều cần thiết vì những hoạt động hải quân của Trung Quốc và chuyện bệnh tật của ông lãnh tụ Bắc Hàn (North Korea) Kim Jong-Il có khả năng đưa đến sự mất ổn định trong đất nước có vũ khí hạt nhân này.

"Chúng ta cần theo dõi những hoạt động ở biển của Trung Quốc," bộ quốc phòng Nhật Bản nói trong bản báo cáo trắng hằng năm.

"Với sự tân trang cả hải và không lực của Trung Quốc, người ta tin rằng cái khả năng của Trung Quốc giờ đây sẽ vượt ra ngoài lãnh hải của họ," bản báo cáo nói, cùng lúc đề cập đến những trường hợp vừa xảy ra gần đây khi tàu Trung Quốc đi sát vào lãnh hải Nhật Bản.

Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan tâm về chuyện bệnh tật của ông lãnh đạo Bắc Hàn và ai sẽ là người thừa kế ông ta.

Trực thăng của Trung Quốc và "chiến hạm 528" trong cuộc thao diễn đánh dấu ngày thành lập Hải quân của Trung Quốc vừa xảy ra năm nay. Nguồn: AFP
"Chúng ta không thể loại trừ cái khả năng có thể xảy ra là chế độ Bắc Hàn sẽ mất ổn định trong thời gian thay đổi cơ cấu quyền lực mà có thể xảy ra trong thời gian gần đây," theo bản báo cáo trắng.

"Chúng ta cần theo dõi kỹ càng những biến chuyển xảy ra ở Bắc Hàn, để ý đến những bước đột xuất từ sức khỏe của ông Kim Jong-Il và chuyện thừa kế ngôi vị ông ta," bản báo cáo được quốc hội chấp thuận hôm thứ Sáu nói thêm.

Nhật Bản cùng Hoa Kỳ đã vận động mạnh mẽ luật cấm vận cứng rắn hơn dành cho Bắc Hàn sau khi Bắc Hàn bắn thử hỏa tiển tầm dài hôm 5 tháng Tư và sau lần thử nghiệm nguyên tử lực trong lòng đất hôm 25 tháng Tư, theo sau một loạt thử nghiệm phóng hỏa tiển khác.

Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng nhắc lại sự xác nhận chủ quyền của Nhật Bản lên những quần đảo đang còn tranh chấp với Nam Hàn. Nhóm đảo nhỏ Takeshima, hay Dokdo gọi theo tiếng Hàn, là "một phần không thể tách rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản".

Nam Hàn đã phản ứng giận dữ đối với lời tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Những hòn đảo nhỏ này hiện được Nam Hàn kiểm soát nhưng người Nhật cho là của họ kể từ đầu thế kỷ thứ 20.

"Chúng tôi cực lực phản đối chuyện miêu tả Dokdo như là một phần của lãnh thổ Nhật Bản và chúng tôi yêu cầu sự sửa sai ngay lập tức bởi chính phủ Nhật Bản," theo bản thông báo của Bộ Quốc phòng Nam Hàn.

source
© DCVOnline

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Những hình ảnh mới nhất từ Tân Cương

Những hình ảnh mới nhất từ Tân Cương
12:12' 11/07/2009 (GMT+7)

Các vụ biểu tình phản đối của người người Duy Ngô Nhĩ ở thành phố Urumqi vẫn chưa chấm dứt và chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực bình ổn tình hình và trật tự ở Tân Cương.

Xe chở binh lính mang dòng chữ: "Quân đội nhân dân vì nhân dân phục vụ".

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố sẽ xử lý nghiêm khắc những người đứng sau các vụ tấn công.

TIN LIÊN QUAN
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang được đặt vào vị trí tập trung cao độ để có thể thực hiện nhiệm vụ ở trung tâm Urumqi.

Bộ trưởng Bộ Công an Meng Jiangzhu, người đang có mặt ở Urumqi, cho biết "những kẻ cầm đầu nổi loạn sẽ bị trừng phạt thật nghiêm khắc".

Tân Cương - khu vực nhiều dầu mỏ nằm giáp biên giới một số nước Trung Á - có rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Một số người dân tộc này đã nổi loạn hôm 5/7, tấn công người Hán sau khi tổ chức biểu tình và bị cảnh sát ngăn chặn.

Xin giới thiệu một số hình ảnh mà phóng viên các hãng thông tấn quốc tế mới chụp tại Tân Cương trong ngày thứ Sáu 10/7 và đầu giờ sáng ngày cuối tuần hôm nay.

Xe chở cảnh sát cơ động đi từng đoàn trên phố tại khu vực Tân Cương.

Xe cảnh sát chốt ở nhiều ngả đường.

Cảnh sát đang đi qua một quảng trường, nơi có bức tượng độc đáo và lạ mắt của người Hồi giáo địa phương.

Lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh.

Cảnh sát tranh thủ luyện tập trong khi túc trực tại khu vực Tân Cương.

