Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009

Sau khi “lạc lối ngắn hạn”, TT Barack Obama bị “ép” quay trở lại “đường xưa lối cũ”


Sau khi “lạc lối ngắn hạn”, TT Barack Obama bị “ép” quay trở lại “đường xưa lối cũ”, trong lúc đó ý kiến của dư luận gần như không thay đổi dù có phản đối mạnh tại các cuộc họp phố
Đào Nguyên source Bloomberg.com, Aug 18, 2009
Photo courtesy: AP" src="http://www.calitoday.com/directory/getdata.asp?about_id=440af13a129e9645f6a1c7b791eb94d1-1" border="0" height="302" hspace="10" vspace="10" width="400">
Bênh và chống kế hoạch cải tổ y tế

Photo courtesy: AP

Cali Today News – Mấy ngày qua, từ ngày chủ nhật, chính phủ Barack Obama tỏ ra “quờ quạng” trong hướng đi cải tổ bảo hiểm y tế của Hoa Kỳ. Đứng trước sự chống đối quyết liệt của chính phủ, sự giận dữ đến phẩn nộ của công chúng Hoa Kỳ, và những cuộc lộn xộn xảy ra tại các cuộc họp khu phố (town hall meeting), ông Obama và bộ trưởng y tế Sebelius đã loan báo là chính phủ có thể bỏ yếu tố “public option” (yếu tố chính phủ trực tiếp điều hành, kiểm soát và lãnh đạo một hệ thống y tế toàn dân, hoạt động song hành với hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân đang hiện hữu tại Hoa Kỳ) nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của đảng Cộng Hòa và làm dịu bớt tình hình căng thẳng trong công chúng.

Đây thật sự là sự chuyển hướng khá bất ngờ của chính phủ Obama so với cả một tiến trình dài mà ông và phe của ông quyết liệt đấu tranh, vận động và thuyết thục cho cuộc cải tổ có “public option” như độc giả Cali Today từng nghe nói.
Thế nhưng, ngay sau đó, lập tức, ông Obama bị tấn công nặng nề ngay trên “sân nhà” – có nghĩa là từ những nhà lập pháp Dân Chủ từng ủng hộ ông ta.

Chỉ 24 giờ sau, vào chiều thứ hai, TT Obama và nội các của ông liên tiếp khẳng định rằng TT Obama vẫn tiếp tục vận động cho “public option”, trái với những lời mà nội các của ông đã tuyên bố vào hôm chủ nhật.

Thứ ba 18/8, TT Obama ngày càng bị chính đảng Dân Chủ cảnh cáo là “chớ có xa rời chuyện chính phủ kiểm soát đường lối cải tổ y tế”, vì nếu không, các dân biểu Dân Chủ sẽ tẩy chay dự án này ở Hạ Viện.

Trong lá thư gửi cho bộ Trưởng Y Tế và Dịch Vụ Nhân Đạo K. Sebelius, nhóm 83 nhà lập pháp Dân Chủ của Congressional Progressive Caucus nhận định: “Lấy ra khỏi dự án cải tổ y tế quyền kiểm soát của chính phủ là một sai lầm nghiêm trọng” (a grave error).

Ngoài ra họ cũng nhắc lại nội dung lá thư ngày 30 tháng 7 gửi cho bà N. Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện, trong đó có đoạn: “bất cứ dự luật nào không có kế hoạch của chính phủ điều hành và kiểm soát bảo hiểm y tế là không sao chấp nhận được”.

Các nhà lập pháp Dân Chủ hoàn toàn bác bỏ nhận định của Bộ Trưởng Sebelius ngày 16/8 khi bà nói là “quyền kiểm soát của chính phủ không phải là yếu tố căn bản” trong kế hoạch cải tổ y tế của chính phủ đưa ra.

Bà Pelosi cho là “chính sự kiểm soát của chính phủ mới là giải pháp tối ưu để hạ phí tổn, cải thiện phẩm chất y tế, bảo đảm sự chọn lựa cho công chúng và gia tăng mức độ bảo hiểm.”

Phát ngôn nhân tòa Bạch Ốc là Robert Gibbs nói quan điểm của chính phủ không thay đổi và phản ứng của báo chí là quá đáng về những gì bà Sebelius phát biểu.

Thứ ba 18/8, ông Robert Gibbs nói: “TT Obama muốn việc chính phủ kiểm soát chương trình là một lựa chọn cho dân chúng. Chính phủ ủng hộ kế hoạch có “sự lựa chọn (choice) và cạnh tranh (competition)” trong vấn đề cải tổ y tế”.

