Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Baghdad


Dân chúng Iraq vui mừng khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi BaghdadTrần Thị Sông Dinh , Jun 29, 2009

Photo courtesy: APCali Today News – Quân đội Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi Baghdad vào ngày hôm nay thứ hai, tạo ra niềm vui trong dân chúng Iraq và họ hy vọng rằng sự chiếm đóng quân sự của ngoại quốc sẽ kết thúc sau 6 năm kể từ khi tấn công vào Iraq để lật đổ tổng thống Saddam Hussein.Các binh sĩ Iraq diễn hành khắp đường phố Iraq trong các chiến xa của Hoa Kỳ chế tạo, phủ quốc kỳ Iraq, hoa, ca hát, nhảy muá, và nói rằng việc quân Mỹ rút ra khỏi Baghdad là một thắng lợi.Quân đội Hoa Kỳ phải rút ra khỏi các trung tâm thành phố Iraq vào giữa đêm vào thứ ba theo hiệp ước an ninh song phương, mà theo hiệp ước này, Hoa Kỳ phải rút toàn bộ quân số ra khỏi Iraq vào năm 2012.Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài là Bryan Whitman cho biết còn lại 30 căn cứ sẽ được giao lại, và có khoảng 130 ngàn quân còn đồn trú ở Iraq.Nói chuyện với quân đội, thủ tướng Iraq là Nuri al-Maliki nói rằng “Chủ quyền của chúng ta đã bắt đầu,… chúng ta hãy tiến về phía trước để xây dựng một nhà nước hiện đại, và thụ hưởng một nền an ninh mà chúng ta đã đạt được.”Nhiều dân chúng Iraq quan ngại rằng phiến quân sẽ lợi dụng cơ hội rút quân của Hoa Kỳ để mở ra các đợt tấn công.Nhiều người dân Iraq kể cả trẻ, gìa, nam lẫn nữ chờ đợi ngày 30 tháng 6, ngày quân đội Hoa Kỳ rút quân, như ngày đám cưới của mình. Một người lưu vong từ Ai Cập trở về và nói rằng “Đây là bằng chứng dân Iraq có khả năng kiểm soát nền an ninh trong nội địa Iraq.”Chính phủ Iraq đã tuyên bố ngày 30 tháng 6 là quốc lễ, “Ngày Chủ Quyền của Quốc Gia”.Trần Thị Sông Dinh
SOURCE
Calitoday

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

Cái chết của Neda làm chấn động thế giới


Cái chết của Neda làm chấn động thế giới, trở thành lời kêu gọi xuống đường của người Iran, và sự đối đầu tại Iran mang “tinh thần Thánh tử đạo”Jun 22, 2009

Photo courtesy: AFPCali Today News – Cuộc biểu tình vào ngày thứ bảy vừa qua tại Iran và sự đàn áp của cảnh sát, quân đội Iran đã để lại nhiều hình ảnh thảm khốc, mà cái chết của cô gái trẻ Neda đã trở thành tiếng gọi thức tỉnh của lương tâm nhân loại.Theo ngôn ngữ Farsi, Neda có nghĩa là lời kêu gọi (the call), hay tiếng nói (the voice) và trong trường hợp này, cái chết của cô trở thành lời kêu gọi cho người dân Iran vùng lên đòi dân chủ, là tiếng nói của một lớp người bị đàn áp bởi chính quyền độc tài.Trong số nhiều hình ảnh và video clips được phát chuyển đi ra thế giới, một cuốn video cho thấy một cô gái trẻ bị bắn vào tim, máu phọt ra miệng, chảy khắp mặt và người, rồi trút những hơi thở cuối cùng trong cảnh máu chảy xối xả, khiến mọi người trên thế giới xúc động đến tận cùng.Người con gái đó được gọi là Neda, nhưng các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới chưa xác nhận được tên đầy đủ, hoàn cảnh cô bị bắn… Một người gần bên thu được những đoạn ngắn video này. Neda mặc quần jeans bị bắn gục ngả trên đường phố. Theo một bản tin trên một blog, thì cô Neda theo bố xuống đường biểu tình ôn hòa và bị quân đội Basiji nổ súng bắn trúng.Một người đứng gần cô đã dùng camera trên cell phone thu lại những hình ảnh này, một blogger vô danh đã đưa lên mạng Newsvine.com, và ngay sau đó được đưa lên mạng lưới YouTube và rồi lên CNN. Dân chúng Iran trở thành những “nhà truyền thông” quan trọng, đóng góp vào những bản tin và những hình ảnh, vì truyền thông ngoại quốc bị cấm đưa tin, cấm hoạt động,…Hình ảnh về cái chết của cô Neda trở thành đề tài chính trên mạng lưới Twitter ngay tối thứ bảy và cả ngày chủ nhật tại Iran, và trên khắp thế giới.Một blogger đã viết như sau: “Neda, ojala que tu muerte no sea en vano" (Neda, tôi hy vọng rằng cái chết của em sẽ không vô ích). Hay: “Rip Neda, Thế giới thương tiếc cho em khi nhìn thấy em trút hơi thở cuối cùng, em không chết một cách vô ích. Chúng tôi nhớ đến em.”Trong mỗi cuộc chiến tranh, trong mỗi sự kiện lịch sử, thường có những tấm ảnh để đời, tiêu biểu cho sự kiện ấy… Cái chết của Neda trở thành một hình ảnh tiêu biểu cho khao khát dân chủ của người trẻ Iran, và đồng thời cho thấy mức tàn bạo của chế độ độc tài Iran…Hình ảnh chết của Neda có thể làm xoay chuyển cục diện, trở thành động cơ thúc đẩy người Iran tiếp tục xuống đường… Cô được xem là “Thánh tử đạo”, một khái niệm thiêng liêng, một danh hiệu thần thánh quan trọng thứ hai trong niềm tin của Hồi giáo. Thánh tử đạo trong Hồi giáo kích thích người dân một cách dữ dội, mà cuộc cách mạng Hồi giáo vào năm 1979 thành công cũng nhờ vào đó, cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 8 năm của Iran với 120 ngàn người chết cũng nhờ vào nó,… Nhiều thành phố lớn của Iran có đền Thánh Tử đạo… hay nghĩa trang Thánh Tử Đạo… Thánh tử đạo đầu tiên của Hồi giáo Shiite chính là Hussein, cháu nội của nhà tiên tri Mohammed. Ông ta nói rằng “Thà chết đi trong công cuộc đấu tranh với bất công còn hơn là sống với sự bất công…”Vào thế kỷ thứ 7, Hussein và một nhóm khoảng 100 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã chiếm triều đại Umayyad ở Karbala, một thành phố cổ đại ở Mesopotamia ngày nay ở Iraq. Họ biết là họ sẽ bị giết. 14 thế kỷ sau, ngôi mộ của Hussein tại Karbala là một trong hai đền thờ Shiites thiêng liêng nhất, mà hàng triệu người Hồi giáo Shiite hành hương thăm viếng mỗi năm. Mỗi năm vào dịp lễ Ashura thiêng liêng, người Hồi giáo Shiite diễn lại vở kịch thánh tử đạo của Hussein đầy cảm xúc thiêng liêng của người Hồi giáo.Chính vì thánh tử đạo Hussein mà các cuộc nổi dậy chống độc tài trở thành truyền thống của người Hồi giáo Shiite. Thật như thế, xuống đường phản kháng và thánh tử đạo được đông đảo người Hồi giáo xem là nghĩa vụ đối với Thượng Đế. Và chính vì thế, không có nơi nào trên hành tinh này, thánh tử đạo được xem trọng như tại Iran vì Iran là quốc gia có giáo dân Hồi giáo Shiite đông nhất trên thế giới.Trong quá khứ, các nhà cách mạng đã khai thác tối đa niềm đam mê sâu sắc về thánh tử đạo, cũng như lịch cầu nguyện tang lễ của người Shiite để thúc đẩy cuộc đấu tranh đối đầu với Shah Mohammed Reza Pahlavi và họ đã thành công. Và cái chết của Neda và nhiều người khác, và họ đã được phong trở thành “Thánh tử đạo”, chính quyền độc tài hiện nay của Iran sẽ đứng trước những hậu quả tàn khốc…
Trần Thị Sông Dinh
SOURCE
Calitoday