Cảnh sát tranh thủ luyện tập trong khi túc trực tại khu vực Tân Cương.

Trang bị rất kỹ lưỡng.

Các lực lượng trong tư thế rất sẵn sàng.

Trong khi đó người dân Hồi giáo địa phương vẫn tiến hành cầu nguyện vào ngày thứ Sáu của tuần.


Tại một khu chợ.

Người Hồi giáo địa phương đang trao đổi tình hình.


Biểu lộ sự phản đối bằng giày.


Những người vẫn tiếp tục cuộc phản đối.

Những người vẫn tiếp tục cuộc phản đối của mình, bất chấp không khí căng thẳng hiện tại và các động thái nghiêm khắc.

  • Nhật Vy (Ảnh AP, Reuters, AFP)
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/thegioi/2009/07/857620/

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Người Hoa gốc Hán tìm người gốc Uighurs để 'trả miếng'


Người Hoa gốc Hán tìm người gốc Uighurs để 'trả miếng'

DCVOnline – Tin ngắn (Reuters)Người Hoa gốc Hán tìm người gốc Uighurs để "trả miếng"URUMQI - Người Hoa gốc Hán với những thanh sắt cầm tay và dao rựa tràn chiếm đường phố Urumqi hôm qua thứ Ba ngày 7 tháng tìm cách trả thù người Hoa gốc Uighur cho một vụ đụng độ có tính chủng tộc hai ngày trước đây đã làm 156 người thiệt mạng và làm bị thương hơn 1.000 người.Số cảnh sát chống bạo động lớn hơn nhiều đã dùng hơi cay cố gắng giải tán đám đông lên tới cả ngàn người đang giận dữ tràn chiếm thành phố Urumqi, thủ phủ của vùng Xinjian.Trong một biểu hiện cho thấy nhà nước lo lắng cho những bất ổn có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát, bí thư đảng cộng sản ở thành phố Urumqi đã xuất hiện trên đường phố kêu gọi những người biểu tình hãy trở về nhà, và lệnh giới nghiêm được ban hành nhằm ngăn chận tình trạng bạo động.Lực lượng an ninh đã can thiệp nhằm chấm dứt sự đụng độ giữa hai phe người Hán và người Uighurs đang ném đá lẫn nhau và cưỡng bức người Hoa gốc Hán phải rời một building họ đang phá trong khu vực của người Uighur, theo Reuters. Không có thêm báo cáo tử vong.
Căng thẳng trên đường phố Urumqi giữa hai nhóm chủng tộc Hán và Uighurs. Nguồn: AFP
Nhưng cảnh sát chống bạo động đứng nhìn một cách cảnh giác khi đám đông trút sự giận dữ của họ bằng cách ném đá một nhà thờ Hồi giáo và phá những tiệm ăn cũng như cửa hàng của người Uighurs, là chủng người nói tiếng Turkic đa số là người theo đạo Hồi và có chung mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ với vùng Trung Á hơn là người Hoa gốc Hán. "Họ tấn công chúng tôi. Bây giờ đến phiên chúng tôi tấn công lại họ," một người Hán cho phóng viên hay, nhưng từ chối cho biết tên.Đám đông mang theo họ dao phay xẻ thịt, rựa bổ củi, thanh sắt, thuổng và những gì thu lượm được từ những công trình xây dựng như những thanh gỗ, đá và những người qúa khích la lớn "giết", "tiêu diệt người Uighurs.""Chúng tôi đòi hỏi sự an ninh cho chúng tôi," một người trong họ nói.Nhưng đám đông với vũ khí biến mất dần khi đêm xuống và lệnh giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực, cùng lúc cảnh sát tràn vào đường phố kêu gọi mọi người hãy về nhà và phân phát lời kêu gọi hòa thuận của viên chức nhà nước cao cấp nhất ở đây, ông Wang Lequan.Xinjiang xưa nay là vùng nhạy cảm với những xung đột có tính chủng tộc, gia tăng thêm bởi khoảng cách giàu nghèo giữa người Hoa gốc Hán và gốc Uighurs, bên cạnh đó là nhà nước cộng sản Trung Quốc kiểm soát cả tôn giáo lẫn văn hóa của người bản xứ và cuối cùng là hiện tượng di dân vào vùng này ngày càng đông và hiện người Hoa gốc Hán chiếm đa số trong hầu hết mọi thành phố trong vùng Xinjiang này.
source

Từ Tân Cương tới Biển Đông








Từ Tân Cương tới Biển Đông
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy
Gửi tới BBC từ Paris, Pháp