Vào ngày hôm nay, bà Nancy Pelosi khẳng định một lần nữa là “public option” là “best option” (sự chọn lựa tốt nhất).

Trong lúc đó, theo thăm dò của NBC vừa công bố ngày hôm nay, thứ ba, thì dư luận quần chúng không mấy thay đổi trong thời gian qua dù có những phản đối mạnh mẽ tại nhiều cuộc họp phố (town hall meetings).

Theo thăm dò nói trên của NBC thì mức ủng hộ của công chúng đối với kế hoạch cải tổ y tế hiện là 41%, không thay đổi so với tháng trước. Số cho rằng cải tổ y tế của ông ta là tốt chiếm 36%, trong lúc đó 42% cho là cải tổ y tế là ý kiến tồi tệ, cũng giống như tháng trước. Không thay đổi gì.

Tuy nhiên, bản thăm dò trên cũng cho thấy là con số người Mỹ tin là cải tổ y tế sẽ cải thiện hơn đối với họ tăng từ 21% đến 24%. 40% tin là y tế đối với họ tồi tệ hơn qua kế hoạch của TT Obama, cũng không thay đổi so với tháng trước.

62% cho rằng họ không thay đổi ý nghĩ về kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama dù các cuộc phản đối diễn ra thế nào đi nữa.

Những quan niệm ngộ nhận diễn ra lan tràn như 55% số người quan niệm là kế hoạch cải tổ y tế sẽ cung cấp y tế cho những di dân lậu hay 45% nghe là kế hoạch cải tổ y tế sẽ cho phép chính quyền quyết định khi nào thì nên chấm dứt chăm sóc y tế cho người lớn tuổi.

Cả hai điều này không đúng (untrue) và đó là kết quả của sự ngộ nhận và xuyên tạc gây ra, như truyền hình NBC cho biết.

Ủng hộ cho kế hoạch bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành nhằm cạnh tranh với các công ty bảo hiểm tư nhân đã giảm xuống chút ít từ 46% xuống còn 43%.

Đào Nguyên source Bloomberg.com
source
Calitoday

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Cải cách quân đội Nga gặp khó khăn



Giàu hơn, mạnh hơn, kiêu hãnh hơn: tháng Năm 2008, nước Nga khôi phục truyền thống diễu binh trên Quảng trường Đỏ.

Cuộc diễu binh 2008 diễn ra vài tháng trước khi Nga đánh Gruzia

Ba tháng sau, quân lực nước này tràn vào Gruzia. Chiến tranh kéo dài chưa đầy một tuần. Có vẻ đó là chiến thắng ấn tượng và nhanh gọn cho quân đội Nga.

Hồ nghi nhanh chóng xuất hiện.

Christopher Langton, nhà nghiên cứu về xung đột tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) ở London, nói:

"Có một số thất bại làm người ta bất ngờ, khi ta thấy cách thể hiện của quân đội Nga."

"Đặc biệt trong không quân: họ để mất bảy máy bay trước hệ thống phòng không chẳng phải quá phát triển của Gruzia, và điều đó làm nhiều người ngạc nhiên."

Khiếm khuyết

Có những khiếm khuyết khác, thậm chí cơ bản hơn.

Alexander Golts, phóng viên quân sự từ ngày Liên Xô xâm lăng Afghanistan 30 năm trước, nhặt ra ví dụ về một sĩ quan cao cấp không thể truyền đi mệnh lệnh.

"Viên tướng này yêu cầu một phóng viên đứng gần cho ông ta mượn điện thoại di động, chỉ để ra lệnh cho bên dưới."

"Các đài phát thanh quân đội Nga nói chung là vô dụng khi vào núi."

Nay đã rõ đó không phải là chiến dịch hoàn toàn thành công như mô tả ban đầu của quân Nga.

Bộ Quốc phòng Nga không trả lời yêu cầu phỏng vấn của BBC, nhưng phát biểu tại một buổi họp báo trước lúc kỷ niệm cuộc chiến, phó chỉ huy tham mưu trưởng của quân Nga cũng thừa nhận những yếu kém.

Ông Anatoly Nogovitsyn nói: "Dĩ nhiên, quân Nga tham gia cuộc xung đột này đã chứng tỏ không phải cái gì cũng ổn cả. Trước tiên, có những vấn đề kỹ thuật."