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Mỹ khám xét chiếc tàu đầu tiên của Bắc Hàn ngoài khơi


Mỹ khám xét chiếc tàu đầu tiên của Bắc Hàn ngoài khơi
Jun 18, 2009
để lục soát. Photo courtesy: AP" src="http://www.calitoday.com/directory/getdata.asp?about_id=9869c6af1fc0e40e759e59475fa5e29c-1" vspace="10" width="400" border="0" height="256" hspace="10">
Tàu Bắc Hàn Kang Nam bị chận đứng
để lục soát. Photo courtesy: AP

Cali Today News – Quân đội Hoa Kỳ đã theo dõi chiếc tàu ra khơi từ Bắc Hàn, có thể chở vũ khí bất hợp pháp và đây là chiếc tàu đầu tiên bị theo dõi theo nghị quyết trừng phạt mới của LHQ đối với quốc gia này.

Chiếc tàu này là trường hợp can thiệp thử nghiệm đầu tiên mà Mỹ áp dụng khi thực hiện nghị quyết trừng phạt của LHQ mà Bắc Hàn đã tuyên bố rằng bất cứ trường hợp ngăn chận và lục soát đối với bất kỳ tàu nào của Bắc Hàn đều bị Bắc Hàn xem là “hành động tuyên chiến” đối với Bắc Hàn.

Chiếc tàu này mang cờ Bắc Hàn, tên là Kang Nam, rời hải cảng của Bắc Hàn vào ngày thứ tư, và cho đến ngày thứ năm, tàu này ra biển Thái Bình Dương, ngoài hải phận của Trung Cộng.

Tàu này chở gì thì chưa rõ, nhưng vẫn chịu sự thi hành của nghị quyết trừng phạt của LHQ nhắm vào Bắc Hàn.

Thống đốc Mike Mullen, Chủ tịch Liên Quân, không xác nhận chuyện này trong một cuộc họp báo, tuy thế ông ta nói: “Chúng tôi có ý định áp dụng mạnh mẽ Nghị quyết 1874 của Hội Đồng Bảo An LHQ, và nếu những tàu loại này không cho phép lục soát thì chiếc tàu có thể bị ép cập vào một hải cảng nào đó.”

Nếu quốc gia chủ tàu từ chối cho lục soát chiếc tàu, thì chiếc tàu sẽ bị ép vào một hải cảng nào đó phù hợp, để cho chính quyền địa phương khám xét như nghị quyết của LHQ quy định.

Nếu quốc gia chủ tàu từ chối việc dẫn độ chiếc tàu đến hải cảng nào đó cho chính quyền sở tại kiểm soát, thì có nghĩa là quốc gia đó có thể sẽ bị LHQ áp đặt lệnh trừng phạt.

Trần Thị Sông Dinh


Page 1 of 1
source
Calitoday