Động loạn tại Urumqi là sự kiện nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ Thiên An Môn 1989
Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, các vụ bất ổn ở vùng biên giới thường có tác động liên đới lên chính sách chung của chính quyền trung ương nhưng bạo động của người Uighur tháng này liệu có ảnh hưởng đối với chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông?
Lần đầu tiên, sau 60 năm thành lập nhà nước Trung Quốc cộng sản, đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Uighur và người Hán với những thiệt hại lớn: hơn 160 người bị thiệt mạng, 1000 người khác bị thương, gần 1500 người bị bắt, 270 xe đủ loại bị đốt, hơn 200 cửa hàng và 20 căn nhà bị phá hủy tại Urumqi (Địch Hóa), thủ phủ tỉnh Tân Cương.
Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền tuần đầu tháng 7/2009 đã lan sang các thành phố khác như Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nằm sát cạnh biên giới Pakistan, và hai thị trấn khác là Yili và Aksu, được coi là các cổng nối quan trọng dọc theo Con Đường Tơ Lụa dẫn tới Địa Trung Hải.Nguyên nhân chính của các cuộc xuống đường biểu tình tại Urumqi là đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về việc hai người Hồi Tân Cương bị chết và gần 120 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ với người Hán vào hạ tuần tháng 6 vừa qua trong nhà máy sản xuất đồ chơi tại thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Tân Cương cả ngàn cây số về phía đông-nam.
Điều tôi làm chỉ là để đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ cho người Uighur
Bà Rebiya Kadeer
Đây là những cuộc biểu tình ôn hòa đòi công lý và yêu cầu chính quyền trung ương tôn trọng quyền sinh tồn bình đẳng của các sắc tộc thiểu số với sắc tộc đa số (Hán).Nguyên nhân trực tiếp là vì chính quyền địa phương không tiếp đón và đối thoại với các nhóm người Hồi Tân Cương để giải quyết vấn đề trong hòa bình lại đưa công an và cảnh sát đến đàn áp... và máu đã gọi máu. Cho đến nay không ai biết trong số hơn 160 người bị thiệt mạng và 1000 người bị thương, bao nhiêu là người Uighur, bao nhiêu là người Hán.
Hình ảnh những cảnh sát chống biểu tình được trang bị đầy đủ và hàng ngàn người Hán cầm gậy cầm xẻng ngang nhiên đi giữa đường phố Urumqi hò hét đòi trừng trị những người Uighur xuống đường trước đó và hình ảnh những phụ nữ Uighur yếu đuối khóc lóc trước ống kính truyền hình cho thấy có sự thiên vị đối với người Hán và sự phân đối xử đối với người Uighur.
Lý do văn hóa và lịch sử
Nhưng nguyên nhân sâu xa và lâu dài của các cuộc nổi dậy này là người Uighur không muốn trở thành thiểu số và tiếp tục bị phân biệt đối xử trên chính quê hương của họ.
Dù từ hơn một thập niên vừa qua, chính quyền trung ương đã đầu tư rất nhiều vào các dự án phát triển khu tự trị Tân Cương, nhưng sự phát triển này đã không được phân phát đồng đều: mức sống của người Uighur không nhờ đó được nâng cao hơn trong khi giai cấp thống trị người Hán ngày càng giàu có.

Bà Rebiya Kadeer, từng là đại biểu Quốc hội TQ nhưng sau bị tù và hiện sống ở Mỹ, được coi là lãnh tụ tinh thần của người Uighur
Tân Cương là một khu tự trị nằm ở vùng biên giới phía tây-bắc Trung Quốc, đã thành lập từ thời nhà Thanh dành riêng cho sắc tộc Hồi giáo Uighur. Khu này có một diện tích rộng trên 1,6 triệu km2 (lớn nhất trong số các tỉnh và khu tự trị khác tại Trung Quốc), nhưng với một dân số nhỏ: khoảng 20 triệu người, trong đó 45% là người Uighur, 40% là người Hán, 5% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác. Về chủng tộc, Uighur, tên Hán là Duy Ngô Nhĩ, thuộc nhóm sắc tộc Hán Tạng nhưng có mối liên hệ tinh thần và văn hóa gần gũi với các sắc dân Trung Á hơn là người Hán, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ. Tôn giáo chính của họ Hồi giáo Ả Rập (sunni), chính vì thế họ còn được gọi là người Hồi Tân Cương.
Chênh lệch giàu nghèo giữa người Hán và người Uighur ngày càng thách thức và không cần che giấu: các cấp lãnh đạo chính quyền, chủ nhân các nhà máy, công xưởng, nhà hàng, khách sạn đều là người Hán; phần lớn nhân viên và công nhân phục dịch là người Uighur. Khi phản đối, Bắc Kinh liền tìm mọi cớ để gán ghép người Hồi Tân Cương là đòi ly khai và khủng bố để lấy cớ đàn áp. Chính sách phân biệt đối xử này đã khiến người Uighur ngày càng xa lánh người Hán, đôi khi thù địch.
Sống cạnh những cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á, cộng đồng người Hồi Tân Cương đang được tổ chức khủng bố như Al Qaeda và Hồi giáo quá khích chú ý, họ sẵn sàng tuyển dụng và huấn luyện những phần tử cực đoan Uighur để gây bạo động trong vùng.
Hơn 20 người Uighur bị quân đội Hoa Kỳ bắt tại Afghanistan và giam giữ tại Guantanamo từ 2001 chứng minh điều này.
Nguy cơ bạo loạn và tách rời Trung Quốc đang đe dọa vùng đất này nếu chính quyền trung ương không tìm ra một chính sách dân tộc hài hòa và đúng đắn.
Tác động đến chính sách biển?
Nhưng cho dù có thế nào, không nên nhầm lẫn cho rằng những cuộc xuống đường chống đối chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ chiếm hết thì giờ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc.