Cải cách

Các chính khách và vị tướng đều nhận ra phải cải thiện hơn nữa.

Ông Golts kể: "Ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt, Bộ Quốc phòng tăng tốc cải cách mạnh mẽ nhất từ 50 năm qua."

Có nhiều vấn đề đằng sau sự hào nhoáng

"Cuộc chiến chứng tỏ quân đội Nga vẫn dũng mãnh, nhưng cổ điển. Họ không thể đáp ứng thách thức của hiện đại hóa."

Những thách thức đó vượt lên trên việc hiện đại hóa khí cụ đơn thuần.

Dù hồi thập niên 1990 đã có ý tưởng rằng quân Nga sẽ trở thành lực lượng chuyên nghiệp, nhưng đến giờ Nga vẫn phải dựa vào chế độ cưỡng bách tòng quân.

Cuộc sống của những quân nhân có thể bẩn thỉu, tàn bạo và ngắn ngủi - ngay cả trong thời bình. Năm 2008, 471 lính Nga đã chết trong các vụ không hề dính dáng tới giao chiến.

Gần một nửa số này là tự sát.

Đe dọa từ Nato?

Masha Lipman, chuyên gia về xã hội Nga ở Trung tâm Carneige ở Moscow, nêu bật vấn nạn "đầu gấu" trong quân ngũ.

Bà nói những ai có thể trốn quân ngũ thì tìm cách trốn, thậm chí hối lộ, "nhưng những ai buộc phải đi lính thì thường là dân không có học, ở tỉnh, nhà nghèo, đôi khi thiếu ăn, thậm chí rất yếu ớt."

Ngôn từ chính thống ở Nga thì không tập trung vào vấn đề này mà lại nói tới đe dọa từ Nato.

Cuộc chiến năm ngoái tại Gruzia không phải là chiến thắng hoàn hảo

Đồng thời, chương trình cải tổ được tăng tốc từ chiến dịch tháng Tám năm ngoái ở Nam Ossetia lại dự báo sẽ giảm nhiều lính.

Ông Golts giải thích: "Chúng tôi có 350.000 người ở cấp sĩ quan. Bộ quốc phòng muốn giảm xuống còn 150.000."

Nhìn theo hướng này, ông bác bỏ các tuyên ngôn của các lãnh đạo Nga rằng đất nước đối diện đe dọa từ Nato.

Khoảng cách giữa ngôn từ và thực tế cũng bắt gặp khi người ta thấy có chia rẽ giữa chính khách và các tướng lĩnh.

Giới chính khách muốn thực thi thay đổi. Nhiều người trong giới tướng tá không nhiệt tình như thế. Christopher Langton tin rằng chuyện này đe dọa cơ hội cải tổ.

Ông giải thích: "Hiện nay, tổng thống và bộ trưởng quốc phòng đang bắt đầu tiến hành cải cách."

"Nhưng dĩ nhiên ở Nga, nó phải đi kèm với đầu tư cho quốc phòng, và mức đầu tư nay bị ảnh hưởng vì một nền kinh tế không tăng trưởng nhanh."

"Vì thế có một số khó khăn rất lớn cho chương trình cải tổ."

Nga vẫn sở hữu kho hạt nhân đáng gờm. Như thế nước này vẫn là cường quốc quân sự.

Nhưng nếu ta nhìn thấu qua các buổi duyệt binh và tuyên ngôn của chính khách, ta sẽ thấy một định chế gặp khó khăn vì những vấn đề khí cụ, đạo đức và bất mãn.

-------------------------------------------------------------------

source

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Ảnh vệ tinh hé lộ bí ẩn Bắc Hàn



Ảnh vệ tinh hé lộ bí ẩn Bắc Hàn

Bắc Hàn là một trong những nước bí ẩn nhất thế giới. Các công dân nước này không được ra nước ngoài và hầu như không được liên lạc với các du khách tới thăm nước này. Số ít du khách tới Bắc Hàn thường chỉ được đưa đến một vài địa điểm định trước và hầu như chẳng mấy khi được tới các nơi khác.

Tuy nhiên, nhờ có các hình ảnh vệ tinh và internet, thế giới bí ẩn của Bắc Hàn đang dần lộ ra. Bài viết này giới thiệu một loạt các tấm ảnh cho thấy nhiều khía cạnh của thế giới bí mật Bắc Hàn mà người ngoài hiếm khi được nhìn thấy.

