Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Nga bị loại khỏi G8


Nga bị loại khỏi G8


Nga bị loại khỏi G8

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.
REUTERS/Doug Mills/Pool
Ngày 24/3/2014, tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh nhất trí trừng phạt Nga sáp nhập Crimée. Bảy cường quốc công nghiệp phát triển quyết định huỷ hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2014 tại Sotchi. G8 sẽ được thay thế bằng thượng đỉnh G7 họp tại Bruxelles, không có Nga.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, giữa tổng thống Mỹ và các đồng sự Canada, Đức, Ý, Pháp, Anh, Nhật.
Trước cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng nên loại trừ vĩnh viễn Nga ra khỏi nhóm G8 gồm 7nước công nghiệp phát triển cộng với Nga. Tuy nhiên chủ đề này không được đề cập.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius bình luận việc hoãn thượng đỉnh G8 « có thể là một trong những động thái có ý nghĩa nhất bởi vì nó cho thấy tất cả các nước đó không chấp nhận sự sáp nhập Crimée như là sự việc đã rồi ».
Các nước phương Tây, ngoài ra, cam kết sẽ có những biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng hơn với Nga, nếu Tổng thống Putin tiếp tục đe doạ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Trước cuộc họp G7 này, Ngoại trưởng Serguei Lavrov đã cố giảm thiểu tác động của việc Nga bị đẩy ra ngoài cuộc. Ông Lavrov đã có một động tác được đánh giá là cởi mở tại La Haye khi chấp nhận gặp tay đôi với người đồng sự Ukraina Adrii Dechtchitsa. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất của hai nước kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina.
Điện Kremlin đã lên tiếng. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga vẫn muốn giữ tiếp xúc với các nước G8 ở mọi cấp. Phát ngôn viên Dmitri Peskov khẳng định việc chấm dứt tiếp xúc với Nga trong khuôn khổ G8 sẽ gây thiệt hại cho nước Nga và cả các nước khác.
source
TreDepOnline

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Úc xác nhận tín hiệu được phát hiện phù hợp với tín hiệu máy bay mất tích


Cập nhật lúc: 4/6/2014 3:29:58 PM
Úc xác nhận tín hiệu được phát hiện phù hợp với tín hiệu máy bay mất tích


Một binh sĩ hải quân Úc đang ngồi trên trực thăng S-70B-2 Seahawk vừa cất cánh từ tàu HMAS Toowoomba (Úc) để bay đi tìm chiếc máy bay MH370 mất tích. Photo Courtesy: Reuters
  
Chính quyền Úc đã xác nhận sự tương đồng về những tín hiệu với máy bay mất tích MH370 mà tàu của Trung Quốc mới vừa phát hiện. Tuy nhiên, cả thủ tướng Úc và Bộ trưởng quốc phòng đều tỏ ra thận trọng về nhận định trên.

Theo công ty hàng không Honeywell, đơn vị sản xuất các hộp đen trên chiếc máy bay mất tích, thì bộ phát tín hiệu âm thanh dưới nước của cả thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay đều hoạt động ở tần số này.

Trong khi đó Cựu tư lệnh không quân Úc Angus Houston, người đứng đầu Trung tâm điều phối các cơ quan hỗn hợp (JACC), thì xác nhận những đặc điểm của tín hiệu được phía Trung Quốc thông báo “phù hợp với hộp đen máy bay”.

Ông Houston nhận định rằng cho dù đã phát hiện một số vật thể màu trắng nổi trên mặt nước, cách khu vực phát hiện tín hiệu khoảng 90km, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác nhận rằng các tín hiệu và vật thể đó có liên quan tới máy bay mất tích.

Thủ tướng Úc Tony Abbott thì cho biết ông “hy vọng” một cách thận trọng, bởi đây là “chiến dịch tìm kiếm khó khăn nhất trong lịch sử loài người”. Ông còn nói các lực lượng đang phải vật lộn với những khó khăn khi phải tìm kiếm một chiếc máy bay ở đáy một vùng biển rất sâu, trong một khu vực tìm kiếm rất rộng lớn.
 source
TiViTuanSan
Cuộc tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào khu vực rộng 216.000 km2 trên Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth của Úc chừng 2000 km về phía Tây Bắc.