Người Hán di dân vào Tân Cương nay chiếm đa số tại thủ phủ Urumqi
Đối với Bắc Kinh, những cuộc chống đối này không quan trọng, chính quyền trung ương sẽ giải quyết vấn đề này trong êm thắm vì đây không phải là một bất ngờ. Ưu tư chính của Bắc Kinh hiện nay là làm sao phô trương sức mạnh của mình trên Biển Đông như một siêu cường quân sự, trong mục đích hù dọa những quốc gia yếu kém trong vùng để chiếm hữu tài nguyên và làm chủ con đường vận chuyển chiến lược trên biển Nam Hải.
Những cuộc xuống đường chống đối của cộng đồng người Uighur này sẽ không làm giảm áp lực của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông.Thật ra những cuộc nổi dậy của người Hồi thiểu số Tân Cương không phải mới đây, chúng đã có từ thời lập quốc của người Hán. Những Vạn lý Trường thành ngăn chặn sự xâm nhập hay tấn công của các sắc tộc thiểu số (gọi chung là rợ Hung Nô) phía tây-bắc vào trung tâm Trung Hoa đã được dựng lên trong suốt một ngàn năm trước bởi các triều đại Hán tộc.
Vì sinh sống trên một vùng đất khô cằn, thiếu tài nguyên, lãnh thổ của các sắc tộc thiểu số phía Tây Bắc dần dần lọt vào tay người Hán vốn đông đảo và hùng mạnh hơn. Để duy trì sự ổn định, các chính quyền Trung Hoa đã dành cho những sắc tộc này một quyền tự trị khá rộng rãi. Nhưng từ thập niên 1990 trở lại đây, nhu cầu truy tìm lợi nhuận bằng mọi giá đã khiến một số tay phiêu lưu người Hán tiến sâu vào các vùng tự trị này tìm cơ hội làm giàu. Ước muốn này phù hợp với chủ trương Hán hóa những vùng đất xa xôi như Tân Cương, Tứ Xuyên và Tây Tạng của của chính quyền trung ương Bắc Kinh: cho đến đầu thập niên 1990 người Hán chiếm 6% dân số Tân Cương, hiện nay là 40%.
Chính sách này đã xảy ra với người Tây Tạng, nay đang được áp dụng với người Uighur và trong tương lai với người Choang.
Theo dự trù, đến cuối năm 2010 không còn vùng đất nào tại Trung Quốc mà người Hán không chiếm đa số.
Bắc Kinh đang thực hiện giấc mơ Đại Hán mà các triều đại trước đó chưa làm được.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu các sắc tộc thiểu số Việt Nam và Trung Quốc.