Khu gia đình nhà ông Kim

Tấm hình này cho thấy khu nhà của giới cấp cao ở phía bắc Bình Nhưỡng. Người sáng lập ra nhà nước Bắc Hàn, Kim Nhật Thành, sống tại đây và được biết con trai ông ta, Kim Chính Nhất - lãnh đạo hiện nay của nước này - cũng có nhà ở đây. Cùng với các căn nhà lớn và vườn được chăm sóc tốt, có cả bể bơi bên góc trái với cầu trượt nước.

Kim Chính Nhất

Kim Chính Nhất

Bên ngoài tấm hình này, có vẻ như khu nhà có đường tàu riêng dẫn đến một đường hầm chạy ở bên dưới. Là một người quan sát Bắc Triều Tiên lâu năm, tiến sĩ Hazel Smith nói khó có thể biết được ông Kim Chính Nhất sống ở đâu, vì ngoài những khi xuất hiện trước công chúng, các hoạt động của ông ta hầu như nằm trong vòng bí mật.

Bà Smith nói: “Tấm hình này giống một số khu nhà ngoại giao mà tôi từng xem, cũng có các bể bơi. Người trong đảng thường sống trong thành phố, trong khi khu vực này rõ ràng nằm ngoài thành phố, vì có rất nhiều cây cối ”.

Có thể nhìn thấy cầu trượt nước bên tay phải bể bơi

Curtis Melvin, một kinh tế gia người Mỹ chuyên thu thập các tấm hình vệ tinh Bắc Hàn, nói rằng các nguồn tin trong nước khẳng định đây là khu vực mà ông Kim Chính Nhất sử dụng. Ông nói: “Có những ngôi nhà như thế này ở mọi nơi. Có lúc, ông ta có nhà ở mọi tỉnh. Có rất nhiều nhà như vậy ở dọc bờ biển nữa. Đa phần các con đường đẹp ở đất nước này đều dẫn tới cổng các khu nhà như vậy”.

Đối với đa phần trong 23 triệu dân Bắc Hàn, cuộc sống nhìn chung rất khổ cực. Nền kinh tế nước này sụt giảm nghiêm trọng vào thập niên 1990 sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ ở mọi nơi.

Mặc dù kinh tế cho đến nay đã phục hồi phần nào nhờ sự hợp tác rộng hơn với Nam Hàn và một số cải cách nhỏ về thị trường, chất lượng sống và sản lượng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mức độ của những năm 1990. Một yếu tố nữa kìm hãm sự phát triển kinh tế là một phần lớn GDP được tiêu dùng cho quân sự.

Nhà máy bia Taedongang

Khu nhà không mấy đẹp đẽ này là nhà máy bia Taedongang ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng. Nó từng có thời là nhà máy bia Ushers ở Trowbridge ở Anh.

Cánh cổng hình thù lạ dẫn vào nhà máy bia

Cánh cổng hình thù lạ dẫn vào nhà máy bia

Người ta mua lại từ chủ nhà máy vào năm 2000, sau đó một nhóm các kỹ sư Bắc Hàn và Anh Quốc tháo dỡ các thiết bị và nhà xưởng ngay tại Anh và gửi bằng đường tàu biển về Bắc Hàn. 18 tháng sau, nhà máy hoạt động tại Bắc Hàn, nhưng thay vì sản xuất loại bia ale truyền thống của Anh, nhà máy này giờ sản xuất nhiều loại bia lager.

Tiến sĩ Smith từ đại học Cranfield nói: “Giống người Nhật, người Bắc Triều Tiên thích uống bia. Nhưng bị cấm vận nên người ta không có đủ các thành phẩm chính để làm bia. Họ dùng những đồ thứ phẩm của vụ mùa để sản xuất bia. Không có gì bị lãng phí ở đây cả”.

Curtis Melvin nói ông phát hiện ra nhà máy bia này “sau khi một du khách gửi một tấm hình cổng ra vào trông rất khác. Chụp từ trên không, trông nó giống chữ M lớn, và tôi tìm ra xuất xứ từ một tấm hình của một nhà xuất bản chính thống”.

Các thùng ủ bia bên trong nhà máy

Ông nói loại bia lager mà ông uống tại Bình Nhưỡng “cũng có đủ mùi vị”, nhưng các loại bia khác thì không được như thế.

“Bia Ryesong uống rất ghê, rõ ràng có vị kim loại. Ở thủ đô, người ta uống rất nhiều loại bia nhưng ở các khu nông thôn bên ngoài, họ thích các đồ uống có cồn truyền thống”.