source



BBC Vietnamese

Lính Trung Quốc tràn ngập Tân Cương




Lính Trung Quốc tràn ngập Tân Cương

Phóng viên BBC nói lính Trung Quốc hành quân suốt buổi sáng
Hàng loạt lính Trung Quốc tràn về Tân Cương trong lúc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cắt ngắn chuyến đi dự hội nghị G8 tại Ý
Phóng viên BBC ở Tân Cương nói quân lính đã hành quân trong suốt buổi sáng thứ Tư, ngày 08/07.
Đụng độ giữa người Hồi giáo Tân Cương và người Hán ở đây đã làm ít nhất 156 người chết và 1.400 người đã bị bắt.
Phóng viên Quentin Sommerville của BBC từ khu vực quanh thủ phủ Urumqi nói tình hình vẫn căng thẳng và có những tin đồn và phản tin đồng về các cuộc tấn công sắc tộc.
Reuters nói các đám đông người Hán đang ngày một đông và khó kiểm soát. Một số người bực tức vì thanh niên người Hán bị bắt.
AFP trong khi đó nói vẫn có những cuộc tấn công sắc tộc vào sáng thứ Tư và một người Uighur đã bị sáu người Hán đánh trong khi hàng chục người Hán khác hò reo cổ vũ.
Cảnh sát đã tới can thiệp sau đó.
Trong lúc đó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cắt ngắn chuyến đi dự hội nghị G8 tại Ý để về Bắc Kinh sau khi có bạo động tại Tân Cương.
Tân Hoa Xã cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã quay trở lại Bắc Kinh sáng sớm thứ Tư, ủy nhiệm các quan chức khác đại diện cho Trung Quốc tại hội nghị G8 ở Roma.
Ông cũng hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Bồ Đào Nha, dự định tiến hành sau hội nghị.
Hôm thứ Ba, cảnh sát chống bạo động đã phải dùng hơi cay để giải tán một đám đông người Hán có trang bị gậy gộc đang định trả thù việc người Uighur gây bạo lực cuối tuần trước.
Sáng thứ Ba, nhiều phụ nữ Uighur biểu tình phản đối việc thân nhân của họ bị bắt một cách vô cớ.
Sau đó hàng trăm người Hán đã diễu hành trên đường phố Urumqi, đập phá các cửa hàng và các sạp mua bán của người Uighur.
Cảnh sát đã tìm cách chặn các ngả đường vào chợ cũng như các khu vực gần trung tâm thành phố.
Người Hán chỉ trích cảnh sát đã không làm gì để bảo vệ họ hôm Chủ nhật.
Đây không phải vấn đề sắc tộc hay tôn giáo, mà là cuộc chiến sinh tử nhằm bảo vệ sự đoàn kết của tổ quốc chúng ta và của tất cả cộng đồng các sắc tộc; một cuộc chiến chính trị gay go, máu lửa.
Thị trưởng Urumqi Jierla Yishamudin
Một người biểu tình, trên tay có gậy sắt, nói với hãng thông tấn AFP: "Người Uighurs tới đập phá khu vực của chúng tôi thì chúng tôi đến khu của họ để đánh tra".
Ông Vương Lạc Tuyền, bí thư Đảng CS tại Tân Cương, lên truyền hình tuyên bố lệnh giới nghiêm từ 2100 tới 0800 giờ sáng hôm sau.
Tân Hoa Xã trích lời ông nói rằng tình trạng xung đột sắc tộc thật "đáng buồn" và lên án các "lực lượng thù nghịch cả trong nước lẫn hải ngoại" đã gây ra vụ này.
Giới nghiêm
Các phóng viên cho hay khi đêm xuống, lực lượng an ninh được huy động tại quảng trường Nhân dân ngay trung tâm thành phố cũng như các ngả đường chính.
Giới chức cho hay 156 người, chủ yếu là người gốc Hán, đã thiệt mạng trong cuộc bạo động hôm Chủ nhật. Các nhóm Uighur thì nói con số người chết lớn hơn như vậy, và 90% nạn nhân là người Uighur.
Một quan chức nói vụ bạo động hôm Chủ nhật là "vụ nổi loạn gây nhiều thương vong nhất kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập năm 1949".
Vụ này nổ ra khi người biểu tình Uighur tấn công nhà cửa, xe cộ, trước khi quay sang đánh người gốc Hán và cơ quan công quyền.
Cuộc biểu tình của họ thoạt tiên là để phản đối vụ ẩu đả giữa người Hán và người Uighur tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở tỉnh Quảng Đông cách đó hàng nghìn dặm.
Hôm thứ Ba, Thị trưởng Urumqi Jierla Yishamudin nói rằng một cuộc chiến "sinh tử" đang diễn ra để bảo tồn khối đoàn kết dân tộc.
Ông nói tại một cuộc họp báo: "Đây không phải vấn đề sắc tộc hay tôn giáo, mà là cuộc chiến sinh tử nhằm bảo vệ sự đoàn kết của tổ quốc chúng ta và của tất cả cộng đồng các sắc tộc; một cuộc chiến chính trị gay go, máu lửa".
Nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng thủ lĩnh Uighur lưu vong Rebiya Kadeer đã xúi giục bất ổn trong khu vực.
Tuy nhiên bà Rebiya Kadeer nói với BBC rằng bà không chịu trách nhiệm về bất cứ cuộc bạo lực nào.
Căng thẳng diễn ra tại Tân Cương trong nhiều năm nay, khi người Hán đổ về định cư tại nơi có c̣ông đồng Uighur đông đảo này. Nhiều người Uighur cho rằng họ không được hưởng lợi từ quá trình phát triển kinh tế và bị phân biệt đối xử.
Một số người Uighur ủng hộ việc thành lập một nhà nước riêng và từ trước tới nay đã xảy ra một số vụ đánh bom và tấn công nhân viên công quyền.
Nhà chức trách coi các phần tử ly khai Tân Cương là khủng bố và có liên hệ với al-Qaeda đồng thời được trợ giúp từ hải ngoại.
Các nhà vận động nhân quyền thì nọ́i Bắc Kinh dựng mối đe dọa này lên để biện minh cho việc trấn áp trong khu vực.


source


BBC Vietnamese

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Dân mạng TQ bàn vụ Tân Cương



Dân mạng TQ bàn vụ Tân Cương
Cho đến 7/07/2009, bất ổn ở Tân Cương chưa chấm dứt mà còn có dấu hiệu lan ra ngoài thủ phủ Urumqi trong khi tranh luận trên mạng tiếng Hoa của BBC nêu ra vấn đề quan hệ với dân tộc thiểu số.
Vào lúc lãnh tụ Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đến Italia dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 còn Thủ tướng ̀Ôn Gia Bảo cũng chưa phát biểu gì về bạo động Tân Cương, có vẻ như cơ quan truyền thông duy nhất nêu quan điểm của chính phủ là Tân Hoa Xã và truyền hình CCTV.
Cơ quan truyền thông nhà nước tuyên bố vụ bạo động này là hoạt động tội phạm có tổ chức và được mưu tính kỹ càng, với các phần tử bên ngoài "khích động bạo lực", điều mà các nhân vật lãnh đạo của giới Uighur lưu vong ở châu Âu không đồng ý.
Đại Hội Uighur Thế giới bác bỏ lập luận của truyền thông nhà nước Trung Quốc, nói rằng đây chỉ là một cuộc biểu tình do người Uighur tiến hành sau khi bất bình với hậu quả của sự kiện Thiếu Quan, Quảng Đông, khi hai công nhân Uighur bị chết trong một nhà máy.
BBC Tiếng Trung đã mở một diễn đàn mạng với câu hỏi các bạn nghĩ gì về hai sự kiện ở Tân Cương và Quảng Đông cũng như mối quan hệ giữa người Hán và người Uighur?
Nhìn chung, có ba quan điểm về vấn đề này, hoặc là quan điểm lên án người Hán và chống chính quyền trung ương Trung Quốc, hoặc đả phá dân thiểu số Hồi giáo Uighur, hoặc kêu gọi đoàn kết dân tộc.
Quan điểm chống chính quyền
Một số email gửi về cho bbcchinese.com không nêu tên viết rằng:
Nguyên nhân bạo động xuất phát từ cơ chế chính trị ở Trung Quốc
Một ý kiến của người TQ
"Nguyên nhân bạo động xuất phát từ cơ chế chính trị ở Trung Quốc. Nếu cứ như thế này thì sẽ còn nhiều vụ xảy ra nữa, và sẽ sớm xảy ra ly khai,"
Hoặc "Cứ mỗi lần xảy ra bạo động, chính quyền Trung Quốc lại chụp cho người dân cái mũ ‘không biết sự thật’. Sự thật lớn nhất ở Trung Quốc là nếu anh mưu cầu quyền công dân của mình công khai thì anh vào tù, anh là một đối tượng của nhà chức trách, chứ không phải là công dân."
"Khi tôi đến dạy ở Tân Cương, tôi đã bị nhà trường cảnh báo là phải tránh xa người Uighurs. Hòa đồng sắc tộc ở Trung Quốc là thế đấy,"
"Suy cho cùng, đây không phải là mâu thuẫn sắc tộc mà là một cuộc chống đối chính quyền chuyên chế."
Hoặc "Nếu nhà nước có thể giữ chính quyền theo luật (nhà nước pháp trị) thì bạo động sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu chỉ áp bức thôi thì cuối cùng sẽ có chuyện tức nước vỡ bờ."
Quan điểm phê phán thiểu số
Các điện thư này nhắm thẳng vào nhóm Hồi giáo Tân Cương hoặc người thiểu số nói chung:
"Người Uighur làm bậy! Biểu tình không thể đạt được gì chỉ bằng giết chóc người Hán. Đấy không phải là biểu tình hòa bình! Đấy là khủng bố."
Hoặc: "Người Uighur ở đâu cũng tạo ấn tượng xấu. Chính sách của chúng tôi đối với họ là chịu đựng nhưng họ
"Nhiều người Uighurs là dân ăn cắp ăn trộm – cũng là do nhà nước nhân nhượng. Tôi nghĩ nhà nước nên siết chặt pháp luật chống khủng bố và chống ly khai lên Tân Cương và rút lui tất cả các đặc ân đặc quyền dành cho dân tộc thiểu số Uighur."
Chính quyền đã nhịn dân tộc thiểu số quá lâu
Một ý kiến từ TQ
"Tôi là người Hán nhưng lớn lên ở Tân Cương. Hồi còn nhỏ, tôi đã bị bọn con nít Uighur ăn hiếp vô cớ. Tính hiếu chiến của họ nằm trong máu, trong mối thù hằn của họ đối với chúng tôi."
"Vấn đề chỉ đơn giản như thế này: chính quyền đã nhịn dân tộc thiểu số quá lâu rồi,"
"Nhất là người Uighur, họ là những người ấu trĩ không thể chịu cảnh bị làm ngơ dù một lúc. Tôi biết một vài người. Họ là lũ man di mọi rợ."
Quan điểm đoàn kết dân tộc
Ý thức được cả nước Trung Hoa có hàng chục dân tộc khác nhau, dòng quan điểm này nhắm tới điểm chung là đề phòng phong trào ly khai (phân liệt chủ nghĩa):
"Trung Quốc là một quốc gia trên thế giới. Bất cứ hành động ly khai nào cũng là phản quốc. Bất cứ dân tộc thiểu số cũng nên đoàn kết dưới lá cờ Trung Quốc và qua đó thể hiện họ thuộc về đất nước này."
"Hãy nói KHÔNG với bất cứ chủ nghĩa ly khai nào!
Quốc gia Trung Hoa muôn năm!"
Hoặc: "Chúng ta không nên tiếp tay cho bất cứ luận điệu ly khai nào. Hãy giữ tư duy trong sáng trước truyền thông hải ngoài nhắm vào khiêu khích mâu thuẫn dân tộc ở Trung Quốc."
SOURCE
BBC Vietnamese