Truyền hình Bắc Hàn gần đây chiếu một đoạn quảng cáo bia Sông Đại Đồng. Được gọi là “Niềm tự hào của Bình Nhưỡng”, quảng cáo này chiếu cảnh các phụ nữ trẻ mặc đồ Triều Tiên truyền thống mang các khay bia tới phục vụ những người đàn ông mang Âu phục. Ông Kim Chính Nhất thăm nhà máy bia này vào năm 2002, khi ông “chứng kiến bia chất lượng cao chảy không ngừng trong một lúc lâu”, theo lời hãng thông tấn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Trang trại nuôi đà điểu

Đây là hình chụp vệ tinh một trang trại nuôi đà điểu gần Bình Nhưỡng. Trang trại này nằm trong lịch trình du lịch chính thức, nhưng không rõ đây chỉ là một trang trại riêng lẻ hay nó nằm trong một mạng lưới các trang trại tương tự.

Đà điểu

Bắc Hàn bắt đầu nuôi đà điểu sau nạn đói thập niên 1990

Bà Hazel Smith nói: “Ai cũng biết về các trại nuôi đà điểu. Bắc Hàn cho rằng họ có thể kiếm tiền từ đà điểu. Chính phủ chưa bao giờ khoe khoang về chuyện này, do vậy, tôi nghi là họ nuôi không tốt lắm”.

Curtis Melvin nói ông phát hiện ra địa điểm sau khi nhìn thấy một tấm hình của trang trại trong một ấn bản chính thức của Bắc Hàn. Ông nói Bắc Hàn bắt đầu nuôi đà điểu trong nạn đói hồi những năm 1990, khi khoảng 500 ngàn đến 1 triệu người Bắc Hàn bị cho là đã chết đói.

Bắc Hàn tiếp tục chịu cảnh thiếu lương thực lớn do các vấn đề về kinh tế, đất đai canh tác hạn chế và thiếu máy móc nông nghiệp cũng như năng lượng. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc ước tính gần 9 triệu người vẫn đang cần viện trợ lương thực.

Tháp Chủ Thể

Đây là tháp Chủ Thể, tại trung tâm Bình Nhưỡng. Tháp này cao 170m và là một trong các danh thắng chính tại thủ đô. Ngay trước ngọn tháp là một bức tượng 30m điển hình kiểu Cộng sản, với nông dân mang liềm, công nhân mang múa và một nhân vật thứ ba là “trí thức lao động” mang bút.

Tháp Chủ Thể nhìn từ mặt đất

Tháp Chủ Thể nhìn từ mặt đất

Tiến sĩ Smith nói: “Đây là khu vực rất đẹp. Điện trên đỉnh ngọn tháp được tắt đi vào lúc 10h đêm, khi mọi người đi ngủ vì họ dậy sớm và dĩ nhiên là cần tiết kiệm điện. Rất nhiều người tới đây vào thứ Bảy và Chủ Nhật. Khu vực này ngay cạnh con sông, nơi mọi người có thể câu cá và tới thư giãn vào buổi chiều”.

Kim Chính Nhất được chính thức ghi nhận là đã thiết kế ngọn tháp này, mặc dù mức độ tham gia của ông ta đến đâu thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngọn tháp được đặt theo tên của chủ thuyết chính trị Chủ Thể của bố ông ta, dựa trên các điểm chính là tự cung tự cấp, cô lập hóa, thuyết truyền thống Triều Tiên và chủ nghĩa Marx-Lenin.

Ngọn tháp được đặt thẳng với tượng Kim Nhật Thành trên đồi Mansu ở bờ đối diện của con sông. Curtis Melvin nói: “Quang cảnh trông không thể tin được”. Ông có dịp chứng kiến các chuẩn bị cho lễ duyệt binh truyền thống vào tháng Mười hồi năm 2005. Trong chuyến đi đó, ông kể đã chụp ảnh trước các bức hình khổng lồ của Kim Chính Nhất và bố ông ta, nhưng sau bị đuổi đi “bởi một trong số những người phụ trách huấn luyện”.

Tượng Kim Nhật Thành

Đây là tượng đài tưởng niệm người sáng lập nhà nước Bắc Hàn, Kim Nhật Thành: một bức tượng đồng khổng lồ cao 20m. Bức tượng đứng trên đồi Mansu trở thành một điểm thu hút rất nhiều khách du lịch. Khi người Bắc Hàn tới trước bức tượng, họ thường cúi đầu và để lại hoa để tỏ lòng kính trọng.

Một gia đình Bắc Hàn chụp ảnh trước tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành

Hai bên bức tượng là hai tấm bảng đá khổng lồ phỏng hình hai lá cờ. Một là lá cờ Bắc Hàn, cái kia là cờ đảng Lao động Triều Tiên. Trang trí ở phần trụ của kiến trúc này là khoảng 200 bức tượng đồng gần bằng khổ người thật về các nhân vật anh hùng trong quân đội cũng như dân sự. Đằng sau là Bảo tàng Cách mạng Triều Tiên.

Được dựng lên vào năm 1972 nhằm kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của Kim Nhật Thành, bức tượng này ban đầu được mạ vàng, nhưng sau đó lớp vàng được bỏ đi, được biết là do Trung Quốc yêu cầu. Trung Quốc vốn là nước cấp viện chính cho Bắc Hàn. Các bức tượng tương tự, mặc dù không lớn bằng, được dựng lên tại hơn 70 thành phố chính tại Bắc Hàn.

Hiện mới chỉ có một bức tượng ông con Kim Chính Nhất. Các ngọn đèn chiếu sáng bức tượng này từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng mỗi ngày. Được biết người ta còn xây các hầm ngầm để cất những bức tượng này trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

---------------------------------------------------

source

BBC Vietnamese

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Hai phóng viên được trả tự do về đến Mỹ


Euna Lee (trái) và Laura Ling gặp lại gia đình

Hai phóng viên cuối cùng cũng được đoàn tụ với gia đình

Hai phóng viên người Mỹ được Bắc Hàn trả tự do đã gặp lại gia đình họ khi về tới Los Angeles.

Laura Ling và Euna Lee được ân xá sau khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton có chuyến thăm tới Bình Nhưỡng.

Hai nữ phóng viên bị kết tội đã vào lãnh thổ Bắc Hàn bất hợp pháp vào tháng Ba năm nay, và sau đó bị kết án 12 năm lao động khổ sai.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, khen ngợi ông Clinton đã có “nỗ lực nhân đạo phi thường” và nói ông hi vọng các gia đình đoàn tụ sẽ có thời gian tốt đẹp trong những ngày tới.

Nói chuyện tại Kenya, vợ ông Clinton là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chào đón hành động này, nhưng nói nó sẽ không ảnh hưởng gì tới các cuộc thương lượng đang bị bế tắc quanh chương trình nguyên tử của Bắc Hàn.

Bà Clinton nói tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn là tùy thuộc vào Bình Nhưỡng.

‘Chấm dứt ác mộng’

140 ngày qua là thời gian khó khăn nhất và đau lòng nhất trong cuộc đời chúng tôi

Laura Ling

Hai nữ phóng viên rời Bắc Hàn trên chuyến chuyên cơ về Los Angeles với ông Clinton, sau khi lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Chính Nhất, đưa ra lệnh ân xá đặc biệt cho họ.

Chiếc máy bay hạ cánh xuống sân bay Burbank tại Los Angeles ngay trước 6h sáng giờ địa phương (13hGMT) vào sáng nay, thứ Tư.

Kìm nén những giọt nước mắt sau khi được đoàn tụ với gia đình, Laura Ling đã nói thay mặt cho hai phóng viên, mô tả sự ngạc nhiên và vui mừng của họ khi bất ngờ được đưa đến gặp ông Clinton ở Bắc Hàn.

“Chúng tôi quá sốc. Nhưng chúng tôi cũng biết ngay là cơn ác mộng cuối cùng cũng chấm dứt”.

Cám ơn ông Clinton và nhân viên, Laura Ling nói hai người giờ đây muốn có một thời gian “riêng, yên tĩnh” với gia đình và nói họ biết ơn Bắc Hàn đã ân xá.

Cô Ling nói: “140 ngày qua là thời gian khó khăn nhất và đau lòng nhất trong cuộc đời chúng tôi”.

Hai phóng viên này bị lính biên phòng Bắc Hàn bắt khi họ đang quay video về người tị nạn Bắc Hàn cho Current TV, là công ty truyền hình mạng có trụ sở tại California, do chính cựu phó Tổng thống của ông Clinton là Al Gore đứng đầu.

Chuyến thăm của cựu Tổng thống Bill Clinton tới Bắc Hàn không được cả Washington lẫn Bình Nhưỡng báo trước.