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

Chuyến đi của Obama sang Nga: Một thành công hơn dự tính


Trần Thị Sông Dinh , Jul 06, 2009

Photo courtesy: APCali Today News – Hôm thứ hai, theo giờ của Nga, TT Obama đã gặp và trao đổi với TT Nga là Medvedev về nhiều vấn đề quan trọng giữa hai bên, và đã đạt được nhiều tiến bộ một cách bất ngờ và to lớn, chứng tỏ khả năng ngoại giao của TT Obama trên quốc tế về các vấn đề quan trọng.Khi ngồi xuống với TT Nga Dmitry Medvedev tại điện Kremlin, TT Obama nói: “Mỹ và Nga có với nheu nhiều điêåm tương đồng hơn là dị biệt.” Và cả hai vị TT này đều muốn sữa lại các mối quan hệ bị tổn hại trong quá khứ.“Hai bên bàn tất cả các vấn đề quan hệ giữa hai quốc gia, đóng lại một số trang của quá khứ và mở ra một số trang của tương lai”, ông Dmitry Medvedev nói như thế qua một thông dịch viên.Cơ sở mới mà TT Obama tạo ra có thể ảnh hưởng ngay đến những vấn đề mà Obama cần như Mỹ cần Nga giúp: ép Iran và Bắc Hàn từ bỏ tham vọng nguyên tử, chống khủng bố và chống sự hâm nóng địa cầu và hợp tác kinh tế.Cả hai bên cũng sẽ bàn đến hiệp ước kiểm soát vũ khí START sẽ hết hiệu lực vào tháng 12 này. Ngoài ra, Nga cũng cho phép Hoa Kỳ sử dụng không phận của Nga để tiếp vận cho chiến trường Afghanistan hiện nay và cuộc chiến chống khủng bố nói chung.Ngoài ra, hai bên cũng hợp tác để tìm binh sĩ mất tích từ đệ nhị thế chiến đến nay, các vấn đề y tế công cộng.Cả hai bên cũng bàn đến chuyện lá chắn phòng thủ tên lửa tại Aâu châu mà TT Bush thúc đẩy mạnh và hiện đang được TT Obama xem xét lại. Nga phản ứng nặng chuyện này.Ngoài chuyến sang Nga dự thượng đỉnh lần này, TT Obama bay sang Ý gặp đức Giáo Hoàng và sẽ đọc bài diễn văn tại Ghana, Phi châu.Khi đến Nga, TT Obama cũng đã đến đặt vòng hoa oơ đài Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ Vô Danh.Trần Thị Sông Dinh
source
Calitoday

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

Bạo động tại Tân Cương


Bạo động tại Tân Cương

Người biểu tình đã đốt cháy nhiều xe cộ
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay ít nhất 140 người chết và hơn 800 người bị thương trong cuộc bạo động bùng phát tại thủ phủ khu tự trị Tân Cương Urumqi.
Con số này lớn hơn hẳn con số ba người chết Tân Hoa Xã đưa trước đó.
Hãng thông tấn nhà nước TQ cũng nói hàng trăm người đã bị bắt trong cuộc bạo động nổ ra hôm Chủ nhật.
Tân Hoa Xã nói cảnh sát đã ổn định lại trật tự sau khi đám đông biểu tình tấn công người qua đường và đốt cháy xe cộ.
Chính quyền nói rằng các phần tử ly khai sắc tộc Uighur tại hải ngoại đã khơi gợi cuộc bạo động nhằm vào người Hán.
Trong khi đó, giới Uighur hải ngoại thì nói cảnh sát đã bắn không phân biệt vào cuộc biểu tình ôn hòa.
Các nhà hoạt động dân chủ và nhân chứng nói những người tham gia bạo động là người thiểu số Uighur theo Hồi giáo. Nhà chức trách đã ban hành giới nghiêm trong đêm tại Urumqi.
'Âm mưu của nước ngoài'
Tân Cương có khoảng tám triệu người Uighur, một bộ phận dân sắc tộc này muốn tách khỏi Trung Quốc.
Một nhân chứng không nêu danh tính nói với hãng thông tấn Reuters: "Bắt đầu là khoảng vài trăm người nhưng sau đó có thể lên tới khoảng 1.000 tham gia biểu tình".
Tân Hoa Xã nói người biểu tình được trang bị dao, gạch đá và gậy gộc, họ đã đập vỡ cửa kính xe hơi, cửa hiệu và đụng độ với lực lượng an ninh.
Chính phủ nói cảnh sát đang ổn định lại trật tự và sẽ bắt tất cả những ai vi phạm.
Các nhóm người Uighur thì tuyên bố cuộc biểu tình bắt bạo động của họ đã bị nhà cầm quyền đàn áp.
Chính quyền Tân Cương nói rằng bà Rebiya Kadeer, một thương gia và là thủ lĩnh người Uighur hiện đang lưu vong tại Hoa Kỳ, là người đứng đằng sau vụ bạo động.
Tân Hoa Xã trích một thông cáo của chính quyền viết: "Điều tra bước đầu cho thấy bạo động là do nhóm ly khai Liên đoàn Uighur Toàn cầu do Rebiya Kadeer đứng đầu tổ chức".
Thông cáo cũng cho rằng bạo động được "bắt đầu và chỉ đạo từ bên ngoài".
Phóng viên BBC Quentin Sommerville từ TQ cho hay Tân Cương, khu đông người Hồi giáo, là địa bàn đã xảy ra nhiều lộn xộn.
Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát tại Tân Cương và bác bỏ yêu sách đòi độc lập của người Uighur.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền tại khu vực này.
Trong một phúc trình ra hồi đầu năm, bộ này nói tình trạng "đàn áp văn hóa và tôn giáo" đối với người thiểu số Tân Cương đã gia tăng
SOURCE
BBC Vietnamese

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Bắc Hàn thiếu lương thực 'trầm trọng'



Bắc Hàn thiếu lương thực 'trầm trọng'

Bắc Hàn hay trải qua cảnh thiếu lương thực.
Cơ quan chuyên trợ giúp lương thực của LHQ cho hay Bắc Hàn đang thiếu lương thực một cách “trầm trọng”, đặc biệt là trẻ em.
Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới, WFP, tại Bắc Hàn nói do thiếu ngân khoản, cơ quan của ông không có đồ phân phát cho nhiều triệu người Bắc Hàn, hiện đang trong cảnh đói kém.
Giám đốc Torben Due nói WFP đã không nhận thêm ngân khoản trợ giúp nào, kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hỏa tiễn hồi tháng Năm,
Ông nói Bắc Hàn cũng cấm cơ quan ông dùng nhân viên nói tiếng Triều.
Và nói thêm Bắc Hàn không giải thích tại sao họ có hành động như vậy.
Ông Due cho các phái viên tại Bắc Kinh hay WFP chỉ nhận được 15% số tiền họ kêu gọi quốc tế đóng góp. Cơ quan này muốn có 504 triệu USD để mua lương thực cho Bắc Hàn.
Do vậy WFP buộc phải giảm bớt hoạt động cứu trợ. Thay vì trợ giúp trên 6 triệu người, nay họ chỉ giúp được 2,27 triệu.
Vòng xoáy độc ác
Bắc Hàn phụ thuộc vào trợ giúp lương thực từ Trung Quốc, và Nam Hàn. Và một số cơ quan cứu trợ khác. Hoạt động cứu trợ lương thực dành cho Bắc Hàn bắt đầu từ thập niên 1990, khi ấy mất mùa và thiếu lương thực làm cho nhiều trăm ngàn người chết.
Là cơ quan cứu trợ nhân đạo, chúng tôi cần quan tâm đến nhu cầu của người dân
Torben Due - WFP
Các vụ mưa lũ gần đây và Nam Hàn ngưng chương trình trợ giúp phân bón đã giảm sản lượng lương thực một cách đáng kể.
Ông Due nói: "Dù Bắc Hàn đang vào mùa thu hoạch, nhưng sản lượng rất nhỏ, hoàn cảnh như vậy đã làm cho nhiều người gặp khó khăn.
Ông Due nói trẻ em đặc biệt bị tác động nặng nề của chuyện thiếu thực phẩm.
"Đối với trẻ em, đây là điều nguy hiểm vì chúng không có đủ dinh dưỡng để phát triển.
"Chúng tôi chứng kiến số trẻ em phải đi nhà thương nhiều hơn vì suy dinh dưỡng.”
Ông miêu tả ‘vòng xoáy tàn bạo’ khi trẻ em thiếu dinh dưỡng lớn lên, bị còi cọc với hệ miễn nhiễm bị suy yếu, khi sanh con, con cái của họ sức khỏe sẽ yếu.
Kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân ngày 25 tháng Năm, kêu gọi trợ giúp lương thực cho Bắc Hàn của WFP đã không nhận được cam kết nào.
Ông Due cho hay: "Tôi hiểu phần nào tại sao các nước cấp viện lại có thái độ ngập ngừng.”
source
BBC Vietnamese